Con người là sinh vật sống bằng cảm xúc!
Dù rằng lý trí đến đâu,
vẫn trải qua cảm giác đau buồn
Tuỳ căn cơ, người thì vượt rất nhanh,
nhưng có kẻ lại đắm chìm luôn
Nếu không được thỏa mãn trong cảm giác
được vỗ về, được thông cảm!
Phải chăng chính “ sự kỳ vọng” làm mốc nền tảng!
Nên bấu víu vào ai đó để được thở than
Hoặc khi tiếp xúc xã hội,
bị ảnh hường bởi hình mẫu chung quanh
Tự huyễn hoặc bản thân,
không thể tìm về Tâm chân thật!
Tất cả mọi sự vật hiện hữu,
trên cuộc đời này đều có hai mặt!
Đối nghịch nhau nhưng tồn tại trong nhau
Đừng mong cầu được ghi nhận,
và cứ thế bám rễ sâu ….
Sẽ trở nên tham ái,
cố thủ giữ gìn khi đạt điều như ý!
Có biết đâu khi cái nhìn không còn phân biệt,
chỉ còn thương yêu và trân quý!
Cuộc đời không dài, chỉ cần gạt bỏ mọi bất an,
Chớ để rơi vào trạng thái thất vọng, tiêu tan
Khi cứ mãi lay hoay đi tìm một “điểm tựa”
“Hãy tự hiểu mình, quay vào bên trong “ nên tự hứa! (1)
Vì ai, người đều chứa khuynh hướng tiêu cực ẩn tàng
Bạn ơi, trải nghiệm thực tế trong cuộc sống cách nhẹ nhàng
Tâm chân thật không xuất hiện khi
sự khen ngợi, tán thành với mức độ không lành mạnh!
Sẽ gây tổn hại nếu kiêu ngạo hình thành ma mãnh! (2)
Tác động như con dao hai lưỡi,
khi vượt qua tự tin giới hạn! (3)
Huệ Hương
————————————————————-
(1)Phương châm sống của Triết gia cổ đại Hy Lạp, Socrate là “Hãy tự hiểu mình”.
(2) Jorge Luis Borges từng nói: “Bất cứ cuộc đời nào, dù dài lâu hay phức tạp ra sao, thực chất chỉ bao gồm một khoảnh khắc duy nhất - khoảnh khắc khi con người cuối cùng hiểu được mình thực sự là ai”
(3) Sự tự tin thường dựa trên những thành công và bài học mà con người học được trong quá trình trưởng thành. Trong khi đó, sự kiêu ngạo dựa trên những thành tích, kiến thức và tư duy ở mức độ tuyệt vời và tự cao.
Nói một cách dễ hiểu hơn là trong khi tự tin chỉ thể hiện những giá trị, phẩm chất tốt đẹp, kỹ năng và thành tích của con người một cách tự nhiên và không làm ảnh hưởng đến sự tôn trọng của người khác. Thì sự kiêu ngạo đã vượt qua mức giới hạn của sự tự tin, khi mà người ta tôn trọng bản thân quá nhiều và đôi khi quá coi thường người khác.
*******
Im lặng & Tranh luận.
Đôi khi sự im lặng,
còn có sức mạnh to lớn hơn cả lời nói!
Là chìa khoá giúp thay đổi cuộc đời mình.
Là tiếng chuông chùa đã lặng,
mà tiếng ngân vang khuấy động tâm linh(1)
Im lặng đúng Chánh pháp là im lặng sấm sét !
Trở về lời dạy Đức Phật, kinh đã ghi chép (2)
Ngụ ngôn còn dạy
“ Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy “
Vì lời nói biểu hiện tiếng lòng, ký hiệu của tư duy
Và bạn ơi, người vĩ đại, thông minh
cũng không miệt thị công kích!
Tranh luận điều gì
chỉ tập trung sự việc mang đến điều hữu ích! (3)
“Người khôn nói ít, tĩnh lặng thuận tự nhiên”(4)
Cũng như Khổng Tử đã dạy Nhan Uyên (5)
Mời bạn cùng tôi …
“ Nhẫn là tu tâm, Im lặng là tu dưỡng
Bao dung là trí tuệ, Buông bỏ là có được”
Có phải nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ,
chớ nói điều khó nghe ngang ngược !
Giữa thời đại hiện tại, nói nhiều thì lỗi nhiều
Kín đáo chớ để sơ hở như lời La Bruyere (6)
Giá trị Im lặng còn giúp
lắng nghe, mở rộng phạm vi kiến thức!
Nào cùng Hàn Mạc Tử, lặng im để thưởng thức !(7)
Huệ Hương
—————————-%%%%%%%%%————————-
(1) Basho “ Chuông chùa đã lặng mà tiếng ngân còn vang khắp đồi hoa “
(2) “Nếu con biết một chuyện có hại , không đúng sự thật, con đừng nói
Nếu con biết một chuyện có ích, nhưng không đúng sự thật, con đừng nói
Nếu con biết một chuyện có ích, đúng sự thật, nhưng hãy đợi đúng thời điểm, mới nói “
(3) Eleanor Roosevelt (Mỹ): "Người vĩ đại bàn luận về các ý tưởng, người bình thường bàn luận về các sự kiện, người nhỏ nhen bàn luận về con người".
(4) Lời Lão Tử
(5) Khổng Tử một lần dạy cho đồ đệ Nhan Uyên “ Chơi với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ chỉ có một phương cách là “ BIẾT CHỌN LỜI RỒI MỚI NÓI“
Chớ “Đa ngôn, đa quá “ ( nói nhiều thì lỗi càng nhiêu)
(6) La Bruyere “ Hãy suy nghĩ kỹ những điều sắp nói, nhưng đừng nói tất cả điều ta nghĩ“ “
(7) “Hãy lặng thinh đi chớ nói nhiều
Để nghe tiếng đáy nước hò reo
Để nghe tơ liễu rung theo gió
Và để xem trời giảng nghĩa thương yêu”
Hàn Mạc Tử
*****
Cát bụi ven đường.
Mượn ý từ câu thơ của Vũ Hoàng Chương
( Ta van cát bụi ven đường
Dù thương , dù ghét đừng vương gót hài )
Đời người như hạt bụi bay theo gió cuốn.
Có khi về với lá, đến đi theo khói sương
Tùy cảnh giới nghiệp quả, luật vô thường
Nào ai biết tương lai ngày mai ra sao được!
Phật dạy “nếu được làm người thật là đại phước”
Đừng để một đời chỉ ngủ say, đến lúc thiên thu !
Bao điều chưa tu tập, mới hay …
mãi mãi vẫn phàm phu!
Đừng quên nẻo thiện đang chờ
khi mải mê tìm hoan lạc,!
Hãy suy nghĩ bằng trái tim
của người chuẩn bị sẵn sàng về bến giác !
Hãy học cách nhìn với con mắt người tu hành
Hãy sống với niềm tin,
chẳng lệ thuộc khen chê chung quanh
Nhân quả bất tư nghì,
nguyện không trầm luân mãi thân cát bụi !
Đừng thương, đừng ghét, đừng vì hư danh luồn cúi
Đừng chê bai hay cười ai đâu biết ngày sau
Một mai ra đi nằm xuống như nhau
Trong thế giới giả tạm này,
cần đặc biệt thận trọng về sự tự phụ!
Một thử thách đòi hỏi cho mỗi ai xắn tay phục vụ!
Lúa trổ đầy bông nặng hạt luôn cúi đầu,
nên học cách khiêm nhu …..
Huệ Hương