Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

15/08/202410:12(Xem: 2761)
Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê

Luan ly hoc Phat Giao-2
Luận lý học Phật giáo
của Nguyễn Khuê

 
(PGNĐ) -  Đức Phật đặt nặng vấn đề giải thoát khỏi khổ đau, hướng dẫn con người theo con đường tu tập, lấy trí tuệ để thể nhập chân lý tối hậu, Niết-bàn. Ngài phê phán những tri thức, những lập luận tranh cãi lý thuyết suông mà Ngài gọi là những thứ vô bổ, hý luận. Tuy vậy, Ngài vẫn dạy cho hàng đệ tử cách suy nghĩ, cách lập luận đứng đắn để có chánh kiến, phân biệt đúng sai để tự mình chứng ngộ và giúp người khác chứng ngộ chân lý. Kinh điển của Ngài là cơ sở cho luận lý học Phật giáo và về sau chư Đại Luận sư đúc kết thành Nhân minh luận Phật giáo.

Nhân minh luận được hình thành từ vài mươi thế kỷ trước ở Ấn Độ cổ do trường phái Ni-da-da Chánh lý Thắng luận (Nyayavaisesika), tương truyền là của Tổ Túc Mục (Aksapada) sáng lập. Đức Phật cũng đã công nhận Nhân minh luận của trường phái này và các kinh điển của Ngài vẫn nhắc   đến Nhân minh, ngoài những nội dung cơ bản cho luận lý học và nhân minh luận. Kinh Tăng Chi tập I ghi lời dạy của Đức Phật về cách đàm luận, về thái độ trả lời các câu hỏi của người khác; kinh Bồ-tát địa trì đề cập đến Ngũ minh gồm Nhân minh đến Thắng nghĩa đế; kinh Giải thâm mật nói về các nhận định đúng sai; kinh Lăng-già bàn về sự khẳng định, phủ   định, về sự phân biệt trong ngôn từ, ngôn ngữ; và các kinh như Kim Cương, Viên Giác, Pháp Hoa… tất cả đều thể hiện một thứ biện chứng siêu việt, khiến Luận lý học Phật giáo đạt vị trí nổi bật trong các hệ thống trí thức luận và luận lý học Đông Tây kim cổ. Tiếp theo là các Tổ sư Luận gia của Phật giáo đã triển khai giáo lý của Thế Tôn để hệ thống hóa luận lý Phật giáo: Long Thọ (Nagarjuna, thk.2,3), Thánh Đề-bà (Aryadeva, thk.2,3), Di-lặc (Maitreya, thk.2,3), Vô Trước (Asanga, thk.4,5), Thế Thân (Vasubandhu, thk.4,5), Trần-na (Dignaga, thk.5,6); Thương-yết-la Chủ (Samkarasvamin, thk.6,7), Pháp Xứng (Dharmakirti, thk.6,7), Huyền Trang (thk.6,7), Khuy Cơ (thk.7), Thanh Biện (Bhavaviveka, thk.7), Pháp Thượng (Dharmottara, thk.8), Tịch Hộ (Santaraksita, thk.8), Bảo Xứng (Ratnakirti, thk.9)…

Chư tôn túc, học giả Phật giáo Việt Nam viết về Nhân minh luận khá chậm, mãi đến nửa đầu của thế kỷ 20. Đó là các vị Hòa thượng Thích Trí Độ, Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Đổng Quán, học giả Minh Chi… Nội dung các tác phẩm của chư vị đều rất bổ ích, căn bản về Nhân minh, căn cứ vào một số tác phẩm Hán văn trình bày Nhân minh luận của các ngài Trần-na, Pháp Xứng, Thương-yết-la Chủ và chủ yếu căn cứ vào bộ Nhân minh Nhập chánh lý luận (Nyayapravasa) của ngài Thương-yết-la Chủ chứ không căn cứ vào các tác phẩm của Tổ Trần-na, đặc biệt là bộ Nyayamukha, dù bộ luận này đã được ngài Huyền Trang và ngài Nghĩa Tịnh Hán dịch thành hai bản lần lượt là Nhân minh Nhập chánh lý môn luận bổn và Nhân minh Nhập chánh lý môn luận (Sau này dịch giả Nguyên Hồng đã Việt dịch bản của ngài Huyền Trang). Cuối năm 2012, tác giả Thích Kiên Định cho ra mắt tác phẩm Khảo sát Lịch sử và Tư tưởng Nhân minh luận (Nxb Thuận Hóa, Huế), một nghiên cứu khá đầy đủ và có giá trị cao.

Cuốn Luận lý học Phật giáo của tác giả Nguyễn Khuê (Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2013) là một nghiên cứu căn bản về Nhân minh luận Phật giáo, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, mang tính khoa học cao. Ngoài phần Tổng kết, Đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt, Sách dẫn, sách gồm ba phần: Phần I gồm bốn chương giới thiệu Tam đoạn luận và Nhân minh luận; phần II gồm bốn chương trình bày về Nhân minh mới; phần III là bản Việt dịch từ Hán bản Nhân minh Nhập chánh Lý luận Trực giải của ngài Trí Húc (1599-1655). Ngoài lời giải văn của ngài Trí Húc, dịch giả Nguyễn Khuê có thêm phần chú thích rất công phu của chính mình. Đây là bản Việt dịch đầu tiên về tác phẩm của ngài Thương-yết-la Chủ qua bản Hán dịch và giải của ngài Trí Húc.

Tác phẩm Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê khiến chúng ta liên tưởng đến sách Buddhist Logic của Th. Stcherbatsky vốn gồm phần giảng rất chi tiết về luận lý học Phật giáo và phần Anh dịch từ Phạn bản tác phẩm Nyayabindu của ngài Pháp Xứng (Dharmakirti) kèm thêm lời giải thích của ngài Pháp Thượng (Dharmamotta). Thể cách trình bày của Stcherbatsky và của Nguyễn Khuê có phần giống nhau, trong mức độ nội dung dịch phẩm khác nhau. Buddhist Logic được giới học giả thế giới đánh giá rất cao. Riêng đối với tôi, tôi thấy Luận lý học Phật giáo của Nguyễn Khuê có giá trị riêng của nó: căn bản, rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu của số đông học giả Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Khuê với kinh nghiệm giảng dạy Văn học và Hán học tại các Đại học Sài Gòn, TP.HCM, các Học viện, Cao đẳng, Trung cấp và Trung tâm Hán Nôm của Phật giáo Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua, lại là một nhà nghiên cứu Phật học thâm sâu, và đã cho xuất bản gần 20 tác phẩm giá trị. Đối với tác giả, tôi có mối thâm tình từ sáu thập kỷ qua, có sự kính trọng như người anh cả, như một tấm gương tận tụy, kiên nhẫn và đầy năng lực đạo đức, trí tuệ trong tu học, trong nghiên cứu.

Do tác giả hỏi về nhận xét của tôi đối với cuốn sách này, tôi rất cảm kích và có mấy dòng trên đây. ■„

 

TRẦN TUẤN MẪN

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 184




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2021(Xem: 6721)
Bắt sóng gió phải đứng yên là điều không thể ! Hãy vui với sự thay đổi ... chấp nhận, làm quen Mọi sự việc cần thời gian khắc phục .. lẽ đương nhiên Chớ đặt nặng vấn đề ... cảm giác bị động ! Tập thoải mái như cưỡi ván, lướt nhẹ theo sóng Đừng chủ động hoạch định sớm tương lai Hiện tại cứ chánh niệm, ... bình an tránh họa tai Khai thác được hết tiềm năng mình trong chữ NHẪN
14/10/2021(Xem: 6941)
TÂM tịnh để cùng rõ khắp phương, Đạo hoà TÂM cảm thấy người thương. Cần TÂM sáng, tuệ sinh oai tướng, Thấu pháp an, TÂM mở rộng đường. Chân lý vững,TÂM phàm tục rã, Hiểm TÂM ngời, nghiệp khổ sầu vương. Trần đời xả hết TÂM trong lắng, Gần đến đích TÂM rõ lạc thường
13/10/2021(Xem: 5137)
Tháo chạy trên Quê Hương Nói sao cho hết nỗi ưu buồn! Đồng bào tôi tháo chạy trên chính Quê Hương Từng đoàn người trốn chạy Dắt díu nhau trên những đoạn đường Từ Bình Dương đến Gia Lai, Hoặc còn dài hơn thế nữa! Hành trang là mấy mươi gói mì khô Ăn tạm bữa 1 ngày 2 gói, Nước lã uống cầm hơi! Mong cầu sự sống! Người đèo xe gắn máy Người còng cõi đạp xe Kẻ khốn cùng di chuyển với đôi chân Tháo chạy khỏi thành Hồ để mưu cầu cho sự sống! Màn trời chiếu đất! Mặc cho đe doạ! mặc cho chốt chặn của lũ người không có lòng nhân
13/10/2021(Xem: 7801)
Từ phương xa, tôi đã đi theo những chiếc xe không đồng Tiếp sức với người trở về quê hương Lòng đầy xúc cảm! Thương dân tôi tình đồng bào thắm thiết Nghĩa ân này xin ghi chép vào đây Để cháu con ngày sau nhìn lại trang sử Việt Nam Thấy được tình người khi gặp cảnh cơ nguy Thương làm sao những thanh thiếu niên đầy lòng nhân ái Đón đồng bào tháo chạy trên QH
11/10/2021(Xem: 7828)
Lá lành đùm lá rách ! Kính dâng Thầy bài thơ và kính được chia sẻ chút tâm tư lắng đọng qua những hình ảnh mà nhóm thiện nguyện tại VN đã làm được (con có đóng góp tịnh tài ) trong những ngày phong tỏa nhất là những địa phương hẻo lánh . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Vẫn biết ...mỗi cá nhân vào đời do duyên nghiệp ! Chỉ có tu đạo tích Phước sẽ chuyển hoá phần nào Tin quê nhà mở cửa ... dạ xao xuyến nao nao Chút khả năng có được... nỗ lực xúc tiến !
10/10/2021(Xem: 11969)
Kiếp nhân sinh, hồng trần là cõi tạm Đến rồi đi, không trụ bám dài lâu Đời vô thường, như những chiếc bóng câu Sinh ly tử biệt, về đâu khi nhắm mắt. Hãy vui bước, dù dòng đời thưa nhặt Hãy cùng nhau dìu dắt bước chân đi Lòng vị tha, cứu giúp kẻ gian nguy Đem nhân ái, từ bi cho người khó.
03/10/2021(Xem: 9401)
“Lời nói không là dao Mà cắt lòng đau nhói Lời nói không là khói Mà khoé mắt cay cay Lời nói không là mây Mà đưa ta xa mãi Sao không ngồi nghĩ lại Nói với nhau nhẹ nhàng”… Có phải những câu thơ trên nhắc nhở ....chúng ta không nên xem thường lời nói. Lời nói tuy là gió bay nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của người khác cũng như chính bản thân của chúng ta. Lời nói là thứ vô hình nhưng mang trong mình một sức mạnh lớn lao, nó tác động đến chúng ta theo nhiều cách khác nhau, thậm chí là vượt xa những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng được. Bằng lời nói, ta có thể thấy người khác mỉm cười, vui vẻ và hạnh phúc . Nhưng cũng bằng lời nói, chúng ta có thể khiến người khác đau khổ, căm ghét hay thù hận. Những lời nói tốt đẹp có thể kết nối mọi người, nó là phép màu có thể làm sáng ngày buồn của ai đó, khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, quan tâm.
03/10/2021(Xem: 5735)
Cách tiếp cận tâm linh (Cảm tác từ bài viết Giác Ngộ Tự Tánh của tác giả Lửa Mới ) Thực tại Tâm linh khó đến bằng lý trí , kiến thức! Diễn đàn văn hoá, mọi tôn giáo ...chung mối quan tâm (1) Thể hiện góc nhìn sáng tạo từng mỗi cá nhân Tựu chung vẫn phải đạt Mười điều NHƯ THỊ (2) Mọi phương tiện hành trì , chỉ cần nhận ra Chân lý Giác ngộ Tự tánh ... con mắt trí tuệ mở ra (3) Hãy đơn thuần chỉ “nhìn nó như là nó là” Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy ...... ........không nghĩ ngợi phân biệt!
01/10/2021(Xem: 8327)
Kính dâng Thầy bài thơ khi vừa học được từ Sư Sán Nhiên với thành ngữ " Thất bại là mẹ kinh nghiệm và Kinh nghiệm là cha của thành công " để bắt đầu cho môn học thật khó đó là Vi Diệu Pháp . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Kho tàng trân bảo ngàn ngàn năm còn đó Người đi tìm dùng nhiều phương cách khác nhau Dù gian nan khổ nhọc đến thế nào Vũng niềm tin có bản đồ.... thẳng tiến ! Biết được kho tàng đang nằm giữa biển Học dần kinh nghiệm từ những thuyền nhân Làm sao ngăn ngừa thủy quái , xoáy ngầm Điều cần thiết nhất ... tinh thần Tự Giác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]