Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sức mạnh làm chủ bản thân (thơ)

05/09/202408:11(Xem: 1405)
Sức mạnh làm chủ bản thân (thơ)


hoa_sen (19)

Sức mạnh làm chủ bản thân.

Phật dạy phương pháp “Nhẫn Nhục”

để đối trị lòng sân hận!

Đấy cũng là

phẩm chất đạo đức thể hiện của con người,

Chịu đựng bức bách, hủy hoại mà vẫn mỉm cười

Với tâm an tịnh, thong dong

phá được mọi ưu tư phiền não (1)



Đạo hành kham nhẫn, lại có thể giúp chuyển hoá!

Kỹ năng thanh cao hướng thượng của tâm linh

Chứng tỏ năng lực tu tập,

kiểm soát tha thứ bao dung có nơi mình,

Khi vượt khỏi sức nóng bức của dòng sông lửa sân hận



Đến từ hai loại Sanh nhẫn và Pháp Nhẫn (2)

Mà trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khó khăn

Biết bình tĩnh chấp nhận, giải toả cảm xúc trào dâng

Đối phó thích hợp với xung đột, ôn hòa giải quyết

Để khi thời gian trôi qua, nhìn lại không hối tiếc!



Thấy rõ rằng

“Nhẫn nhục” là sức mạnh làm chủ bản thân (3)

Tự nhủ được gặp

nghịch hạnh Bồ tát, lại càng phải tri ân

Và mọi thứ tai họa biến thành phúc lạc !

Dù cho đối đầu vài lời nói mất kiểm soát! (4)

Huệ Hương

-------


(1) Hai câu đối nơi chùa Từ Đàm -Huế

Một chút giận, hai chút tham,

Lận đận suốt đời ri cũng khổ.

- Trăm lần nhịn, ngàn lần lành

Thong dong tất dạ thế mà vui.

(HT Thích Thiện Siêu)

(2) Phật dạy Nhẫn có hai loại: một là nhẫn với tất cả chúng sanh, hai là nhẫn trong mọi hoàn cảnh, danh từ Phật giáo gọi là Sanh Nhẫn và Pháp Nhẫn.

1. Sanh Nhẫn: Gồm có 2:

a. Đối với người dù thân hay sơ, ta đều khởi tâm cung kính, tôn trọng. Ta thường nhường nhịn mà không chấp trách sân hận, cho dù họ khó tánh, có những ngôn ngữ thô tục khiêu khích, có những cử chỉ ngang ngược đối với ta.

b. Đối với các loài vật, dù nhỏ như ruồi, muỗi, sâu kiến… làm cho chúng ta khó chịu nhưng không bao giờ khởi tâm tức giận giết hại ta cần có một tình thương rộng lớn, một sự chịu đựng cao độ, một lòng tha thứ rộng rãi.

2-Pháp Nhẫn: cũng có 2:

a. Đối với cảnh bên ngoài như: gió, mưa, nóng, lạnh, đói, khát, già, bệnh, chết chóc… ép bức thân thể ta đau đớn khó chịu mà ta vẫn thản nhiên không bực tức, không than thở, không quở trời trách đất.

b. Đối với tự tâm, khi tiếp xúc với những cảnh buồn rầu tủi hổ ta yên lặng chịu đựng đã đành, trái lại gặp những cảnh vui vẻ vinh dự cũng vẫn bình tĩnh thản nhiên, thất bại không chán nản, thành công không kiêu hãnh.

(3) chương 15 kinh Viên giác

Có vị Sa môn hỏi Đức Phật: "Điều gì là mạnh nhất? Điều gì là sáng nhất?" Đức Phật dạy: "Nhẫn nhục là mạnh nhất vì không chứa ác tâm nên tăng sự an ổn. Nhẫn nhục là không ác, tất được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận, không còn dấu vết gọi là sáng nhất, nghĩa là tất cả sự vật trong 10 phương, từ vô thỉ thuở chưa có trời đất cho đến ngày nay không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe, đạt được Nhất thiết trí, như vậy được gọi là sáng nhất".

(4) “Lời nói không là dao,

Sao cắt lòng đau nhói?.

Lời nói không là khói,

Sao khóe mắt cay cay?

Lời nói không là mây,

Sao đưa ta xa mãi?

Sao không suy nghĩ lại?

Nói với nhau nhẹ nhàng.




hoa_sen (21)



Đừng biết quá nhiều


“ Lòng con người giống như một con đường, càng so đo tính toán, sẽ càng trở nên chật hẹp, càng khoan dung độ lượng sẽ càng rộng mở thênh thang .

Vì thế

Đừng vận dụng sự thông minh

vào những chuyện không cần thiết !

Đừng quá tính toán , đừng quá khoe khoang

Cũng đừng quá tử tế, có lúc gặp sự bẻ bàng

Cần phải có một điểm dừng, và đặt ra giới hạn (1)

Đây là tóm tắt lại những gì trong email bạn


Và trả lời bằng điều đã học những năm qua

Hạnh phúc là để cảm nhận , không phải để ba hoa

Nếu việc nghĩ đã nhiều, nhưng ….

không mở gút thắt trong lòng thì buông xuống!

Cũng như tu lâu mà không tiến bộ, hãy chuyển hướng

Công danh để cống hiến, không phải để cống cao

Sống để trải nghiêm thử thách vượt được những chắn rào

Không phải để hơn thua,

mà để nhận sự chân thành khi giao tiếp !


Nếu thời gian dài…

không tìm thấy niềm vui thì nên cương quyết

Áp dụng bốn phép tính trong suốt cuộc đời (2)

Chỉ có cơ hội này mới rèn luyện giảm bớt chơi vơi

Hãy “Tự Nhận Thức và Phát Triển Cá Nhân”mới…

phát triển sự linh hoạt trong các mối quan hệ !

Đừng làm người sở đắc kiến thức mà không có trí tuệ !


Huệ Hương


_____


(1) tử tế không có nghĩa là kiên nhẫn không giới hạn

Có câu “1Không gì ngu ngốc bằng nỗ lực cho những thứ không đáng”

(2) Hãy tự viết 4 phép tính cho cuộc đời mình

Cộng thêm niềm vui trừ đi buồn tủi

Chia sẻ nỗi đồng cảm, nhân lên bản tính kiên cường

Thương mình thêm chút nữa , cuộc đời sẽ ngát hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2019(Xem: 10523)
Trăm Câu Hiếu Hạnh (Tặng chị Bùi Thị Đề, ngày chị thọ tang thân phụ.) Rưng rưng nến lệ nhỏ tràn Khói hương quyện mối tâm tang thở dài. Đón cha: gỗ ướp thi hài Phủ thân con: áo sô gai lạnh đời. Mầu liễn đối treo nơi nhà cũ, Vách tường xưa nhớ chủ đeo tang.
25/06/2019(Xem: 8160)
Có đôi lúc nửa đường ...dừng chân bước Ngơ ngác nhìn ...đã đúng dấu chân xưa? Độc hành ...độc bộ từ sớm đến trưa, Kinh sách nặng ....vì lòng tham chất chứa !
24/06/2019(Xem: 14549)
Nhận được tập thơ VỀ NGUỒN, tập thơ thứ 7 của thầy Minh Đạo gởi tặng, tôi rất thích vội ghi ngay vài cảm nhận về cách nhìn những hiện tượng trong đời sống qua thiền vị mà Thầy đã thể hiện trong tập thơ. Tiện đây tôi xin giới thiệu vài nét về Thầy, mặc dù biết ý Thầy thích sống lặng lẽ, không muốn nói về mình… Trong lĩnh vực thư pháp (chắc nhiều người đã biết), thầy có phong thái riêng, với nét bút bay lượn đặc trưng không lẫn với ai cả… Trong hội họa với trên 100 bức tranh còn lại trong không gian tĩnh lặng nhà Thầy sau những lần triển lãm và hình như Thầy chuyên vẽ về thủy mặc, có phong cách nhẹ nhàng, uyển chuyển…Còn trong lĩnh vực thi ca Thầy viết nhiều đề tài, đa số theo thể thơ Đường luật …
23/06/2019(Xem: 7878)
NHỚ MỘT CUNG ĐÀN. Chạnh nhớ về Minh Hồ, Minh Đăng, Mai Quang Trí, Bao năm xuôi ngược quê người Mấy mùa sương tuyết phận đời pha phương Qua rồi cái thuở nhiễu nhương Se lòng hạt bụi còn hương quê nhà.
23/06/2019(Xem: 6411)
Kính tặng độc giả 4 trang mạng lớn cuả Phật Giáo Hải Ngoại: Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen và Hoa Vô Ưu và Chánh Pháp. Phật độ hết cả mọi người Xin đừng phân biệt cho đời bất an Độ ta mà không độ nàng Chỉ là hý luận hý bàn mua vui
22/06/2019(Xem: 6023)
Đời ta danh lợi chẳng màng Cơm canh hai bữa an nhàn thế thôi Con đường hành thiện nào vơi Thong dong ngày tháng sống đời bình yên
22/06/2019(Xem: 11204)
Những Bài Thơ Nguyện Học Hạnh Thiên Nhiên Poems of Vowing to Practice the Virtues of Nature By Thích Trừng Sỹ Nguyện học hạnh của ĐẤT Ôm ấp vô số vật Bao dung, rộng lượng thay Nâng đỡ thế gian này.
21/06/2019(Xem: 30476)
Trong năm 2018 Chùa Viên Giác đã tổ chức Lễ Kỷ Niệm 40 năm thành lập Chùa Viên Giác (1978-2018) và 40 năm thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (1978-2018). Sang năm 2019, Chùa sẽ tiếp tục tổ chức Lễ Kỷ Niệm 40 năm thành lập Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Đức (1979-2019) và 40 năm xuất bản báo Viên Giác (1979-2019).
20/06/2019(Xem: 7274)
Tôi mơ ước một ngày khi nằm xuống Lòng nhẹ nhàng chẳng muốn bận tâm ai Hãy xem tôi như mây trắng lượn bay Đừng đưa tiễn kết hoa thêm tốn kém.
19/06/2019(Xem: 7177)
TRỘM VÀNG Hai thương gia nọ từ lâu Ở cùng một chỗ cạnh nhau bán hàng Một người buôn bán bạc vàng Một người bông vải. Hai chàng thảnh thơi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]