Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập Thơ Khoảng Đời_Chiêu Đề Thích Đồng Bổn_2024

11/03/202417:13(Xem: 2607)
Tuyển tập Thơ Khoảng Đời_Chiêu Đề Thích Đồng Bổn_2024

Khoang Doi_HT Thich Dong Bon

SUY NGHĨ NHỎ

VỀ THI TẬP KHOẢNG ĐỜI
CỦA THIỀN SƯ CHIÊU ĐỀ


hướng nhân duyên hầu khơi sáng tư hướng tuệ giác đạo pháp bằng ánh lửa trực ngộ trong công án Thiền.
Chính vậy, hành giả thi sĩ quả thật đã hiện thân như ngọn giác đăng trí luật và pháp âm, đưa hỏa hầu loang
tỏa ánh sáng diệu kỳ vừa trực diện tâm thông, trải đầy trên hà sa ngõ sinh phù, tạo nên khoảng đời hiện
nghiệp cho duyên khởi… Khoảng đời dừng bước lối mòn Đừng theo vết cũ, đừng buông rơi mình
Chỉ cần làu thuộc Tâm kinh 
Là ta không phụ tánh linh thuở nào”.
(Khoảng đời)

Ý niệm hình thành tư tưởng dàn trải trong thi tuyển, đã khai đắc lộ trình xuyên suốt từ kiếp vô thủy
đến không - thời gian hiện hữu, mặc nhiên như một pháp thoại, một tiểu tập kinh hành đã gói trọn hành
trình giác ngộ của bước đi vô ngã. Kinh nghiệm hoát nhiên có được của hành giả trong suốt thời gian sống
động thừa hành, người đem trọn chân như cung hiến rằng: “Khoảng đời tôi đã trải qua / Viết nên nhạc khúc
trường ca tặng người” (Khoảng đời).

Tập thi tuyển đọng đầy những trần tình từ bước đường nhập thể, trôi chảy theo duyên nghiệp hành
đạo. Suốt hơn 200 trang, trải dài trong không - thời gian Khoảng đời với 70 bài thi tụng, đã được phân
bày trong 35 khoảng cách vật lý, tâm tư, ý niệm, tư tưởng, hình học, không gian… (từ tiết 1: Khoảng đời,
tiết 2: Khoảng buồn. tiết 3: Khoảng cách… đến tiết 34: Khoảng trống, tiết 35: Khoảng xa). Hình thức phân
đoạn hình như đã quán chiếu từng hiện thực trên bước du hành nắm bắt hiện thể vô ngã, và phải chăng
tư hướng truy căn nhìn lại tiềm thức đã bay lướt qua nhiều khoảng không - thời gian sống trong đạo pháp.

Xuyên qua tự tánh, dần tìm ra chân bản vô ngã, điều mà trên bước đường hành trì, mọi bề mặt giả tướng
được hiển hiện trở lại bên trí nhớ sơ nguyên, khác gì:“Giữa giòng bến giác bờ mê/ Con thuyền ngược nước
bốn bề trùng khơi” (Khoảng đời).

Hướng chân thiện giả ghi đậm nét phân bày và hành xử từng giai đoạn. Từ tiết 1: Khoảng đời, thiền
gia thi sĩ mở rộng tâm thức, chú giải cho khách bước vào thiện căn bằng một bài thi Cái bóng cuộc đời. Tư
tưởng huyễn hoá của sự vật quanh đời, cái bóng theo tôi nhưng không phải là tôi. Với hiện tướng thực hư
vô ngã vẫn là giả huyễn thôi:

Bóng trăng chìm đáy nước
Cánh nhạn lướt trời không
Ấm ma đoạn nơi lòng
Phiền não trút bến sông…
(Cái bóng cuộc đời)

Thi tụng của Khoảng-Đời với 35 thi khúc và 35 bài thơ đi kèm khơi ngộ lẽ đạo, như tiết 3: Khoảngcách,
dẫn giải theo bài Chốn bình yên, tiết 4: Khoảng cao, được viên tròn bằng bài dẫn Đức Phật của tôi, tiết
6: Khoảng-chờ, là bài tụng thi Hỏi đá, tiết 7: Khoảngchung, bài Hỏi mây, tiết 8: Khoảng-chừng được bài
Hồi sinh… Suốt bước đi trên con đường hóa đạo, lịch trình đường tu chứng được tụng thi và dẫn giải như
tiết 18: Khoảng-không, với bài dẫn Nhớ tưởng, tiết 20: Khoảng-mộng, bài dẫn Tái sinh,… và dần theo như
vậy, tiết 23: Khoảng-ngắn với bài dẫn Vô minh… Một thi tập giá trị về cả đạo và đời, gói ghém khúc
chiết trên đường hành trì tu chứng của một hình bóng thượng sĩ, thì mọi tu chứng đều được trợ duyên bằng
pháp âm, hoặc duyên sinh từ những phương cách huyền diệu khác. Trong đó, lời chân ngôn Phật pháp,
suy diễn qua hữu kinh hay vô kinh, đều là những huyền năng hóa nhập, thuần hành thu liễm đức tin
vào nội tĩnh trang nghiêm với hoài vọng tịnh tiến lần dò chân lý đạo pháp. Trong đó, những tác phẩm thi
hướng như thi tập KHOẢNG-ĐỜI thể hiện như một bản thể chân tướng được hóa thân từ tuệ giác của một

chân sư.
Trân trọng,
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
Thư trang Quang Hạnh
Mùa Thu, 2023
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2020(Xem: 6660)
Kính bạch Thầy bổng nhiên sau thời khoá học kinh con nhớ ra mai này là ngày kỷ niệm lần đầu có dịp hành hương chung với Tu viện Quảng Đức do Thầy hướng dẫn và vài vần thơ xin kính dâng Thày và các bạn trong đoàn ngày ấy Thật là một kỳ duyên ! Con rất hạnh phúc và hoan hỷ khi nhớ lại Kính HH Có những kỷ niệm đẹp dường như kỳ diệu ... Ba năm ( hai bốn tháng ) khó thể nào quên , Ý tưởng hành hương thôi thúc ... ghi tên . Chút khuây khỏa sau năm tròn tang mẹ !
30/03/2020(Xem: 7140)
Đang cơn đại dịch Long đong Người nghèo thấp thỏm ngóng trông phép mầu Quanh năm lam lũ, dãi dầu Chắt chiu Nào phải mơ giàu ước sang?! Nợ nần, chi phí... dọc ngang Xa quê ở trọ hết đàng trở xoay Đêm nằm trơ trống xòe tay Đồng tiền khúc ruột vơi đầy cộng chia
29/03/2020(Xem: 6886)
Thiền sư tinh tấn tu hành Cho nên đạo hạnh nổi danh khắp vùng Bà con ca tụng vô cùng Ngài nêu gương sáng soi chung cho đời.
27/03/2020(Xem: 8023)
Nỗi niềm người Canh, Mậu! Khi biết mình mệnh Canh Cô, Mậu Quả , Thuận số ...bằng lòng cách sống quạnh hiu. Chẳng con cháu nào chung buổi cơm chiều , Vẫn thản nhiên vui, yêu đời thầm lặng!
27/03/2020(Xem: 15049)
Thơ Bùi Giáng - Hồng Vân diễn ngâm
25/03/2020(Xem: 14352)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,... Đức Phật đã trả lời: "Này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ."
25/03/2020(Xem: 7707)
Cuộc đời chẳng biết nói sao Tu hành nghiệp đến đời nào thoát đâu Dẫu cho cuộc sống bể dâu Chuyên tâm trì niệm qua cầu tử sanh Thời nay bệnh tật toàn cầu Xin cho thế giới thoát vòng nạn tai Vô thường là chuyện đổi thay Từ bi là chuyện đêm ngày quán chuyên.
23/03/2020(Xem: 7323)
Chuyện phế hưng mấy thuở Trăng tròn khuyết trên ngàn. Giữa sắc màu dâu bể, Theo điệp khúc thời gian.
20/03/2020(Xem: 8636)
Ồ hôm nay là ngày Hạnh Phúc Quốc Tế ! Nhớ năm xưa vui cùng bạn mặc áo màu cam , Thể hiện sáng tạo, phấn khởi, siêng làm , Rất cố gắng , nhiệt tình, đam mê, thu hút ...
19/03/2020(Xem: 8190)
Trong một viện dưỡng lão ở nước Úc, cụ ông Mak Filiser, 86 tuổi, không có thân nhân nào thăm viếng trong nhiều năm. Khi cụ qua đời cô y tá dọn dẹp căn phòng của cụ và bất ngờ khám phá ra một mảnh giấy nhàu nát với những dòng chữ viết nguệch ngoạc. Đó là một bài thơ của cụ và đó là tài sản duy nhất, là cái vốn liếng quý giá nhất cho tuổi già cô đơn của cụ. Trong bài thơ cụ ghi lại những kỷ niệm gia đình, những nỗi nhớ về quãng đời mình đã trải qua và nhắn nhủ với người ở lại. Bài thơ khiến bao người cảm động. Bài thơ có tiều đề là “Cranky Old Man” (It was a poem written by Filiser. The poem “Cranky Old Man” is the only thing that has survived the old man after he left this world).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]