Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sức mạnh làm chủ bản thân (thơ)

05/09/202408:11(Xem: 1656)
Sức mạnh làm chủ bản thân (thơ)


hoa_sen (19)

Sức mạnh làm chủ bản thân.

Phật dạy phương pháp “Nhẫn Nhục”

để đối trị lòng sân hận!

Đấy cũng là

phẩm chất đạo đức thể hiện của con người,

Chịu đựng bức bách, hủy hoại mà vẫn mỉm cười

Với tâm an tịnh, thong dong

phá được mọi ưu tư phiền não (1)



Đạo hành kham nhẫn, lại có thể giúp chuyển hoá!

Kỹ năng thanh cao hướng thượng của tâm linh

Chứng tỏ năng lực tu tập,

kiểm soát tha thứ bao dung có nơi mình,

Khi vượt khỏi sức nóng bức của dòng sông lửa sân hận



Đến từ hai loại Sanh nhẫn và Pháp Nhẫn (2)

Mà trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khó khăn

Biết bình tĩnh chấp nhận, giải toả cảm xúc trào dâng

Đối phó thích hợp với xung đột, ôn hòa giải quyết

Để khi thời gian trôi qua, nhìn lại không hối tiếc!



Thấy rõ rằng

“Nhẫn nhục” là sức mạnh làm chủ bản thân (3)

Tự nhủ được gặp

nghịch hạnh Bồ tát, lại càng phải tri ân

Và mọi thứ tai họa biến thành phúc lạc !

Dù cho đối đầu vài lời nói mất kiểm soát! (4)

Huệ Hương

-------


(1) Hai câu đối nơi chùa Từ Đàm -Huế

Một chút giận, hai chút tham,

Lận đận suốt đời ri cũng khổ.

- Trăm lần nhịn, ngàn lần lành

Thong dong tất dạ thế mà vui.

(HT Thích Thiện Siêu)

(2) Phật dạy Nhẫn có hai loại: một là nhẫn với tất cả chúng sanh, hai là nhẫn trong mọi hoàn cảnh, danh từ Phật giáo gọi là Sanh Nhẫn và Pháp Nhẫn.

1. Sanh Nhẫn: Gồm có 2:

a. Đối với người dù thân hay sơ, ta đều khởi tâm cung kính, tôn trọng. Ta thường nhường nhịn mà không chấp trách sân hận, cho dù họ khó tánh, có những ngôn ngữ thô tục khiêu khích, có những cử chỉ ngang ngược đối với ta.

b. Đối với các loài vật, dù nhỏ như ruồi, muỗi, sâu kiến… làm cho chúng ta khó chịu nhưng không bao giờ khởi tâm tức giận giết hại ta cần có một tình thương rộng lớn, một sự chịu đựng cao độ, một lòng tha thứ rộng rãi.

2-Pháp Nhẫn: cũng có 2:

a. Đối với cảnh bên ngoài như: gió, mưa, nóng, lạnh, đói, khát, già, bệnh, chết chóc… ép bức thân thể ta đau đớn khó chịu mà ta vẫn thản nhiên không bực tức, không than thở, không quở trời trách đất.

b. Đối với tự tâm, khi tiếp xúc với những cảnh buồn rầu tủi hổ ta yên lặng chịu đựng đã đành, trái lại gặp những cảnh vui vẻ vinh dự cũng vẫn bình tĩnh thản nhiên, thất bại không chán nản, thành công không kiêu hãnh.

(3) chương 15 kinh Viên giác

Có vị Sa môn hỏi Đức Phật: "Điều gì là mạnh nhất? Điều gì là sáng nhất?" Đức Phật dạy: "Nhẫn nhục là mạnh nhất vì không chứa ác tâm nên tăng sự an ổn. Nhẫn nhục là không ác, tất được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận, không còn dấu vết gọi là sáng nhất, nghĩa là tất cả sự vật trong 10 phương, từ vô thỉ thuở chưa có trời đất cho đến ngày nay không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe, đạt được Nhất thiết trí, như vậy được gọi là sáng nhất".

(4) “Lời nói không là dao,

Sao cắt lòng đau nhói?.

Lời nói không là khói,

Sao khóe mắt cay cay?

Lời nói không là mây,

Sao đưa ta xa mãi?

Sao không suy nghĩ lại?

Nói với nhau nhẹ nhàng.




hoa_sen (21)



Đừng biết quá nhiều


“ Lòng con người giống như một con đường, càng so đo tính toán, sẽ càng trở nên chật hẹp, càng khoan dung độ lượng sẽ càng rộng mở thênh thang .

Vì thế

Đừng vận dụng sự thông minh

vào những chuyện không cần thiết !

Đừng quá tính toán , đừng quá khoe khoang

Cũng đừng quá tử tế, có lúc gặp sự bẻ bàng

Cần phải có một điểm dừng, và đặt ra giới hạn (1)

Đây là tóm tắt lại những gì trong email bạn


Và trả lời bằng điều đã học những năm qua

Hạnh phúc là để cảm nhận , không phải để ba hoa

Nếu việc nghĩ đã nhiều, nhưng ….

không mở gút thắt trong lòng thì buông xuống!

Cũng như tu lâu mà không tiến bộ, hãy chuyển hướng

Công danh để cống hiến, không phải để cống cao

Sống để trải nghiêm thử thách vượt được những chắn rào

Không phải để hơn thua,

mà để nhận sự chân thành khi giao tiếp !


Nếu thời gian dài…

không tìm thấy niềm vui thì nên cương quyết

Áp dụng bốn phép tính trong suốt cuộc đời (2)

Chỉ có cơ hội này mới rèn luyện giảm bớt chơi vơi

Hãy “Tự Nhận Thức và Phát Triển Cá Nhân”mới…

phát triển sự linh hoạt trong các mối quan hệ !

Đừng làm người sở đắc kiến thức mà không có trí tuệ !


Huệ Hương


_____


(1) tử tế không có nghĩa là kiên nhẫn không giới hạn

Có câu “1Không gì ngu ngốc bằng nỗ lực cho những thứ không đáng”

(2) Hãy tự viết 4 phép tính cho cuộc đời mình

Cộng thêm niềm vui trừ đi buồn tủi

Chia sẻ nỗi đồng cảm, nhân lên bản tính kiên cường

Thương mình thêm chút nữa , cuộc đời sẽ ngát hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2021(Xem: 6396)
Ta mãi mãi kẻ lữ hành đơn độc, Bước xuống thuyền nương theo ánh trăng soi, Ngược dòng đời, chèo từng nhịp khoan thai, Không chờ đợi cũng chẳng hề nôn nóng. Dòng nước trong dưới ánh trăng soi bóng, Chiếc thuyền con đang đưa đẩy nhịp nhàng, In bóng hình người lữ khách cô đơn, Đường vạn dăm vẫn còn xa vời vợi…
28/04/2021(Xem: 5571)
Ngẫm cuộc nhân sinh khẽ mĩm cười Thi đàn xướng họa bốn mùa chơi Phiên trà nghĩa kết hương còn đọng Tiệc bút duyên trao mộng chửa rời Sóng gợn dòng Thu vầng nguyệt toả Đêm chìm giấc Hạ mãnh tình khơi Bao phen giũa chợ đời dong ruổi Vẫn giữ thân danh vẹn kiếp người!
27/04/2021(Xem: 7558)
Ông già quyết chí học thiền Tu hành tinh tấn nơi miền phương xa Đâu còn thiết đến cửa nhà Nên trao người cháu đứng ra thay mình
27/04/2021(Xem: 5880)
Chàng trai Phật tử thuận thành Lâu nay buồn chuyện gia đình mãi thôi Vì cha chàng tuổi cao rồi Vẫn ham làm việc suốt đời liên miên
27/04/2021(Xem: 6022)
Thấy đời bể khổ trầm luân Vui trong huyễn mộng, say bừng cơn mê Hôm qua lạc nẽo đường về Đi trong ảo vọng say mê bóng trần Ta bà một kiếp phù vân Tham sân si hận tấm thân khổ sầu Cuộc đời tựa chiếc bóng câu Thoáng qua vụt tắt còn đâu kiếp người Trăm năm cõi tạm ai ơi Gặp nhau duyên phận để rồi xa nhau
26/04/2021(Xem: 14003)
Đức Chuẩn Đề (1) vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu. Mười sáu tháng ba âm lịch, vía lễ thực thi (2) Ngài thường thuyết giảng Kinh Đà La Ni, Nguyện cầu tất cả trong Thế gian, Xuất thế gian đều thành tựu ... Khi nhìn biểu tượng Ngài ...khiến tâm tự nhủ (3) Uy lực từ bi vô biên với quần sanh Trí tuệ vĩ đại ...tay thứ chín ..Bát Nhã kinh Nguyện noi gương Bồ tát Long Thọ đọc 7 lần thần chú (4) Nam Mô Phật Mẫu Chuẩn Đề Đại Bồ Tát
23/04/2021(Xem: 9657)
Ai nghe Diệu pháp liên hoa Cũng bằng người ở đường xa mới về Pháp hoa Ngài nói nhiều ghê Khai thị ngộ nhập dạy bề chúng sanh Pháp hoa là pháp chân thành Ví dụ, Hóa thành mùi hương nhiều cây Ai nghe uống thuốc lời Thầy Nhờ có uống thuốc bệnh này bình an Người con phải có khôn ngoan Bỏ cha chạy mất không nhòm cục phân
20/04/2021(Xem: 19582)
Kính bạch chư Tôn Đức, Thưa chư Pháp hữu, nhân mùa Phật Đản PL 2565, Viên Giác Tùng Thư Đức Quốc có ấn hành Đặc San Văn Hóa Phật Giáo chủ đề Chuyển hóa Khổ đau để chào mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni lần thứ 2645. Đặc San năm nay (lần thứ ba) được sự góp mặt của 50 văn thi sĩ và 3 họa sĩ trong và ngoài nước. Chúng tôi kính gởi đến quý Trang Nhà để nhờ phổ biến rộng rãi đến mọi độc giả gần xa. Độc giả muốn mua sách in có thể đặt trực tiếp trên mạng toàn cầu Amazon: https://www.amazon.de/gp/product/1716272939/ref=dbs_a_def_rwt_bibl_vppi_i7 Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật Kính Mail Nhóm Chủ Biên Phù Vân - Nguyên Đạo - Nguyên Minh
17/04/2021(Xem: 5782)
Sắc chẳng khác không, không nào khác sắc Sắc tức là không, "sắc không" đồng nhau Không ấy chẳng sanh, cũng chẳng diệt đâu Cho nên sắc ấy nào có sanh diệt
17/04/2021(Xem: 6334)
Dòng sông in bóng hàng dừa Chim kêu dẫn lối vào chùa tịnh yên Rồi kia: Phổ Tế cửa thiền Vùng quê Lư Cấm thân quen gốm nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]