Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

15/08/202410:12(Xem: 2405)
Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

Luan ly hoc Phat Giao-2
Luận lý học Phật giáo
của Nguyễn Khuê

 
(PGNĐ) -  Đức Phật đặt nặng vấn đề giải thoát khỏi khổ đau, hướng dẫn con người theo con đường tu tập, lấy trí tuệ để thể nhập chân lý tối hậu, Niết-bàn. Ngài phê phán những tri thức, những lập luận tranh cãi lý thuyết suông mà Ngài gọi là những thứ vô bổ, hý luận. Tuy vậy, Ngài vẫn dạy cho hàng đệ tử cách suy nghĩ, cách lập luận đứng đắn để có chánh kiến, phân biệt đúng sai để tự mình chứng ngộ và giúp người khác chứng ngộ chân lý. Kinh điển của Ngài là cơ sở cho luận lý học Phật giáo và về sau chư Đại Luận sư đúc kết thành Nhân minh luận Phật giáo.

Nhân minh luận được hình thành từ vài mươi thế kỷ trước ở Ấn Độ cổ do trường phái Ni-da-da Chánh lý Thắng luận (Nyayavaisesika), tương truyền là của Tổ Túc Mục (Aksapada) sáng lập. Đức Phật cũng đã công nhận Nhân minh luận của trường phái này và các kinh điển của Ngài vẫn nhắc   đến Nhân minh, ngoài những nội dung cơ bản cho luận lý học và nhân minh luận. Kinh Tăng Chi tập I ghi lời dạy của Đức Phật về cách đàm luận, về thái độ trả lời các câu hỏi của người khác; kinh Bồ-tát địa trì đề cập đến Ngũ minh gồm Nhân minh đến Thắng nghĩa đế; kinh Giải thâm mật nói về các nhận định đúng sai; kinh Lăng-già bàn về sự khẳng định, phủ   định, về sự phân biệt trong ngôn từ, ngôn ngữ; và các kinh như Kim Cương, Viên Giác, Pháp Hoa… tất cả đều thể hiện một thứ biện chứng siêu việt, khiến Luận lý học Phật giáo đạt vị trí nổi bật trong các hệ thống trí thức luận và luận lý học Đông Tây kim cổ. Tiếp theo là các Tổ sư Luận gia của Phật giáo đã triển khai giáo lý của Thế Tôn để hệ thống hóa luận lý Phật giáo: Long Thọ (Nagarjuna, thk.2,3), Thánh Đề-bà (Aryadeva, thk.2,3), Di-lặc (Maitreya, thk.2,3), Vô Trước (Asanga, thk.4,5), Thế Thân (Vasubandhu, thk.4,5), Trần-na (Dignaga, thk.5,6); Thương-yết-la Chủ (Samkarasvamin, thk.6,7), Pháp Xứng (Dharmakirti, thk.6,7), Huyền Trang (thk.6,7), Khuy Cơ (thk.7), Thanh Biện (Bhavaviveka, thk.7), Pháp Thượng (Dharmottara, thk.8), Tịch Hộ (Santaraksita, thk.8), Bảo Xứng (Ratnakirti, thk.9)…

Chư tôn túc, học giả Phật giáo Việt Nam viết về Nhân minh luận khá chậm, mãi đến nửa đầu của thế kỷ 20. Đó là các vị Hòa thượng Thích Trí Độ, Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Đổng Quán, học giả Minh Chi… Nội dung các tác phẩm của chư vị đều rất bổ ích, căn bản về Nhân minh, căn cứ vào một số tác phẩm Hán văn trình bày Nhân minh luận của các ngài Trần-na, Pháp Xứng, Thương-yết-la Chủ và chủ yếu căn cứ vào bộ Nhân minh Nhập chánh lý luận (Nyayapravasa) của ngài Thương-yết-la Chủ chứ không căn cứ vào các tác phẩm của Tổ Trần-na, đặc biệt là bộ Nyayamukha, dù bộ luận này đã được ngài Huyền Trang và ngài Nghĩa Tịnh Hán dịch thành hai bản lần lượt là Nhân minh Nhập chánh lý môn luận bổn và Nhân minh Nhập chánh lý môn luận (Sau này dịch giả Nguyên Hồng đã Việt dịch bản của ngài Huyền Trang). Cuối năm 2012, tác giả Thích Kiên Định cho ra mắt tác phẩm Khảo sát Lịch sử và Tư tưởng Nhân minh luận (Nxb Thuận Hóa, Huế), một nghiên cứu khá đầy đủ và có giá trị cao.

Cuốn Luận lý học Phật giáo của tác giả Nguyễn Khuê (Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2013) là một nghiên cứu căn bản về Nhân minh luận Phật giáo, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, mang tính khoa học cao. Ngoài phần Tổng kết, Đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt, Sách dẫn, sách gồm ba phần: Phần I gồm bốn chương giới thiệu Tam đoạn luận và Nhân minh luận; phần II gồm bốn chương trình bày về Nhân minh mới; phần III là bản Việt dịch từ Hán bản Nhân minh Nhập chánh Lý luận Trực giải của ngài Trí Húc (1599-1655). Ngoài lời giải văn của ngài Trí Húc, dịch giả Nguyễn Khuê có thêm phần chú thích rất công phu của chính mình. Đây là bản Việt dịch đầu tiên về tác phẩm của ngài Thương-yết-la Chủ qua bản Hán dịch và giải của ngài Trí Húc.

Tác phẩm Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê khiến chúng ta liên tưởng đến sách Buddhist Logic của Th. Stcherbatsky vốn gồm phần giảng rất chi tiết về luận lý học Phật giáo và phần Anh dịch từ Phạn bản tác phẩm Nyayabindu của ngài Pháp Xứng (Dharmakirti) kèm thêm lời giải thích của ngài Pháp Thượng (Dharmamotta). Thể cách trình bày của Stcherbatsky và của Nguyễn Khuê có phần giống nhau, trong mức độ nội dung dịch phẩm khác nhau. Buddhist Logic được giới học giả thế giới đánh giá rất cao. Riêng đối với tôi, tôi thấy Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê có giá trị riêng của nó: căn bản, rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu của số đông học giả Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Khuê với kinh nghiệm giảng dạy Văn học và Hán học tại các Đại học Sài Gòn, TP.HCM, các Học viện, Cao đẳng, Trung cấp và Trung tâm Hán Nôm của Phật giáo Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua, lại là một nhà nghiên cứu Phật học thâm sâu, và đã cho xuất bản gần 20 tác phẩm giá trị. Đối với tác giả, tôi có mối thâm tình từ sáu thập kỷ qua, có sự kính trọng như người anh cả, như một tấm gương tận tụy, kiên nhẫn và đầy năng lực đạo đức, trí tuệ trong tu học, trong nghiên cứu.

Do tác giả hỏi về nhận xét của tôi đối với cuốn sách này, tôi rất cảm kích và có mấy dòng trên đây. ■„

 

TRẦN TUẤN MẪN

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 184




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2021(Xem: 7983)
Lễ Vu Lan là mùa Hiếu Hạnh Của bao người con Phật ngàn xưa Gương sáng ấy từ Ngài La Bốc Dùng tâm Từ cứu độ mẫu thân. Hỡi những người con chốn dương trần Luôn nghĩ đến công ơn Cha Mẹ Cha dạy ta bao điều đạo lý
20/08/2021(Xem: 4727)
Ngày xưa sống cảnh thiên nhiên Ngày nay sống cảnh đảo điên dối lừa Ngày xưa rừng núi xanh tươi Ngày nay rừng núi tan tành xác xơ Ngày xưa thú sống nên thơ Ngày nay thú sợ con người dã tâm Ngày xưa suối chảy rầm rì Ngày nay suối bị đen xì nhiễm ô
19/08/2021(Xem: 5806)
Mẹ ơi ! Nhớ Mẹ vô cùng ! Giấc mơ ngắn ngủi lạ lùng làm sao Đêm qua trong giấc chiêm bao Chiếc mũ của Mẹ ngày nào nhởn nhơ ...
19/08/2021(Xem: 5549)
Mãnh lực của Duyên ! Kính dâng Thầy bài thơ khi con học về Mãnh Lực của Duyên làm mình đi trong luân hồi qua bộ kinh Đại Phát Thú được Giảng Sư Thích Sán Nhiên giảng tại Mỹ vào tháng 6 /2020 online. Kính trình Thày những gì con thu nhận được qua hơn 10 video của Sư với 30 giờ nghe pháp thoại xen giữa những pháp thoại của Thầy. Kính xin Thầy cho con một lời dạy. Kính đảnh lễ Thầy , HH Niềm ao ước Mùa Vu Lan người người nhớ Đức Phật mùa an cư thứ bảy nhớ Mẹ Maya Cung trời Đao Lợi thuyết pháp... ...dựa vào chiêm nghiệm nhận ra Trăm ngàn thiên nhân đắc quả Dự Lưu tức khắc !
19/08/2021(Xem: 7778)
Hàng trăm sao chiếu sáng ngời Điểm tô rực rỡ bầu trời trên cao, Hàng trăm vỏ ốc dạt dào Cùng theo sóng biển trôi vào bờ xa,
17/08/2021(Xem: 7841)
Mây chiều tháng bảy lập lờ trôi, Góc nhỏ đêm về vẫn lặng côi… Quạnh quẽ Người xa niềm khó đổi, Trầm tư dạ não cảnh hoang bồi.
15/08/2021(Xem: 5670)
Hôm nay con học thỉnh chuông Dặn lòng mình phải buông đi muộn phiền Bỏ luôn những chuyện đảo điên Lòng thiền hiển hiện tâm hiền thường tu Tri ân Thầy đã công phu Dạy cho đệ tử nhân nhu tâm hòa
14/08/2021(Xem: 4888)
Gió Lành dịu tình phàm Xua: đoạt, thủ, hắc ám Trên hết Ta, của Ta Buông tham bạn Quí Tàm Xin làm Cơn Gió Mát Phả lòng ai đang sân Nhớ lời Thầy giảng Pháp Chỉ, quán lắng tâm thần Gió bão trời âm u Si Tâm cũng sa mù Không nhận ra sai đúng Tư, Kiến Hoặc thiên thu!
11/08/2021(Xem: 6001)
Lắng lòng nghe tiếng pháp âm Thượng tọa Nguyên Tạng tận tâm trao truyền Ngoài kia dịch bệnh triền miên Khẩu trang che mặt chẳng nhìn thấy nhau Vui thay phép Phật nhiệm màu! On- lai nghe pháp tìm cầu Thầy trao, Nói cười chia sẻ nhìn nhau Nương thuyền Bát Nhã mau mau tìm về Cùng nhau thoát khỏi bờ mê Tìm về bến giác, Tào Khê suối nguồn.
09/08/2021(Xem: 8390)
Tái ngộ lìa xa giữa nẻo nầy, Anh về cõi lạc ngắm đường mây. Dương trần mấy chặng mà thêm nản! Chuyện thế bao điều dẫu lả vây! Úc Đại nhà cao tình chẳng vãn, (*) Lồ Ô mái tạm nghĩa luôn đầy. (**) Bây giờ vạn nỗi nay đà gác, Rũ hết trầm luân cảnh Phật bày…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]