Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cố Gắng Thực Tập Tốt Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế)

16/08/202408:24(Xem: 1868)
Cố Gắng Thực Tập Tốt Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế)

kieu tran nhu

CỐ GẮNG THỰC TẬP
TỐT BỐN CHÂN LÝ TỨ DIỆU ĐẾ

(phần 1)

Tâm Lương Đào Mạnh Xuân









Đọc, sàng lọc lấy điều hay.
Thực hành chí thiết, mong thay đổi đời.
            Phước lành hồi hướng về nơi.
Quê hương Cực Lạc: cuối đời vãng sanh.
***************************************
Những câu thơ dưới đây lấy ý từ đường dẫn:
https://quangduc.com/a12779/phan-ii-bai-1-bon-chan-ly-tu-dieu-de-
I-Định nghĩa
Tứ diệu đế là Hán dịch từ chữ Phạn Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, cao quý, mầu nhiệm; Satya là Đế, là sự thật, là chân lý. Tứ diệu đế còn được gọi là Tứ chân đế, Tứ thánh đế, Bốn chân lý mầu nhiệm.
 
1- Khổ đế (Dukkha): là thực trạng đau khổ của con người.
2- Tập đế (Samudaya): là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
3- Diệt đế (Nirodha): là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau.
4- Đạo đế (Magga): là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau.
***
Lấy ý từ phần trên, chuyển thành thơ 9 chữ như sau:
Khổ đế: thực trạng đau khổ của chúng sanh.
Tập đế: nguồn gốc đã tạo thành khổ đau.                                   
Diệt đế: sự chấm dứt thống khổ, ưu sầu.
Đạo đế : thực hành dứt khổ đau, lụy phiền.
***
II- Nội dung Tứ diệu đế:
1)- Khổ đế: là thực trạng đau khổ của con người.
 
Con người luôn có xu hướng kiếm tìm hạnh phúc.
Cốt thoát khổ, lại không hiểu bản chất khổ đau.
Vậy nên không tìm được lối thoát thực sự đâu.
Càng tìm hạnh phúc, càng gặp biết bao buồn phiền.
***
1a)- Về phương diện vật chất:
 
Khổ: một cảm giác khó chịu, bức xúc, đớn đau.                                                                   
Có thân nên có khổ, chẳng ai đâu khác mà.                                                              
Bệnh tật khốn khổ vô cùng trong đời người ta.                                                                     
Sự tan rã thể xác: khổ thật là lớn lao.
***
1b)- Về phương diện tâm lý:
 
Khổ đau do không toại ý, không vừa lòng v.v…                                                      
Người mình thương, muốn gần, lại không được gì.                                                              
Muốn tiền tài, danh vọng,..cứ vụt qua đi.                                                                  
Cuộc đời cứ vậy, như khinh khi ta hoài.
***
2)- Tập đế: là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
 
Phiền não tụ hội thành năng lực tạo khổ đau.                                                                        
Đây chính là nguồn gốc các nỗi đau đời người.                                                                    
Khi nhận thức bản chất của khổ rõ ràng rồi,                                                                         
Ta mới có thể đoạn tận lần hồi sầu đau.
***
Nguyên nhân khổ, chính là THAM ÁI bám luôn.
Không thỏa mãn dục lạc, tâm thường rứt ray.
Vô minh: nguyên nhân sâu sắc cho điều này.
Nên đối tượng lạc thú hàng ngày khó xa.
***
Từ đó lầm tưởng “TÔI” quan trọng hàng đầu.
Là thực, cần thỏa mãn nhu cầu mới yên.
Nhưng đời đâu dễ ước muốn là được liền.
Không đáp ứng: thống khổ triền miên suốt đời.
***
Chấp Thủ dính mắc vào cái khó thoát ra.
Như muốn mình đẹp, ngày càng già xấu hơn.
Thất vọng, sinh khổ lụy, thù hận, giận hờn.
Chấp thủ nguyên nhân của khổ buồn, vô minh.
***                                                                                                                                                     
Không phải ai cũng mang bệnh “chấp thủ” đâu.                                                                               
Nếu có cái nhìn tích cực, “TÔI” sao hoành hành.
Họ không bị phiền não, dục vọng vây quanh.
Tâm an lạc, cuộc sống yên lành đến ngay.
***
3)- Diệt đế: là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau.
 
Diệt đế: chấm dứt hay dập tắt não phiền.                                                                              
Là nguyên nhân đưa đến triền miên khổ sầu.                                                                        
Chấm dứt rồi, đưa đến hạnh phúc dài lâu.                                                                             
Phải cố tu được vậy, ngõ hầu lạc an.                                                                                     
***
 Hạnh phúc tương đối:
 
Hạnh phúc khi bạn đã lắng dịu lòng THAM.                                                            
Những lo âu, sợ hãi, bất an giảm liền,                                                                                   
Thân tâm thanh thản, đầu óc tỉnh hơn lên.                                                                
Thấy vấn đề đơn giản, rộng lượng hơn trước nhiều.
Những tư tưởng chấp thủ, không bị quấy rầy.                                                                       
Nên ngọn lửa phiền muộn bớt gây rối lòng.                                                              
Tâm ý ta trầm tĩnh, sáng suốt hơn thường,                                                                
Nhận thức hiện tượng chính xác hơn trước nhiều.                                                    
***
Thân tâm chuyển hóa: phép lạ đã hiện ra:                                                                 
Ứng xử khiêm tốn, độ lượng và bao dung.                                                                
Với tài sản, danh vọng,... thanh thản vô cùng.                                                                        
Vô minh bớt, đời sống ung dung lạ thường.
***
Thật hiếm có người không bị bệnh tinh thần.                                                                             
Như  Dao động, Hối hận; Hôn trầm ngủ mê,                                                                                    
Cùng Tham; Sân; Do dự, Hoài nghi mọi bề.                                                                                     
Loại chúng, tinh thần khỏi chắn che: Sáng bừng.
***
Ghi chú: Bệnh tinh thần gồm 5 thứ: Tham lam; Sân hận;  Hôn trầm ngủ nghỉ;  Dao động và Hối hận; Hoài nghi và Do dự.
***
4)- Đạo đế: là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau.
Đạo đế: thực hành cốt chấm dứt khổ đau.
Khéo học hỏi, tu tập ngõ hầu thành công.                                                                                         
Mong truyền bá rộng rãi: chánh pháp trường tồn.                                                                             
Chúng sinh an lạc, hạnh phúc,...luôn cả đời
 
Đây là bài học thực tập rất thiết thực cho cuộc sống. Kính mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi Cố Gắng Thực Tập Tốt Bốn Chân Lý Tứ Diệu Đế hàng ngày để có khi nào đó chúng ta có những niềm an lạc tuyệt vời trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.
Phần đọc thêm:
Hay gì tật “vạch lá tìm sâu.”
Trước hết, riêng ta sẽ “nhức đầu.”
Lại bị người chê mình kẻ xấu.
Tu TÂM, rộng tính, khỏi ưu sầu.
********************************
Phải TIN NHÂN QUẢ để làm gì đây?
Chớm nghĩ việc ÁC, dừng ngay liền mà.
Trước nhất là đỡ tạo tội cho TA.
Tránh ÁC lớn sẽ thoát qua ba đường!
***
Nhiều người giàu, con biếu tiền, quà không lấy.
Không hiểu đạo, cố tình làm vậy: không hay.
Con cho, mình nhận, nó tạo phước: tốt thay,
Được vàng khối, sao bằng hàng ngày biết tu.
***
 
 


Phat thuyet phap 7
CỐ GẮNG
THỰC TẬP TỐT BỐN CHÂN LÝ TỨ DIỆU ĐẾ

(phần 2)



Tham: ước có danh vọng, nhà lớn, giàu sang,...

Vì Tham không đáy, dùng xảo gian thỏa lòng.

Mất tư cách, xấu dòng họ, chỉ chuyện xoàng.

Tiền: cả nhà hưởng; chết: lòng vòng ba nơi.

******************************************

Bài viết dưới đây đã lấy ý chính từ đường dẫn:

https://hoavouu.com/images/file/vIm03_QX0wgQAJJf/phat-hoc-pho-thong-ht-thien-hoa.pdf

Khóa Thứ Ba Thinh Văn Thừa Phật Giáo --- o0o --- Bài Thứ 1 Khái Niệm Tổng Quát Về Tứ Diệu Đế (Ariya Saccani)

Tập Đế: Nguyên Nhân Của Đau Khổ Là Những Gì?

 

1. THAM:

Vì Tham: sinh ra lắm chuyện thật đau đầu.

Cha mẹ, con cái xung đột nhau: chuyện thường.

Đi xa, gửi nhà con giữ, nó bán luôn.

Nước ngoài, nhờ mua đất, gạt lường lấy ngay.

***

Đừng đòi nhiều, khi bản thân không sức làm.

Gặp hụt hẫng: không đáp lại phần mình mong.

Đó là sự THAM LAM thái quá biết không!?

Chỉ gây bao đau khổ trong lòng mà thôi.

***

Vì Tham lam, tạo chuyện xấu, kể ngàn trang.

Tất cả thiếu đạo đức, hoàn toàn bất lương.

Trị tận gốc: “luật nhân quả” phải nhớ thường.

Sợ “Quả báo”, Tham ác, tìm đường tránh xa.

***

2. SÂN:

Nổi SÂN, gây họa, “chuyện cơm bữa” quá dài.

Một ngày, nếu viết lại, chắc vài trăm trang.

Chuyện Thế Giới, vì SÂN, giết nhau cả ngàn.

Lãnh đạo, Tin Nhân Quả, dân hoàn toàn yên.

***

Gặp nghịch ý, SÂN dậy, đốt cháy tâm ta.

Chuyện lớn: đấu sức, vũ khí xảy ra tức thời.

Người thương tật hoặc chết, kẻ ngồi tù chơi,

Hai phía, thân nhân chịu cả đời khổ đau.

***

Chỉ một niệm Sân Hận chớm khởi lên.

Muôn ngàn nghiệp chướng chực bên liền liền.

Vậy điều cần nhớ thật kỹ trước tiên.

Học hạnh NHẪN NHỤC sẽ yên mọi bề.

***

Cả một rừng công đức rộng mênh mông.

Đốm SÂN hiện, đốt sạch bong chẳng còn.

Người tạo Phước nhiều, biết vậy không!

Để SÂN dậy, thật uổng công mình làm.

***

Kẻ mau Sân Hận hãy coi chừng.

Tai biến có ngày chớ dửng dưng.

Tật xảy thường xuyên, ai có vậy?

Ấy người khó tính, biết mà dừng.

***

 3. Si:

SI: tấm màn dày đặc che trí huệ đi.

Không thể nào phân biệt cái gì dở hay. 

Gây biết bao nhiêu tội lỗi trong mỗi ngày.

SI khiến THAM không đáy đã gây tội tình.                                             

***

SI còn khiến lửa SÂN tự do cháy bùng.

Nếu trí sáng suốt, buộc SÂN dừng lại ngay.

Muốn trừ THAM, SÂN, cố ngăn SI hằng ngày.

Như ÁNH SÁNG hiện, BÓNG TỐI bay xa liền.

***

THAM, SÂN, SI, gọi tên TAM ĐỘC biết không!

Không DIỆT chúng, ta chết, đừng hòng được yên.

Hết địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh: triền miên.

Luân hồi bao kiếp, xong tội đền, được lên.

***

Kẻ SI  hay bảo thủ ý kiến của mình.

Bướng bỉnh, lãnh hội chậm: vô minh che mờ.

Nên họ luôn có thành kiến, …rất ngu ngơ.

Cố sức học Phật, đừng chần chờ: bớt SI.

***

4. MẠN:

Ngã Mạn: hạ người xuống, tự nâng mình lên.

Nghĩ mình quan trọng, khinh người trên tuổi mình.

Cậy mình giàu, quyền thế,... ai cũng rẻ khinh.

Chẳng học hỏi, nghe lời phải: vì mình thua ai.

***

Ngã Mạn làm lắm sai quấy, Phước tổn nhiều.

Cứ vậy, tai ương biết bao nhiêu mà lường!

Thấy lỗi lầm, quyết sửa, là đi đúng đường.

Chết không về cõi ác, lên hương cuộc đời.

Kính mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố thực tập bài viết trên để dẹp bớt NHỮNG TẬT XẤU đã đem bao đau khổ cho con người. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều sanh về Tịnh độ.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc hết bài viết và thực hành./.

 



Phat thuyet phap 8


CỐ GẮNG
THỰC TẬP TỐT BỐN CHÂN LÝ TỨ DIỆU ĐẾ
(phần 3)



Cố mỗi tháng, một lần THỌ BÁT QUAN TRAI.

Để học giới TU SĨ một ngày, một đêm.

Không ăn PHI THỜI: Phước vô lượng tăng thêm.

Đói, uống nước;  đồ lỏng, có thèm không ăn.

 

Đó mới đúng trọn ngày TU của chư tăng.

Còn phạm giới ấy, mất phần TU cả ngày.

Người khỏe, đói: thanh lọc cơ thể, tốt thay!

Hãy cố  lên, hưởng đủ Phước ngày tập TU.

****************************************

Bài viết dưới đây đã lấy ý chính từ đường dẫn:

https://hoavouu.com/images/file/vIm03_QX0wgQAJJf/phat-hoc-pho-thong-ht-thien-hoa.pdf

Khóa Thứ Ba Thinh Văn Thừa Phật Giáo --- o0o --- Bài Thứ 1 Khái Niệm Tổng Quát Về Tứ Diệu Đế. (Ariya Saccani)

Tập Đế: Nguyên Nhân Của Đau Khổ Là Những Gì? (tiếp theo)

5. NGHI:

Nghi ngờ, không có lòng tin mọi vấn đề.

Bè bạn, thân thuộc cũng chẳng hề tin ai.

Ngay chính mình, họ cũng chẳng tin nữa thay!

Làm mọi việc thất bại vì hay lừng khừng.

***

Đáng thương thay những kẻ dở hơi, dở khùng.

Ngay Đạo lý chân chính, nói chung: lờ mờ.

Làm điều Phước thiện, họ lửng lửng lơ lơ.

Đa nghi cản hết, cảnh khổ chờ, đúng thôi.

***

GHEN bóng, ghen gió cùng HỌ với Đa Nghi.

Muốn đi chùa, chồng bảo: không đi, ở nhà.

Cưỡng LỆNH, khi về, trận lôi đình nổ ra.

GHEN thua: Hận, tai biến xảy ra mấy hồi.

***

Người tính nhiều Đa Nghi rất hay khổ tâm.

Suy tư Tà Kiến nên hiểu lầm người thân.

Rồi SÂN dậy, ác khẩu ngày biết bao lần.

Tính ĐA NGHI dẫn đến SI, SÂN: hại đời.

***

Nói lời ĐA NGHI, có khi là VU KHỐNG.

Tội nặng của KHẨU, thuộc loại LỘNG NGÔN mà.

Sợ tạo nghiệp vì Nghi, cố đừng nói ra.

Ai làm được vậy mới thật là Tập Tu.

***

6. THÂN KIẾN:

Thân kiến: thấy một cái TA riêng biệt thôi.

Nên kiếm món ngon, vật lạ đắp bồi cho thân.

Tạo nhà lớn ở, kiếm tiền nhiều: tiêu sang.

Được điều ấy, dẫm lên hàng ngàn cái TA.

***

TA lớn cưỡi lên đầu TA nhỏ: vinh thân.

Ai đau khổ mặc kệ, chẳng cần nghĩ chi.

Rồi Thế giới thành bãi chiến trường do MI.

Bao cảnh chết thảm khốc, chỉ vì cái TA.

***

7. BIÊN KIẾN GỒM THƯỜNG KIẾN VÀ ĐOẠN KIẾN:

7a): Thường kiến:

Thường kiến chấp: chết rồi, cái TA vẫn còn.

Đầu thai trở lại, vẫn nguyên con người mà.

Rồi không sợ tạo ác, làm thiện tránh xa.

TU chi cho mệt, hưởng thụ là sướng hơn.                 

***

7b): Đoạn kiến:

Đoạn kiến chấp: chết rồi, mất hết thật mà.

Tội chẳng còn, Phước cũng tiêu ma đâu rồi.

Nên chi, họ chẳng tin nhân quả, luân hồi.

Mặc sức làm ác, tội ôi thôi dẫy đầy.

***

Nhiều người nghĩ: cuộc sống chỉ một đời thôi.

Làm gì lại có chuyện luân hồi: khó tin.

Nên họ chi tiêu đủ thứ, thỏa thích mình.

Giúp người gặp khó,..họ thật tình không ưa.

***

Lỡ như gặp chuyện quá đau khổ trong đời.

Mượn một chén thuốc độc,... tức thời yên thân.

Rõ ràng chấp sai, vong bị khổ vô ngần.

Đọa ba đường ác, chịu trăm ngàn đắng cay.

***

8. KIẾN THỦ:

8a): Kiến thủ: chấp chặt sự hiểu biết sai lầm.

Không sáng suốt hiểu rõ, quyết rằng đúng thôi.

Rồi tự cho mình là giỏi nhất trần đời.

Không nghe lời phân giải, đúng người ngược ngang.

***

8b): Loại Kiến thủ vì cứng đầu, vì tự ái.

Biết nói quấy, làm việc sai trái, không thay.

Như người nọ theo tà đạo biết mình sai.

Không sửa, nên con cháu giữ hoài nếp xưa.

***.

Người thân mất, theo lệ xưa, làm chuyện sai:

Bò heo cúng kiến, gánh heo quay trên đường.

Ngày giỗ, đốt nhang, vàng bạc,... ngợp khói hương.

Người Phật tử biết quấy, theo đường cũ xưa!!!

***

9. GIỚI CẤM THỦ:

Những lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo:

Buộc tín hữu giữ giới cấm quá dã man.

Như đứng một chân giữa trời nắng chang chang.

Giới Cấm Thủ ngoại đạo chẳng màng làm chi.

***

10. TÀ KIẾN:

Tà kiến: chấp điều không chơn chánh như là:

Nhân quả không hợp, cố loại ra hoàn toàn.

Cúng sao giải hạn, đốt vàng mã: dị đoan.

Thờ thần tài làm ăn phát: rõ ràng khó tin.

(dị đoan: lòng tin vào điều quái lạ, huyễn hoặc, nhảm nhí)

***

Kẻ hay GANH TỴ thường nói lời Tà Kiến.

Người làm TỐT, cố tình ngụy biện bảo sai.

Dùng lời nặng dìm họ xuống, đáng buồn thay.

Tùy Hỷ Công Đức nhớ làm ngay: Phước nhiều!

***

Tà kiến làm che khuất trí khôn.

Việc sai, cho đúng, cứ làm luôn.

Học lời Phật dạy, đời thay đổi.

Tâm sáng bừng lên, hết khổ buồn

***

“Mười phiền não gốc” làm loạn động tâm ta.

Vì chúng, chịu bao kiếp trải qua luân hồi.

Từ nay tìm hiểu chúng, bỏ tật xấu thôi.

Rồi TU niệm Phật, có ngày ngồi tòa sen.

Kính mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố thực tập bài viết trên để dẹp bớt NHỮNG TẬT XẤU đã đem bao đau khổ cho con người. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều sanh về Tịnh độ.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc hết bài viết và thực hành./.

Phần đọc thêm:

Nếu khoe khoang gì mình có, ôi thôi.

Tương lai mất trọn, có ngồi hối không?!

Nên chi Khiêm Tốn, cố nhớ nằm lòng.

Mọi việc tốt đẹp không mong, đến liền.

***

Ác giả, ác báo: phải hiểu cho thông.

Cố tình làm ác, đừng hòng giấu ai.

Dù quả báo chưa hiện trong đời này.

Cha ông ở ác, mạt bầy cháu con.

(Ác giả ác báo: làm điều ác, sẽ nhận lại điều ác.)

 




Phat thuyet phap 9

CỐ GẮNG

THỰC TẬP TỐT BỐN CHÂN LÝ TỨ DIỆU ĐẾ
(phần cuối)

 


Người Thiện Lương, tính nết rất tuyệt vời.

Tâm an định chẳng mấy hồi âu lo.

Lương thiện: đạo đức tốt nhất trời cho.

Ai đạt điều ấy ấm no lâu dài.

**********************************

Chúng tôi xin viết lại bài BÁT CHÁNH ĐẠO dưới đây với nhiều chi tiết mới, kính mong quý vị đọc:

ĐẠO ĐẾ: “Trong 37 pháp thì Tám thánh đạo được coi là tiêu biểu và căn bản nhất của ĐẠO ĐẾ.

Tám thánh đạo, còn gọi là Tám chánh đạo - con đường chân chính - có 8 chi phần:

 

Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, (GIỚI)

Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.(ĐỊNH)

Chánh kiến, Chánh tư duy (TUỆ)   

***

Căn bản nhất Đạo Đế là Bát Chánh Đạo.

Cố thực hành thật tốt để tạo phước lành.

Được vậy cuộc sống Hạnh Phúc đến rất nhanh.

Mọi người làm tốt cả, Hòa Bình nơi nơi.

***

Cần ghi nhớ: Ba bảy phẩm trợ đạo:

Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, Ngũ Căn.

Tứ Như Ý Túc, Thất Bồ Đề Phần.

Ngũ Lực và Tứ Chánh Cần: siêng TU.

***

Bát Chánh Đạo là TÁM con đường tu luyện.

Tìm sự thật, hạnh phúc chân thiện ở đời. 

Trong xã hội, hành Bát Chánh Đạo nơi nơi.

Đem an lạc, hạnh phúc mọi người: tuyệt thay!

***

(4a): GIỚI gồm 3 chi phần: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng;

(4a.1)- Chánh ngữ : Ngôn ngữ đúng đắn, nghĩa là không nói những lời đưa đến đau khổ, chia rẽ, hung bạo, căm thù. Nói những lời lẽ đưa đến xây dựng niềm tin, đoàn kết hòa hợp, thương yêu và lợi ích.

 

Chánh ngữ dùng Ngôn ngữ đúng đắn hợp đạo.                                                                                

Không nói lời gây khổ, hung bạo, căm thù.                                                                          

Nói lời đoàn kết, hòa hợp để tập tu.                                                                                                  

Lời lợi ích: Giữ Giới cho dù khó khăn.

***

Phải giữ “KHẨU”, dù gặp chuyện xấu thế nào.

Đừng bày Bị Nói Nặng, xông vào trả ngay.

Người biết “Giữ Giới” phải nhớ kỹ điều này.

Cứ tiếp diễn, NGHIỆP ngày càng dày thêm lên.

***

Còn nghĩ Bị Nói Nặng do Quả Báo đây.

Sám hối, rồi Hồi hướng: NỢ VAY trả rồi.

Còn người kia đã tạo NGHIỆP ÁC đấy thôi.

Người sáng suốt làm được, Phước bồi thêm lên.

***

Tu tốt miệng xong nửa cuộc đời.

Vậy nên ăn nói chớ buông lơi!

Nói ra ngẫm lại rằng sai phạm,

Sám hối từ nay cố giữ lời.

***

(4a.2)- Chánh nghiệp: Hành vi đúng đắn, nghĩa là không có hành vi giết hại, trộm cướp, hành dâm phi pháp. Thực hành sự thương yêu, cứu giúp, không ham muốn thú vui bất thiện.

 

Chánh nghiệp: Hành vi đúng đắn, giữ trong tâm:

Không giết hại, trộm cướp, hành dâm gian tà.                                                                                  

Thú vui bất thiện, ham mấy, cố tránh xa.

Hành thương yêu, cứu giúp,... Giới ta cần trì.

***

Sát sinh, hại vật cố tình làm:

Tuổi thọ giảm nhiều tính tháng năm.

Dịch bệnh, Thiên tai... dồn dập đến.

Con người chịu khổ, bởi mê lầm.

***

(4a.3)- Chánh mạng : Đời sống đúng đắn, nghĩa là phương tiện mưu sinh, nghề nghiệp chân chính, không sống bằng những nghề phi pháp, độc ác, gian xảo.

 

Chánh mạng: Mưu sinh bằng nghề nghiệp chân chánh,

Không sống nghề độc ác, bất chính, xảo gian.

Vậy là đã sống đời thiện lương hoàn toàn.

Giới đã giữ trọn vẹn, tâm an muôn phần.

***

(4b):ĐỊNH gồm 3 chi phần: Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định;

(4b.1)- Chánh tinh tấn : Nỗ lực đúng đắn, nghĩa là nỗ lực đoạn trừ điều ác, nỗ lực thực hành điều thiện.

 

Chánh tinh tấn: Nỗ lực đúng đắn trăm phần.                                                                                  

Quá nhiều điều xấu ác cõi trần: lánh xa.                                                                                           

Quyết chí thực hành điều thiện hợp tâm ta.                                                                                       

Định đã giữ đúng, quả thật là tuyệt thay!

***

(4b.2)- Chánh niệm : Nhớ nghĩ đúng đắn, nghĩa là đừng nhớ nghĩ các pháp bất thiện, đừng để cho các đối tượng bất chính dẫn dắt mình đi lang thang. An trú tâm ý vào thiện pháp, không quên thiện pháp.

 

Chánh niệm: Nhớ nghĩ đúng đắn chuyện ở đời.                                                                             

Pháp bất thiện chớm nghĩ, tức thời bỏ ngay.                                                                                     

Đừng để kẻ bất chính dẫn mình đó đây.                                                                                                 

Tâm ý nghĩ thiện pháp, tốt thay cuộc đời.

***

(4b.3)- Chánh định : Tập trung tư tưởng đúng đắn, nghĩa là đừng để tâm thức bị rối loạn, tập trung tư tưởng làm an tịnh tâm thức một cách đúng đắn, có hiệu quả phát triển tuệ giác. Chánh định là Tập trung tư tưởng đúng đắn.

 

Chánh định giữ sao Tâm đúng đắn được tập trung.

Tránh Tâm rối loạn để khỏi lung bung trong đầu.

Giữ tư tưởng an tịnh tâm thức bất cứ đâu.

Phát triển Tuệ Giác hiệu quả, ngõ hầu lạc an.

***

(4c): TUỆ gồm 2 chi phần: Chánh kiến, Chánh tư duy.

 (4c.1) :Chánh kiến: Thấy và hiểu đúng đắn, nghĩa là nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, cái nào là thiện, cái nào là ác. Nhận biết đúng về bản chất của sự vật là vô thường, vô ngã, duyên sinh. Nhận thức rõ bản chất của khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến hết khổ.

 

Chánh kiến: Thấy và hiểu đúng đắn, rồi làm sao?                                                                         

Nhận thức rạch ròi thiện, ác: sống đời thiện lương.                                                              

Nhận biết đúng bản chất sự vật là vô thường,

Nhận rõ Khổ, Tập, Diệt, Đạo: con đường lạc an.

***

(4c.2))- Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng đắn, nghĩa là đừng để đầu óc của mình nghĩ ngợi những vấn đề bất thiện như tham dục, tức tối giận hờn, bạo động hãm hại... dẫn tư duy của mình hướng về tâm cao thượng như tư duy về sự buông thả, sự giải thoát, về thương yêu giúp đỡ chúng sinh, về sự bất bạo động, nhẫn nhục, trầm tĩnh.

 

Chánh tư duy là suy nghĩ thật đúng đắn.

Không nghĩ điều bất thiện: tham dục, oán thù.

Cũng chẳng bạo động hãm hại… một lòng tu.                                        

Chỉ thương yêu, giúp đỡ người,... dù khó khăn.

 

Dẫn tư duy mình hướng về tâm cao thượng.

Tu tốt sẽ đem lại vô lượng phước lành.

Buông thả, Giải thoát, Bất bạo động thực hành.

Tập Nhẫn nhịn, Trầm tĩnh hoàn thành đường TU.

 

Đây là bài học thực tập rất thiết thực cho cuộc sống. Kính mong quý bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi Cố Gắng Thực Tập Tốt Bốn Chân Lý Tứ Diệu Đế hàng ngày để một ngày nào đó chúng ta có những niềm an lạc tuyệt vời trong cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.

Phần đọc thêm:

Sống kiểu “Ăn miếng trả miếng” không tốt đâu.

Ai muốn hơn, ta NHỊN thế nào cũng yên.

Nhất là trong trường hợp thân thuộc, người quen.

Họ thấy mình NHỊN, chẳng gây thêm làm gì.

 

Tâm Lương Đào Mạnh Xuân





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 10723)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 9667)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 9470)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 8609)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 9521)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 9250)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 10044)
Bảy tình (thơ)
16/07/2010(Xem: 15177)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 31796)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 9574)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]