TẬP THƠ
NHỮNG CÂU THƠ TU TẬP
Tác giả: Cư Sĩ Tâm Lương Dào Mạnh Xuân
🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính thưa Quý bạn đọc,
Chúng tôi trình bày phần dưới đây vì muốn người đọc thơ cần phải hiểu sơ qua về niêm luật thơ.
Vì hiểu niêm luật, khi đọc thơ, thấy đúng niêm luật mới thấy thú vị và hứng khởi để đọc tiếp. Trước khi
vào phần niêm luật, xin được ghi:
*Thanh Bằng gồm dấu Huyền và dấu Ngang.
*Thanh Trắc gồm những dấu: Sắc, Nặng, Hỏi, Ngã.
(A): Niêm Luật Thơ Lục Bát: Xin xem ví dụ:
thơ Truyện Kiều:
(Câu 1): Trăm năm(2) trong cõi(4) người ta.(6)
(Câu 2): Chữ tài(2) chữ mệnh(4) khéo là(6) ghét nhau.(8)
(Câu 3): Trải qua(2) một cuộc(4) bể dâu (6)
(CÂu 4): Những điều(2) trông thấy(4) mà đau (6) đớn lòng.(8)
Nhận xét:
Quy tắc cơ bản của Cặp Câu Lục Bát là các chữ 2, 6, 8 mang thanh BẰNG,
chữ 4 mang thanh TRẮC. Các chữ còn lại tùy ý.
Đuôi câu 1 chữ 6 (ta) Vần với chữ 6 câu 2(là).
Đuôi câu 2 chữ 8(nhau) Vần với chữ 6 đuôi câu 3 (dâu).
Đuôi câu 3 chữ 6 (dâu) Vần với chữ 6 câu 4(đau).
(B):Niêm Luật Thơ 8 chữ. (Niêm luật thơ 9 chữ như thơ 8 chữ.)
(B.1): Để cho câu thơ đọc lên có âm điệu, chúng tôi đã dùng cách gieo vần như thơ LỤC BÁT ở chữ 6 và
8. Ví dụ:
(Câu 1):Một người gặp thất bại hay thành công.(8)
(Câu 2):Tất cả do Phước tích trong(6) cuộc đời.(8)
(Câu 3):Thành công nhiều, Phước có, lần lần vơi.(8)
(Câu 4): Biết vậy, TU PHƯỚC, tức thời(6) Phước tăng.
Quan sát 4 câu thơ trên ta thấy:
● Chữ 8 câu 1(công) vần với chữ 6 câu 2 (trong).
● Chữ 8 câu 2(đời) vần với chữ 8 câu 3 (vơi).
● Chữ 8 câu 3 (vơi) vần với chữ 6 câu 4 (thời).
● Nếu không CÙNG VẦN thì phải cùng THANH.
● Các chữ còn lại không bắt buộc.
(B.2): Ở thơ 8 chữ, chữ cuối câu 1 có thể mang thanh TRẮC. Ví dụ:
Đủ duyên, Con về Hành Hương Đất “Phật”,
Niềm tin vào Đạo càng “thật” sâu “dày”,
Khởi tâm nể kính bạn Đạo, Cô, “Thầy”,
Tinh tấn tu tập cả “ngày”, lẫn đêm,
Cách gieo vần cũng giống phần trên: “Phật” vần với “thật”
: “dày” vần với””Thầy”
: “Thầy” vần với “ngày”
Nhận xét: Nếu làm thơ lục bát, gặp trường hợp ta không thể tìm chữ thanh BẰNG ở các chữ 2, 6, 8 thì
hãy chuyển thành thơ 8 chữ. Xin mời đọc “Một Ngày Ở Bồ Đề Đạo Tràng” trang 164 trong sách này.
(B.3): Ở thơ 8 chữ, nhiều tác giả không áp dụng CÙNG VẦN ở những chữ 6 và 8 như đã trình bày ở trên.
Vì thơ 8 chữ có nhiều cách gieo vần khác nữa nên tùy theo sở thích mỗi người, họ dùng cách nào cũng
được.
3
(C): Niêm luật thơ 7 chữ, 8 câu.
Với “Thơ 7 chữ, 8 câu”. Xem ví dụ:
Thương vợ (Trần Tế Xương)
(1): Quanh năm(2) buôn bán(4) ở mom(6) sông.
2): Nuôi đủ(2) năm con(4) với một(6) chồng,
3): Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
(4): Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(5): Một duyên, hai nợ, âu đành phận.
6): Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
7): Cha mẹ thói đời ăn ở bạc.
(8): Có chồng hờ hững cũng như không.
(C.a): Nếu chữ 2, câu (1) là thanh BẰNG:
(a1): Thì nhóm (1): bốn câu 1, 4, 5 và 8: các chữ 2 và 6 đều thanh BẰNG.
: Còn chữ 4 phải thanh TRẮC.
(a2): Và nhóm (2): bốn câu 2, 3, 6 và 7 : các chữ 2 và 6 đều phải thanh TRẮC.
: Còn chữ 4 thanh BẰNG.
(a3): Còn về VẦN: * Chữ cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải cùng vần.(vần “ông)
* Chữ cuối các câu 3,5 và 7 không bắt buộc về VẦN.
(a4): chữ 5 và 7 phải khác THANH. Nếu không được vậy thì vẫn có thể dùng cùng THANH.
Ví dụ: “ Một mảnh tình riêng ta với ta.”// “ta” và “ ta” cùng THANH. (Qua Đèo Ngang: thơ Bà Huyện
Thanh Quan)
(C.b):Nếu chữ 2, câu (1) là thanh TRẮC:
(b1): Thì nhóm (1): bốn câu 1, 4, 5 và 8 : các chữ 2 và 6 đều thanh TRẮC.
: Còn chữ 4 phải thanh BẰNG.
(b2): Và nhóm (2): bốn câu 2, 3, 6 và 7 : các chữ 2 và 6 đều phải thanh BẰNG.
: Còn chữ 4 thanh TRẮc.
(b3): Còn về VẦN: * Chữ cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải cùng vần.
* Chữ cuối các câu 3,5 và 7 không bắt buộc về VẦN.
(b4): chữ 5 và 7 phải khác THANH. Nếu áp dụng đúng quy luật này thì khi đọc một bài thơ 7 chữ, 8 câu
(hay 4 câu) ta nghe rất êm tai.
(C.c):Còn thơ 7 chữ, 4 câu: áp dụng niêm luật như 4 câu đầu.
(D):Niêm Luật Thơ Song Thất Lục Bát:
Xin mời đọc ví dụ trong Chinh Phụ Ngâm:
Thuở Trời Đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy.
Ta thấy: “bụi” cùng THANH với “nỗi”. // “Chuyên “vần với “trên”. // “Trên vần với “nên”.
Trong suốt “TẬP THƠ: NHỮNG CÂU THƠ TU TẬP” nếu có những sai sót về niêm luật hoặc những
khiếm khuyết khác, kính mong quý vị thông cảm.
Xin chân thành cảm ơn quý vị. Trân trọng
SAN JOSE, CALIFORNIA ngày 06 tháng 08 năm 2024
Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
HỌC HẠNH NHẪN NHỤC
Hay HẠN CHẾ SÂN HẬN
Giận, Sân một niệm khởi lên,
Muôn ngàn nghiệp chướng chực bên liền liền.
Vậy điều cần nhớ trước tiên:
Luyện tâm NHẪN NHỤC để yên mọi bề.
Dù ai bêu xấu, mắng chê …
Ta xem như thể không hề chi đâu:
Chú tâm hít thở thật sâu,
Hoặc là niệm Phật nhiều câu chí thành,
Bị oan ức, Phật dạy rằng:
Không bào chữa, nghiệp dễ dàng tiêu tan.
Thực hành: SÂN biến rất nhanh,
Còn không, nhớ thuộc rành rành lời răn:
Trách mình trước, hãy trách nhân.
Cũng làm cơn giận bội phần bớt ngay.
Hay ta tạo ác trước đây,
Nên nay quả báo lộ bày chớ chi!
Còn điều này nữa, nhớ ghi:
Có ai mắng chửi, vội chi giận hờn,
Họ buông những tiếng độc mồm,
Chối từ không nhận, cõi lòng nhẹ đi.
Làm điều này lợi những gì?
Sẽ trừ được họa, một khi im lời.
Tâm hồn an ổn thảnh thơi,
Phát sinh trí huệ, cuộc đời vui tươi.
Còn xem “TA” lớn tựa trời,
Ai mà đụng đến, tức thời nổi sân.
Ấy người ngã mạn, kiêu căng,
Độc tài, cố chấp, hung hăng làm đầu,
Gây người thân lắm khổ đau,
Chửi thề, la lối nặng sao tâm hồn.
No không ngon, giận mất khôn.
Điều hay ấy phải thường ôn trong lòng.
Cả rừng công đức mênh mông,
Đốm SÂN hiện, đốt sạch bong chẳng còn.
Có người SÂN giết vợ, con,
Gây bao án nặng, chẳng còn tính nhân,
Lại đưa lắm bệnh vào thân:
Bệnh tim, mất ngủ bần thần canh thâu,
Huyết cao nữa,... khổ làm sao!
Quá SÂN, đứt mạch máu đầu, chết ngay.
Lửa SÂN thiêu đốt ngày ngày,
Não phiền, tức giận,… vò giày tâm ta.
Nổi SÂN miệng sẽ phóng ra,
Bao nhiêu lời ác, nghiệp ta lãnh phần.
Người SÂN, chết khổ vô ngần,
Đoạ ba đường ác, muôn ngàn đắng cay.
Ôm SÂN, quá khổ thế này!
Hãy mau cố bỏ, chớ chầy nữa chi.
Hãy làm có lợi tức thì:
Thân, tâm bớt bệnh còn gì sướng hơn.
Thành tâm kính mong Quý Bạn Đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố thực tập hằng ngày HỌC
HẠNH NHẪN NHỤC Hay HẠN CHẾ SÂN HẬN để đạt được mục đích là Dẹp Bớt Cái TA. Nếu được
vậy, chúng tôi xin đem công đức có được này hồi hướng tất cả Pháp giới chúng sanh, tương lai đều sanh
về Tịnh độ. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành.
Phần đọc thêm:
Hãy luôn nhớ: chớ chê “nghịch cảnh” của người.(9 chữ)
Có khi gặp QUẢ BÁO ngay đời này thôi.
Nhục Mạ: tội ác khẩu nặng lắm, chẳng chơi!
Một lời nói chín chắn, thảnh thơi tâm hồn!
Tâm Lương Đào Mạnh Xuân