Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khiêm nhường là hạnh phúc !

30/07/202406:31(Xem: 2765)
Khiêm nhường là hạnh phúc !

hoa sen dep

Khiêm nhường là hạnh phúc ! 

Kính mời Thầy xem bài thơ khác khi con học được tính khiêm cung của những vị Thầy mà trên đường đời con mày mắn được tri ngộ . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Tâm trí phàm phu luôn kích thích sự kiêu ngạo ! 

Vì củng cố bản ngã, tiếp tục tạo khổ đau 

Không biết rằng người xung quanh ta, 

được vũ trụ gửi đến, nhằm muốn gửi trao …

Tín hiệu phản ánh  những góc khuất,  

 tiềm năng mình đang sở hữu!

Và chỉ ra phép lạ mầu nhiệm nhất :

“sống giữa những sự sanh mà tâm không sanh sự “

Để thực sự học cách trở nên khiêm nhường 

Cần kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp đời thường (1)

Biết đặt mình ở chỗ càng thấp, 

mọi việc càng thuận buồm xuôi gió!

Đạo Phật là đạo Trí Tuệ của người giác ngộ 

Trong khi tri thức lại là của báu vào thời đại này

Muốn tìm chân lý, điều quan trọng nhất:

“Sống tỉnh thức và thực thi ngay”

Đừng chìm sâu vào mê hồn trận của 

những thành kiến, định kiến, biên kiến.! 

 

Mời học  những danh ngôn về sự khiêm tốn (2) 

. “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.” - Lâm Ngữ Đường

Vậy nên hạnh phúc sẽ đến 

với những người có được sự khiêm nhường 

Và tự tin rằng mình đang sống giữa sự yêu thương (3) 

Kính xin tặng :

 một định nghĩa về khiêm tốn làm châm ngôn sống! 

“Đạo  đức luôn là thước đo để đánh giá con người và một trong những đức tính được quan tâm chính là lòng khiêm tốn. Người khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những việc mình làm, luôn gìn giữ những giá trị mình nhận được”.



Huệ Hương 

*****************************


(1) Trong dân gian có những câu thành ngữ “ Con người hơn nhau không phải ở vị trí, không phải ở trình độ, không phải ở kinh tế mà là hơn nhau ở cách sống “ 

(2) -. “Người tự cao tự đại luôn ghi nhớ những lời khen của người khác về mình - trong khi người khiêm tốn luôn ghi nhớ những điều tốt lành mà họ đã may mắn nhận được từ cuộc sống.” - Fulton J. Sheen

-) Hãy khiêm tốn khi nhỏ tuổi, có chừng mực khi tuổi trẻ, chính đáng khi trưởng thành, và thận trọng lúc tuổi già. - Socrates

-) Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không  hiểu được  rằng mối nguy hiểm là “tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; “ và thậm chí ngay cả trong trường hợp đã có tài năng , và nếu nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó sẽ  thỏa mãn được ta, mà thực ra sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn.” - Louisa May Alcott

(3) . “Một người khiêm tốn có xu hướng tự tin hơn… một người với sự khiêm nhường thật sự biết họ được yêu thương dường nào.” - Cornelius Plantinga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2020(Xem: 6658)
Phàm , Thánh đồng cư. Kính bạch Thầy , lại làm sao những dư âm của bài viết về Thầy và HT Thích Như Điển vẫn bàng bạc trong đầu con và như khuyến khích con gửi tâm tư này đến nhiều người hơn nữa Con đã gửi bài thơ này đến hai nơi khác cũng như bài “chỉ một thiện niệm “ và được nhiều người thích . Kính gửi Thầy Rồi tất cả sẽ đi vào lịch sử! Thực tại hiện tiền chứa đủ ba thời Ai chứng nhân ? Nghiệp quả trả lời ! Tâm tâm niệm niêm “ Đối đãi nhau Ân Nghĩa ! “
27/06/2020(Xem: 6684)
“Cô vít”- Corona Từ đâu em sinh ra Gây kinh hoàng thế giới Làm điên đảo mọi nhà? Dù quan lại-dân đen Dù giàu sang-nghèo hèn Em không hề mặc cả Ào ạt trút hờn ghen!
25/06/2020(Xem: 11252)
Tượng là tổng thể của Tâm Bao la vũ trụ cũng trong tượng nầy Chúng Sinh Tâm Thể là đây Phật từ Bản Giác Như Lai soi đường
25/06/2020(Xem: 9963)
Từ Tam Pháp Ấn Tổ ra đi Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Không thì Góp nhặt đong đầy, XIN vạn pháp CHO lòng Từ, Đức Xã, Đức Bi
24/06/2020(Xem: 11174)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
24/06/2020(Xem: 6149)
Cũng có lúc chỉ cơn đau làm bạn Không còn ai nơi thế gian này Có thể chịu thay bao cơn dằn vặt Suốt đêm ngày thân tứ đại vần xoay!
23/06/2020(Xem: 8811)
Lời ru bọt nước chưa dừng Hoa cô độc hát trên rừng thông reo Cát bụi mệt mỏi tan theo Thơ đêm nguyệt động thăng vèo tuyệt luân Mộng du trên đỉnh mùa xuân
22/06/2020(Xem: 6637)
Thấy, nghe, nói biết rõ rành Không thiện, không ác, không sanh tử gì Cũng vì ngã kiến lập tri Dây dưa dính mắc phải đi luân hồi Nếu mà không có thằng tôi Cái gì dẫn đến luân hồi tử sanh ? Ngốc Tử 2019
22/06/2020(Xem: 6391)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng.
21/06/2020(Xem: 6384)
Khi lòng tin đã mất Tôi cảm thấy ê chề Trong tôi từng mãn lá Nhè nhẹ phất phơ bay
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]