Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành trình vượt qua chính mình!

11/04/202406:45(Xem: 3820)
Hành trình vượt qua chính mình!


hoasen_10
Hành trình vượt qua chính mình!

Kính bạch Thầy , nhân thấy lịch trình du hoá của HT Pháp Tông, con học lại kinh Trung Bộ và đã thọ nhận những gì mà Phật dạy qua tóm tắt của Ni Sư Trí Hải , kính dâng Thầy bài thơ cảm tác. Kính chúc sức khỏe Thầy, HH


Đến một lúc chợt bàng hoàng thảng thốt! 

Thì ra cuộc sống này phù du đến thế ư? 

Chỉ là bao gồm ý nghĩa của những danh từ 

“Tư tưởng, ý niệm, hành xử,  cảm xúc” 

Trước đối tượng Cảnh, Người 

được ta liên tục nhận thức ! 

Là tiến trình đi qua  sáu cửa giác quan 

Trong ý muốn phải xây dựng hay phá vỡ tan ?

 Mãi loanh quanh với khái niệm….tạo thành kết luận !

Đâu biết rằng:

“Nghiệp chính là giây phút hiện tại mình đã ngu xuẩn”

Đánh mất Chánh niệm vì những rung động không bền 

Chấp vào những ước mơ  mong đợi ai đó  đừng quên 

Hãy tâm tâm niệm niệm lời Phật dạy: 

Mà nội dung bài “Tiểu kinh xóm ngựa “ còn ghi lại: 

-Hành trình vượt qua chính mình, 

đi vào con người bên trong (1) 

-Nhất là trừ khử được những cấu uế tâm, 

như con dao hai lưỡi được bọc trong bao nhung!

Trong những bài kinh  khác, Phật khám phá 

“một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc” 

Và Ngài Xá Lợi Phất đáp:

“Không có cảm xúc tự chính nó là hạnh phúc” 

Nay hổ thẹn cảm nhận “buồn vui xảy đến trong ngày.”

Đều do duyên nghiệp ảnh hưởng thói quen đúng, sai 

Mà “ Năng lượng tinh thần phần lớn phụ thuộc “ (2) 

Vậy nên “Cái học về thực tại 

vốn tròn đầy ba mặt  cần Giới học đi trước” ! 

 Phật Tử Huệ Hương

——————————————————

(1) Bài “ TIỂU KINH XÓM NGỰA “ thứ 40 thuộc  kinh Trung Bộ 1  do HT Thích Minh Châu dịch và Ni Sư Thích Nữ Trí Hải tóm tắt “ tại Xóm Ngựa Đức Phật đã có bài pháp ngắn với sự giải thích con đường chân chính của Sa môn không những chỉ có khổ hạnh bề ngoài mà còn phải TỊNH HOÁ NHỮNG Ô NHIỄM NỘI TÂM “ 

 

(2)” Sống chết có thời

Đều do duyên nghiệp

Nếu muốn đổi dời

Chuyển tâm mình trước”

HT Viên Minh 

 

(3) thực chất của việc trì giới là không ngừng nâng cao phẩm hạnh của mọi người, là cánh cửa bước vào thế giới an định nội tâm và quan trọng hơn nữa là thăng tiến tuệ giác của tự thân trên lộ trình hướng đến giải thoát. 



HT Phap Tong-Uc chau-2024


hoa_sen (3)

Cần một niềm tin! 

Kính dâng Thầy bài thơ khi đã học được sự cần thiết phải có niềm tin nơi Tam Bảo mà Tăng là những người Thầy mà mình đã đặt trọn niềm tin. Kính tri ân Thầy, và kính chúc sức khỏe Thầy , HH



Thế hệ 9X được hưởng tiện nghi của cuộc sống hiện đại 

Tất nhiên cũng phải chịu hệ lụy mặt trái thôi 

Đến một lúc nào sẽ cảm thấy nhàm chán cuộc chơi 

Chắc chắn các bạn trẻ cần hai điều chiêm nghiệm 

1- Nghiệp lực chiêu cảm, luật nhân quả luôn tư niệm 

2- Đặt trọn niềm tin nơi một vị Thầy (1) 

Dù Đạo, đời cũng đều quan trọng, 

khi trò muốn thoát khỏi vòng quay 

Của sinh mệnh, sứ mệnh 

phải vượt qua mọi chướng ngại ! 

Trong dòng thác chảy xiết không bao giờ quay lại! 

Nếu đã tin nghiệp duyên, 

phải hiểu ….chứa nhiều oán hơn ân! 

Những đổ vỡ chông chênh thấp thoáng nét hằn 

Một chút thân phận, chút siêu thực thấm đẫm triết lý 

Thấu đạt chữ Duyên, luật nhân quả mới thấy giá trị !

Điều huyền nhiệm nhất là được  làm người 

Dù ngày tháng trôi xuôi với ảo và thật khắp nơi 

Thấy được,  hiểu được,  tin được  mới có hạnh phúc (2) 

Có câu “ Thánh ý nan phân, Phàm nhân nan trắc “ 

“Thầy là người dìu chúng con, 

vươn khỏi thế giới u mê 

Thầy là nguồn sáng quang minh, soi rõ lối về 

Thầy là con thuyền từ chở chúng  sinh, 

vượt qua sóng  đảo điên vọng tưởng” 

Cần  đặt trọn niềm tin, thân cận và ân hưởng ! 

 

Huệ Hương 

———————-++———-%%%%%%———————

(1) Trong kinh Kalama, Đức Phật đã đề cập đến vấn đề giáo dục đại ý rằng “ giáo dục không phải áp đặt , dù là áp đặt tri thức . Tri thức vốn có sẵn trong mỗi chúng ta và Thầy là người giúp trò phát triển khả năng tự học , tự chứng của mình, - như những hộ sinh giúp sản phụ sinh con vậy “ 

(2) “Con người không thể sống có hạnh phúc và không thể sống một đời sống có ý nghĩa nếu không có một niềm tin.

Phải có một cái gì THẬT, LÀNH, ĐẸP mà ta thấy được, hiểu được thì ta mới tin tưởng. 

Không có niềm tin, ta sẽ sống bừa bãi, không trách nhiệm, và do đó ta sẽ tàn phá cơ thể ta, tâm hồn ta, gia đình ta và xã hội ta. “ HT. Thích Nhất Hạnh 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2020(Xem: 5814)
Hôm nay con về Vào mùa an cư kiết hạ Con đã nghe rồi Cỏ cây rộn rã tiếng cười vui Đón con về Mùa Vu Lan báo hiếu Ngẩn lên nhìn Đức Phật Nghe lòng cảm xúc, tiếng gọi từ ngàn xưa Hôm nay con về Sư Phụ còn đây ngày tháng đó Áo nâu gầy lòng mở rộng thương yêu
25/08/2020(Xem: 9120)
Vịnh Cảnh Chùa Long Tuyền Long Tuyền chùa cổ thật trang nghiêm Các tháp cao ngời tỏa đạo huyền Vắng lặng vườn hoa cây nói pháp An bình cảnh trí suối khơi thiền Tiếng thanh chim hót vơi tham dục Lá biếc mai khoe lắng não phiền Thất Bảo, Quan Âm đều thắng cảnh Mỗi lần khách đến kết lành duyên.
24/08/2020(Xem: 6188)
Ngày ngày lễ Phật xong đến phần hồi hướng , Mẹ, Cha dù đang cảnh giới nơi nao ? Nguyện chút công đức này đền đáp công lao , Dưỡng dục nên người lại thêm biết Đạo ?
24/08/2020(Xem: 7394)
Tháng năm bước đời dong ruỗi Hay đâu mùa đã sang thu Trông về phương mây trắng nổi, Một chiều hoang tái tâm tư.
24/08/2020(Xem: 8048)
Rời quê cũ lênh đênh con sóng bạc Thầy ra đi theo tiếng vọng lên đường Sờn áo mỏng bao năm trên đảo nhỏ Giấc mơ nào cho mấy độ tha phương Đời tu sỹ trong gót hài muôn dặm Nhấc chân lên là siêu vượt bến bờ Thân giả tạm gá vào nơi cõi tạm Dạy bao người đến được chốn hương quê Rồi Quảng Đức bao năm trường giá lạnh TÂM ban đầu vẫn khắc khoải thời gian PHƯƠNG nào đến cho đoạn đường lây lất Vẫn chân tình trong tiếng vọng Lạc Bang Nguồn pháp nhũ là uyên NGUYÊN mấy độ Trãi bao thu gìn giữ TẠNG chơn thừa Gió vẫn lạnh nhưng lòng thầy không lạnh Để bao mùa ngồi gõ nhịp trong mưa Nam Mô A Di Đà Phật Melbourne cuối đông 2020 Đệ tử Đồng Thanh
24/08/2020(Xem: 7188)
Quảng Đức Già Lam Vịnh Kính tặng TT. Thích Tâm Phương, TT. Thích Nguyên Tạng Quảng Đức Già Lam rạng ánh quang Trang nghiêm thanh tịnh ngát sen vàng Tâm Phương viện chủ khai nguồn đạo Nguyên Tạng trú trì tiếp ánh đăng Phật tử năm châu đều ngưỡng mộ Tăng Ni bốn biển thảy ca dương Trang Nhà Quảng Đức thơm Hương Tích Tỏa rạng tình thân mọi nẻo đường...! California, 23-08-2020 Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (cảm đề)
24/08/2020(Xem: 11275)
Tay nâng bát cúng Quá Đường Mùi cơm Hương Tích muôn phương ngạt ngào Phật Tổ ngự ở trên cao Mắt nhìn từ ái, hào quang sáng ngời. (thơ của Phật tử Thanh Phi)
23/08/2020(Xem: 6707)
Chùa Lầu, cổ tự ở Duy Xuyên Mái ngói rêu phong gió trải miền Rạng ánh trăng huyền soi lối đạo Ngời trang kinh ngọc hoá nhân duyên Chuông khuya thức tĩnh vơi sầu não Mõ sớm ngân vang lắng khổ phiền Lữ khách nơi nơi về hội ngộ Tăng nhân tĩnh tại đãi trà thiền. Trà thiền đối ẩm đạo hàn huyên
23/08/2020(Xem: 9092)
Mấy mùa sương khói mấy mùa tan Đời con phiêu bạt kiếp lầm than Rưng rưng ngấn lệ sầu viễn xứ Một tiếng chuông chùa vọng Vu Lan
21/08/2020(Xem: 6222)
Trông làng mây trắng phù hư, Lên non ngắm cảnh, trăng từ trăm năm. Gió đời nghiệp ảnh nhã tầm, Vinh hoà Phú quý, nhiên tâm sáng ngần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]