Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ Yếu 30 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ,Tacoma, Washington, Hoa Kỳ

15/07/202406:20(Xem: 5858)
Kỷ Yếu 30 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ,Tacoma, Washington, Hoa Kỳ


Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-1


Thay Lời Ngỏ 
Kỷ Niệm 30 Năm
Một Niềm Cảm Tạ Sâu Xa 
- Tuệ Minh - Thích Phước Toàn -




Ba Mươi Năm vun bồi ngôi nhà Tâm Linh Phước Huệ
Hạt giống Phật tưới tẩm thương yêu hiểu biết đơm hoa

Chữ Duyên trong đạo Phật thật thâm trầm áo nghĩa, đất Thục-quỳnh-mai, nơi Đạo Tràng Phước Huệ thành lập và sinh hoạt đến nay đã tròn Ba Mươi Năm, cũng từ chữ “duyên” đó. Khởi đi là, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 8, năm 1994, Thầy Tâm Ngoạn lái xe từ Seattle về Los Angles, mời chúng tôi lên xe, cùng Thầy thăm viếng miền Tây Bắc Hoa Kỳ vì, trước đây đã ba lần, mỗi lần về LA, Thầy rất chân thành mời chúng tôi đến Seattle lập chùa, nhưng, chúng tôi đều một mực từ chối. Lần này, do nể tấm lòng tha thiết của Thầy, chúng tôi đành miễn cưỡng lên xe “du ngoạn” với Thầy một chuyến. Trên tuyến đường du phương, chúng tôi đã thành công từ chối sự thỉnh mời lập chùa của quý Sư Cô cũng như quý Phật tử quen biết tại thành phố Portland, Oregon. Nhưng, khi đến thành phố Thục-quỳnh-mai thì lại “bị bao vây” quá kỹ của rất nhiều Phật tử đang khát khao mong đợi có được một Ngôi Chùa, là mái ấm Tâm Linh, nơi tha hương để cùng tựu về tu tập, và cũng là nơi để tìm về an ủi tinh thần. Bởi, đã là con người, không ai không khỏi bùi ngùi xúc cảm về bước ban đầu lưu phương đất khách.

“Đến đây đất nước lạ lùng Chim kêu cũng sợ cá vùng cũng run” (Ca dao) Những cảm xúc trên của quý Phật tử đã thể hiện trong buổi tiếp xúc với chúng tôi dài bốn tiếng đồng hồ, khiến chúng tôi hết cách từ chối và Đạo Tràng Phước Huệ bắt đầu hình thành từ đó. Điều chúng tôi luôn ý thức là khi đã hứa và chấp nhận dấn thân thì, phải cố gắng nỗ lực thực hiện cho tròn trách nhiệm của một hành giả trên phương diện “nhập thế.” Ngoài ra, đạt được như ý nguyện hay không là còn tuỳ duyên. Dù vẫn biết, trên bước đường hành hoạt đó sẽ gặp lắm khó khăn thử thách, ngay cả những chông gai cạm bẫy của thế đời tạo nên nữa cũng có thể.

“Gá thân bào ảnh phù vân
Xắn đôi tay áo biển trần lội sâu
Trơ gan giữa cuộc bể dâu
Băng ngàn non biển vá khâu độ đời
Xả thân đi giữa kiếp người
Tả tơi sương gió vẫn cười an nhiên…”
(Trường Thiên Cảm Tạ 4)

Ba Mươi Năm đó, dù chỉ với mục đích là để hoà nhập vào dòng biển tuệ của Chư Phật thì cũng không thể tách rời quỹ đạo của dòng chảy. Vẫn phải kinh qua lắm cuộc biến thiên nên, khó có thể tránh khỏi những va chạm, bị hoặc bởi các vật cản, hoặc bờ bên này, bên kia v.v… Nhưng, nhờ học tánh nước của Đức Thế Tôn dạy phương pháp uyển chuyển mà mạnh mẽ đứng lên để thấy ra:

“Cuộc va chạm bao giờ cũng sứt mẻ
Sống làm sao được trọn vẹn trước sau
Dùng tâm Phật thay thước đo lý lẽ
Tình yêu thương đem sưởi ấm cho nhau”
(Tự Thắng Mình)

Do đó, nội dung trong cuốn Kỷ Yếu này chúng tôi tạm phân thành ba chương:

I - Chặng đường 30 Năm
II - Sống Đạo qua văn - thơ và âm nhạc dưới mái Chùa
III - Những hình ảnh sinh hoạt, xây dựng, cũng như những hình ảnh sinh hoạt có liên quan.

Suốt quãng thời gian qua, bằng với đôi chân của chính mình, chúng tôi vẫn kiên gian vững bước, bước từng bước giữa thanh thiên bạch nhật trong khuôn khổ Bát Chánh Đạo, giáp vòng ba thập kỷ. Quãng đường này đối với kiếp người chưa thấy gì gọi là dài lắm, nhưng, so với hơi thở thì, chúng tôi đã từng phải chứng kiến để tiễn biệt biết bao người chuyển kiếp ra đi. Thế nên, xin gởi theo nơi đây bằng tâm cảm về cả hai lĩnh vực, từ tâm linh cho đến huyết thống qua bốn thi phẩm “Trường Thiên Cảm Tạ 1, 2, 3, & 4”, thay lời tri ân và cảm tạ sâu xa nhất về cả hai phương diện, bao gồm cả thuận và nghịch duyên. Mặt tâm linh thì, trên hướng đến tạ ân đức Tam Bảo, Thầy Tổ và Huynh Đệ. Mặt thực thể đời sống con người còn có ân Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, và thầy bạn; và cả Tổ Quốc, Dân Tộc, gồm cả quê hương nơi chôn nhau cắt rốn. Và, ân nghĩa với quê hương Đất Nước thứ hai, đã và đang ấp ủ đời sống vật chất lẫn tinh thần, đã trải lòng cưu mang bao lớp người lưu phương, trong đó có những người con Việt, quả là ân sâu nghĩa nặng nên,

“Tạ ơn cảnh ngộ tương lân
Lên đường sưởi ấm tinh thần cho nhau
Nhìn trong mưa nắng dãi dầu
Chân tâm nhận rõ sang giàu phù du”
(Trường Thiên Cảm Tạ 4)

Điều hiển nhiên là, việc truyền bá Chánh Pháp là bổn phận của giới xuất sỹ, nhưng nếu muốn xiển dương Chánh Pháp thì không thể không có cơ sở hạ tầng, không có đơn vị, tịnh xá, thiền viện ắt việc hoằng pháp sẽ dẫn đến thụ động, việc hoằng pháp dù có cố gắng đến mấy nữa vẫn không đạt kết quả như ý nguyện. Do đó ngôi Chùa đã là điểm tựa cần thiết và việc đào tạo cho các thế hệ kế tục công cuộc giữ gìn và phát huy về sự nghiệp xiển dương Chánh Pháp lại càng quan trọng hơn.

- Sống Đạo qua văn - thơ và âm nhạc dưới mái Chùa -

Từ khoa học kỹ thuật đến văn học nghệ thuật cũng cùng phát sanh từ ý tưởng, tâm tưởng mà hình thành nên thuật ngữ nhà Phật gọi là, “Vạn pháp duy tâm.” Những ý tưởng tạo nên giả thuyết hoặc giả tưởng (fiction), và từ giả tưởng con người bắt đầu có những sáng tạo đột phá; khi đã thành công các khâu thử nghiệm và thực nghiệm là nền khoa học kỹ thuật hình thành.

Về văn học nghệ thuật cũng không khác, ở đó không ít giới nghệ nhân, nghệ sĩ là lớp tiên phong trên chiều hướng sáng tạo, bằng những bước đột phá. Họ cho ra đời những tuyệt tác như đã được thổi hồn vào, đã là một cống hiến cho đời những tác phẩm, vật thể hoặc phi vật thể thật sống động.

Qua đó, văn thơ và âm nhạc thuộc lĩnh vực phi vật thể là không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Tuy nhiên, lĩnh vực này chỉ đáp ứng tuỳ mỗi tầng lớp, nên không có nhu cầu rộng rãi khắp trong xã hội loài người, nhưng, đó cũng là phương tiện đưa người vào đạo.

Và rằng, văn hóa phi vật thể thì nó sẽ tồn tại xuyên thời gian đến vượt thời gian, song văn hóa vật thể thì có thể bị hủy hoại bởi thời gian hoặc bởi con người.

Sâu xa hơn là nghệ thuật sống đạo, nhất là với Đạo Phật, thay vì dùng giả tưởng hoặc giả thuyết thì, hành giả phải thấy như thật, mọi sự mọi vật như nó đang là (as is). Nghĩa là thấy và biết chính ta luôn phải tách rời chiều hướng thô thiển, thô bạo để sống trọn vẹn cho phút giây hiện tại và từng bước bước vào con đường thánh chủng. Sống như thế, tập như thế, kiên tâm bền chí như thế, tuy hình thức bên ngoài không khác với con người giữa đời thường là mấy, song, người tu Phật là vậy, âm vọng sâu xa nhất vẫn là từ cội nguồn tâm thức. Nơi đó là nhân tố tạo nên cảm xúc sung mãn hoặc tiêu cực; cho môi trường xanh hoặc ô nhiễm đều tùy thuộc cách sống, cách tư duy, ứng xử của mỗi con người, mỗi tập thể, mỗi quốc độ.

Cũng thế, một chuyên viên chăm sóc vườn tược, biết cách bắt sâu, nhổ cỏ dại, tưới tẩm và bón phân cho hoa thơm cỏ lạ dậy đơm chồi kết nụ thì, các bậc trí giả luôn kịp thời chuyển hoá những hạt giống tiêu cực ngay tận gốc rễ khi vừa mống ý và thường tăng trưởng các nhân lành cho bản tâm mỗi ngày mỗi tươi sáng. Gọi là xây dựng vườn tâm tịnh độ, để từ đó bản tâm mỗi ngày mỗi bén nhạy. Ba mươi năm, gần một phần ba thế kỷ đi qua, Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam, Cộng Đồng Phật Giáo Tacoma, Chùa Phước Phước Huệ, tuy nhân lực, thực lực rất giới hạn, song bằng bản tâm chân thành đó, chúng tôi đã cố nỗ lực với bổn phận phật sự nhằm đáp ứng nhu cầu cho con người trong xã hội ở phạm vi khả năng khiêm tốn của chính mình.


“Ba Mươi Năm không dài cũng không ngắn
Dấu ấn thiền điểm xuyết nụ hoa khai
Bước thanh lương khúc oằn vai chung gánh
Hướng ngõ về hạnh nguyện Đức Như Lai”
(Ba Mươi Năm Chùa Phước Huệ)

Và, để nội dụng được phong phú và khách quan, bài vở đóng góp trong tập Kỷ Yếu này là hoàn toàn tự nguyện, mỗi bài viết đều tuỳ cảm quan nhận xét của mỗi vị. Có thể các tác giả từng thăm viếng, hoặc đã sống hít thở và nếm trải, hoặc chưa từng đến đây mà chỉ xem qua hình ảnh, video và những sinh hoạt của chùa, và ngay cả sự khoảng cách thời gian nữa, nhưng vẫn trùng lập ý kiến hoặc cách thấy gần giống nhau, chúng tôi vẫn tôn trọng
quan điểm riêng của mỗi cá nhân góp bút.

Sau cùng, chúng con không quên tri ân chư Tôn Đức Tăng Ni đã thương mến và chúng tôi cũng rất cảm niệm các văn nghệ sĩ, các chức sắc, những người bản địa, cũng như quý đồng hương, quý Phật Tử đã góp tiếng nói chân thật nhất vào cuốn Kỷ Yếu để thêm giá trị. Nguyện chúc tất cả chúng ta luôn được sống trong ánh từ quang của Chư Phật.

Cẩn bút
Tuệ Minh - Thích Phước Toàn
Tacoma, Đầu năm 2024



Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-3Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-4Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-5Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-6Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-7Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-8Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-9Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-10Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-11Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-12Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-13Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-14Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-15Kỷ Yếu 35 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ-16


pdf icon-2
Kỷ Yếu 30 Năm (1994-2024) Thành Lập Chùa Phước Huệ-Tacoma-Washington-Hoa Kỳ

🙏🙏🙏

 Chân thành cảm ơn TT Thích Phước Toàn (Tuệ Minh)
gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử
tập Kỷ Yếu Chu Niên 30 năm (1994-2024) Thành Lập
Chùa Phước Huệ, Tacoma, Washington, Hoa Kỳ
Nam Mô A Di Đà Phật
Chủ biên Trang Nhà
Thích Nguyên Tạng, 15/7/2024
🙏🙏🙏

🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2021(Xem: 7754)
Từ phương xa, tôi đã đi theo những chiếc xe không đồng Tiếp sức với người trở về quê hương Lòng đầy xúc cảm! Thương dân tôi tình đồng bào thắm thiết Nghĩa ân này xin ghi chép vào đây Để cháu con ngày sau nhìn lại trang sử Việt Nam Thấy được tình người khi gặp cảnh cơ nguy Thương làm sao những thanh thiếu niên đầy lòng nhân ái Đón đồng bào tháo chạy trên QH
11/10/2021(Xem: 7802)
Lá lành đùm lá rách ! Kính dâng Thầy bài thơ và kính được chia sẻ chút tâm tư lắng đọng qua những hình ảnh mà nhóm thiện nguyện tại VN đã làm được (con có đóng góp tịnh tài ) trong những ngày phong tỏa nhất là những địa phương hẻo lánh . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Vẫn biết ...mỗi cá nhân vào đời do duyên nghiệp ! Chỉ có tu đạo tích Phước sẽ chuyển hoá phần nào Tin quê nhà mở cửa ... dạ xao xuyến nao nao Chút khả năng có được... nỗ lực xúc tiến !
10/10/2021(Xem: 11936)
Kiếp nhân sinh, hồng trần là cõi tạm Đến rồi đi, không trụ bám dài lâu Đời vô thường, như những chiếc bóng câu Sinh ly tử biệt, về đâu khi nhắm mắt. Hãy vui bước, dù dòng đời thưa nhặt Hãy cùng nhau dìu dắt bước chân đi Lòng vị tha, cứu giúp kẻ gian nguy Đem nhân ái, từ bi cho người khó.
03/10/2021(Xem: 9353)
“Lời nói không là dao Mà cắt lòng đau nhói Lời nói không là khói Mà khoé mắt cay cay Lời nói không là mây Mà đưa ta xa mãi Sao không ngồi nghĩ lại Nói với nhau nhẹ nhàng”… Có phải những câu thơ trên nhắc nhở ....chúng ta không nên xem thường lời nói. Lời nói tuy là gió bay nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của người khác cũng như chính bản thân của chúng ta. Lời nói là thứ vô hình nhưng mang trong mình một sức mạnh lớn lao, nó tác động đến chúng ta theo nhiều cách khác nhau, thậm chí là vượt xa những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng được. Bằng lời nói, ta có thể thấy người khác mỉm cười, vui vẻ và hạnh phúc . Nhưng cũng bằng lời nói, chúng ta có thể khiến người khác đau khổ, căm ghét hay thù hận. Những lời nói tốt đẹp có thể kết nối mọi người, nó là phép màu có thể làm sáng ngày buồn của ai đó, khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, quan tâm.
03/10/2021(Xem: 5693)
Cách tiếp cận tâm linh (Cảm tác từ bài viết Giác Ngộ Tự Tánh của tác giả Lửa Mới ) Thực tại Tâm linh khó đến bằng lý trí , kiến thức! Diễn đàn văn hoá, mọi tôn giáo ...chung mối quan tâm (1) Thể hiện góc nhìn sáng tạo từng mỗi cá nhân Tựu chung vẫn phải đạt Mười điều NHƯ THỊ (2) Mọi phương tiện hành trì , chỉ cần nhận ra Chân lý Giác ngộ Tự tánh ... con mắt trí tuệ mở ra (3) Hãy đơn thuần chỉ “nhìn nó như là nó là” Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy ...... ........không nghĩ ngợi phân biệt!
01/10/2021(Xem: 8268)
Kính dâng Thầy bài thơ khi vừa học được từ Sư Sán Nhiên với thành ngữ " Thất bại là mẹ kinh nghiệm và Kinh nghiệm là cha của thành công " để bắt đầu cho môn học thật khó đó là Vi Diệu Pháp . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Kho tàng trân bảo ngàn ngàn năm còn đó Người đi tìm dùng nhiều phương cách khác nhau Dù gian nan khổ nhọc đến thế nào Vũng niềm tin có bản đồ.... thẳng tiến ! Biết được kho tàng đang nằm giữa biển Học dần kinh nghiệm từ những thuyền nhân Làm sao ngăn ngừa thủy quái , xoáy ngầm Điều cần thiết nhất ... tinh thần Tự Giác
26/09/2021(Xem: 6902)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
26/09/2021(Xem: 23946)
Tin vào Ta tránh được Nghiệp ám ảnh ! Kính bạch Thầy sau khi nghe pháp thoại nhiều lần con đã hết bị ám ảnh về nghiệp số an bày, vì Ngài Giáo thọ Sư Sán Nhiên đã đưa ra những kinh nghiệm trong đời hoằng pháp và của người thân trong gia đình Sư giúp học nhân tự mình chuyển hoá nghiệp dần dần trong đời sống hàng ngày và tích lũy được cho ngày vị lai . Kính dâng Thầy bài thơ như những bài trình pháp . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH
26/09/2021(Xem: 6798)
Vội vã làm chi lắm vậy người Vội vàng chôn lấp tuổi xuân tươi Vội tìm hạnh phúc trong mơ mộng Vội vã đau thương giữa ngậm ngùi Vội vã bon chen với nhịp đời Vội chẳng cho mình phút thảnh thơi Vội vàng cho lắm rồi kiệt sức Vội vã làm chi để rã rời Vội vàng quen biết vội yêu nhau Vội vã tạ từ trong nỗi đau
23/09/2021(Xem: 6249)
Kỷ lục không ai muốn ! Kính bạch Thày, Melbourne vừa có trận động đất cấp độ 5, 9 sáng qua lúc 9:15 am thế mà sau đó tại có biểu tình tiếp theo đó ....lòng người dân coi bộ chán nản lockdown quá rồi ...Nhân nghe được tin này , con có bài thơ ...kính mời Thầy xem cho vui . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Người dẫn chương trình Sky News, Peta Credlin, nói với Jim Wilson của 2GB vào hôm thứ Tư.rằng Thứ Năm 23/9/2021 sẽ đánh dấu 235 ngày đóng cửa cho "thành phố đáng sống nhất" của Úc. Nguồn: AAP Nơi giữ kỷ lục trước đó - thủ đô của Argentina, Buenos Aires - đã bị khóa 234 ngày, trong khi Dublin, Ireland, theo sát với 227 ngày và London, Vương quốc Anh, với 201 ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]