Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển Tập Thơ Quê Chiều

11/03/202416:56(Xem: 1810)
Tuyển Tập Thơ Quê Chiều


Que Chieu_HT Thich Dong Bon



MỘT TIẾNG DIỀU ĐÊM
ĐỘNG SUỐI THƠ


Đây là tập thứ 5 trong tuyển thơ Quê chiều của thi sĩ - thiền sư Thích Đồng Bổn. Đọc thi phẩm này, trong tôi chợt hiện lên hai hình ảnh - âm thanh hòa quyện: tiếng diều đêm vi vút và tiếng suối thơ dạt dào. Đêm vắng, trời dẫu trong, vằng vặc trăng cũng khó thấy cánh diều, chỉ tiếng sáo diều bổng trầm vọng lại. Phải tĩnh tâm, phải lắng hồn mới thấu được thanh âm đồng quê ấy. Còn suối thơ trong trẻo, lặng lẽ mà kiên tâm, đi xa để trở về, khởi nguồn cho sự hòa kết đạo - đời, tạo duyên cho bao gặp gỡ của những chân tâm truy tầm cái đẹp trong cõi tịnh.

Là tu sĩ, thi nhân thường bộc lộ ý hướng hoằng dương Phật pháp qua sáng tác của mình. Điều này cũng là hợp lẽ; bao người trước và cùng thời với tác giả đã, đang và sẽ làm. Nhưng đạt được tâm nguyện xét từ góc độ giao cảm, lan tỏa của thi tính, thi ngôn hay không, là chuyện khác. Cảm giác mục đích giáo huấn mà nhiều người xem trọng, với thầy Đồng Bổn, chỉ là hệ quả tất yếu, đến sau những ngẫm ngợi, phát hiện tự nhiên mà hàm chứa bao ý vị của thơ, của đời. Có được điều đó, một phần người thơ thường sử dụng cấu trúc ba phần: Nhập - Luận - Kết. Phần “nhập” là thi hứng khởi đi từ một sự vật, hiện tượng, tình huống,… trong đời sống. “Luận” là những ngẫm suy từ chính trải nghiệm của bản thân tác giả trong cõi đời, cõi đạo. “Kết” là bài học quyện hòa giữa đạo và đời, hướng đến sự khai tâm, đốn ngộ. Ví như bài Suối nguồn, từ mối quan hệ có tính tuần hoàn tự nhiên của suối con với Mẹ nguồn, từ sự tinh khiết của dòng nước đầu non, người thơ chứng nghiệm sự đánh mất bản nguyên của suối, cũng là của mỗi cá nhân, trong hành trình làm người, qua đó nhắn gởi một lời khuyên hữu lí, dễ thực thi “giác lộ”, giúp cho cái tâm được như nhất, an yên giữa dòng đời bất định, xô bồ:

Giáo pháp ấy gọi là tánh thủy
Sống hài hòa vốn dĩ an bài
Bầu đựng tròn, ống chứa thì dài
Sao cũng được, mỗi ngày pháp dược.

Ở nhiều bài trong thơ khác như Sách hay, Biển, Cái cân, Cây cau, Cây chuối, Kính lão, Quả bóng, Thảm chùi chân, Tầm nhìn, Lỗi lầm, Uống trà, Một thuở,… ta cũng gặp cấu trúc này. Lối kiến trúc “tam tài” đó làm nổi bật tính chất của dụ ngôn - những triết lí sống, những bài học quý ngầm ẩn dưới lớp vỏ ngôn từ tựa một thứ nước mát lành để muôn đóa hoa lòng khoe hương tỏa sắc. Đó là lối dụng ngôn theo kiểu “hai trong một”: thực hành thơ đồng thời dụng hành Phật pháp, Phật ngôn cất tiếng thành thi ngôn. Là kiểu “thi tại tâm” nên ý tình tự nhiên hiển lộ, tự nhiên cảm động lòng người.
Tám ba phần trăm bài thơ (58/70 bài) có nhan đề gồm một hoặc hai tiếng. Những tựa tối cô đúc, chỉ một từ, ghim vào tâm trí bạn đọc, gợi ở họ sự tò mò, khả năng đồng sáng tạo: Hỏi, Lắng, Mê, Kiếp, Mượn, Tạm, Nghĩa,… Một mà khơi dẫn tuệ giác tới vô cùng. Thi nhân sẻ chia với chúng ta bao liệu pháp quen thuộc mà hữu dụng để sống bình yên, ý nghĩa: phương thức giữ cho tâm hằng an giữa biển đời cuộn sóng; giải pháp tiêu trừ nghiệp chướng, gieo nhân lành gặt quả thiện, thoát khỏi vòng luẩn quẩn trả vay, giả tạm; cách buông bỏ những muộn phiền đeo đẳng, khắc chế tham sân, vượt bờ mê sang bến giác: “Quán nhân duyên mau dứt vọng mê lầm/ Cho sóng thức không vang ầm tâm thức” (Biển);… Đây cũng là biểu hiện sinh động cho tính hàm súc, nhiều dư ba, lắng đọng của thơ thấm đẫm ý vị Thiền.

Cái duyên khá ấn tượng của tập thơ là sự nhóm gộp các sáng tác cùng đề tài, cùng một trường ngữ nghĩa, trường liên tưởng, có sự giao thoa ý tứ, cũ mới giao duyên: từ cách đảnh lễ của Phật tử, đặc tính của cỏ cây, đồ vật đến chuyện Phật duyên, chuyện mười hai con giáp, những tâm sự về bản thân, về tha nhân,… Phương diện nào cũng có những phát hiện độc sáng. Điều đó cho thấy trường liên tưởng nhạy bén, cảm hứng thơ rất vượng của thi nhân. Chẳng hạn, với một yếu tố thời gian không xác định “khi”, thi sĩ đã quán chiếu đến bao điều: nỗi buồn trước sự vô minh, thói bạc tình, gánh nặng tuổi tác, lẽ sinh li tử biệt, hợp tan (Buồn khi); sự chấp nhận nghịch cảnh, một lòng với lí tưởng để trưởng thành trong đời, trong đạo (Dẫu khi); ý hướng dưỡng tâm luyện chí, nỗ lực tìm hạnh duyên cũng chính là tìm kiếm bản lai diện mục của mình (Đợi khi, Hỏi khi); niềm hi vọng về một kết quả viên thành, dứt khỏi bao ràng rịt cõi Ta bà với luân hồi sinh tử, với lợi danh phù phiếm (Mơ khi); tâm trạng hoài nhớ một quãng đời dĩ vãng để an yên trong hiện tại và vững bước trên con đường phía trước (Nào khi, Ngẫm khi, Nghĩ khi); sự ưu tư, trăn trở trước tuồng ảo hóa, lẽ phù sinh, rồi tự răn, tự quyết để tự do tự tại, an lạc với lựa chọn của mình: “Ở trong thế giới của thiền/Mà nhìn vũ trụ khởi duyên niết bàn” (Ngỡ khi, Nhỡ khi, Thấy khi, Thoảng khi, Từ khi),… Tương tự là những suy ngẫm từ tập tính để từ đó liên hệ đến cốt cách, phẩm hạnh của con người ở cả hai giới nam và nữ. Một chút siêu hình nhưng vẫn hữu lí bởi chứng nghiệm của người trong cuộc. Bao nhiêu điều đặt ra cho độc giả qua không ít trạng huống đời - đạo, đời - thơ mà nhân vật trữ tình Thấy - Hỏi - Ngẫm - Nghĩ… Cảm giác như dẫu ở đối tượng, cảnh huống nào, thi nhân cũng còn vương nợ với tha nhân nhiều lắm. Một bè lau sang bến, một lối nhỏ giữa đời, một bóng mát cho lữ khách dặm xa, một bài tập cho chúng sinh sửa tâm, dưỡng tánh đến với thiện duyên. Đó cũng là ý nghĩa tích cực của thơ, của đạo, vượt khỏi sự hữu hạn của câu từ, một xác tín cho sự dung hòa hai nhân trí: tu sĩ và thi sĩ. Sự đa dạng đề tài, cảm hứng là minh chứng về sự mở rộng tâm không để đón nhận những vang động của đời, lọc qua lăng kính đạo, để cho thơ cất lời: “Vượt lên ngôn ngữ văn tự ấy/ Muôn ngàn tuệ giác vẫn lặng thinh” (Nhưng khi).

Đồng hành với những nẻo đường tu, những suy nghiệm của tác giả, ta dễ dàng tri nhận hình tượng thiền sư - thi sĩ của Thích Đồng Bổn trong thi phẩm này. Đó là tâm thế của người bước đến cửa Không, vui duyên đạo cùng mõ sớm chuông chiều, vững lòng trên con đường đã chọn. Dẫu có buồn vì nhân tình thế thái, vì dâu bể phôi pha, vì tuổi già bệnh tật, nhưng không hề thấy sự than thân trách phận. Thấu suốt chữ “tùy duyên”, nên trên tất cả vẫn là tiếng lòng thiết tha hướng đến đạo, đến đời, để cho tốt đời đẹp đạo, đời đạo vẹn toàn: “Đời hanh thông, đạo mới xiển dương” (Kỉ niệm). Đó là một cái tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Với quan niệm, tâm thế sống “tùy duyên”, thuận theo lẽ thiền để vượt qua vòng đau khổ, người thơ đã có được sự an yên, thong dong, tự tại trong “duyên đạo”:

Tan thì cứ để nó tan đi
Thị phi cũng vậy khổ làm gì
Hạnh phúc vui buồn rồi trôi hết
Thôi kệ, mặc lòng nghĩ đến chi!
(Tan trôi)

Như đã nói ở trên, thầy Đồng Bổn không dụng tâm thơ hóa những triết lí uyên áo của Phật giáo. Sự rung động hồn thơ trước hết đến từ những nghĩ suy, đắn đót trước phận người, nỗi mình. Cõi đạo là cái lí, ở ngôi trên; còn cõi đời, cõi thơ là cái tình, là phần đời lắm nỗi. Không ít bài thơ thể hiện tâm trạng lưỡng phân rất con người, rất nghệ sĩ của thi nhân. Tôi, và có thể nhiều độc giả khác, sẽ ấn tượng với những câu thơ lệch chuẩn như thế - một chút Tản Đà muốn làm thằng Cuội chốn cung Hằng, vừa thoát tục vừa vấn vít nghiệp duyên trần thế. Những dòng thơ lưỡng phân cho thấy hành trình tự thức ngộ chẳng mấy dễ dàng của người trong cuộc về lẽ sống, ý nghĩa đích thực của mỗi cá nhân:

Hỏi khi lên gặp chị Hằng
Xin cho ở tạm lầu trăng vài đời
Chờ khi Thánh chúng rước mời
Ra đi xin tạ đôi lời tri ân...
(Hỏi khi)

Để rồi:

Đêm về vằng vặc ánh sao
Thấy mình rơi rụng trên cao mấy tầng.
(Kiếp)

Bởi thế mà nhân vật trữ tình thường có tâm trạng đắn đo, cân nhắc giữa hai cõi trần - tiên, hai cách hành xử: quay lưng thoát tục và hành đạo giữa đời:

Nghĩ đi tính lại ở cõi này
Chẳng đi đâu nữa trụ tại đây
Bây giờ, thực tại là mãi mãi
Nghĩ là tưởng tượng có gì sai!
(Nghĩ khi)

Và cuối cùng đi đến xác quyết:
Quay về tiếp quãng đường lành
Không quay về để tìm danh vị đời
Bước ra được khỏi trò chơi
Nguyện vào nhà Phật lên đồi hoa tâm.
(Quay về)

Tu tập, hành xử phải đạo là một cách trở lại cái “bản thiện”, cái “tự tánh” của con người, để sinh linh thoát khỏi thống khổ của bể vô minh, bến ái tình, lẽ phù sinh vô thường hòng an nhiên, thấu suốt trên đường giác ngộ - “nẻo về” của mình: “tâm hòa tánh thuận để xa luân hồi” (Nào khi).

Tập thơ tái hiện cả một quãng đường từ thuở ấu thơ hồn nhiên vô tư lự giữa làng quê yên bình đến tuổi gần thất thập, giữa ồn ào phố thị, đã thức ngộ lẽ vi diệu của đạo, cái tạm bợ của đời, đã dọn lòng thanh tịnh để hướng vọng Ngày Về của thi nhân: “Nương trong pháp Phật ngõ về an vui” (Phù hợp).
Không nặng nề, phô diễn Phật ngữ, lời lẽ chân tình, giản dị, cận nhân tình,… Tác giả cũng không hề che giấu tâm nguyện mượn thơ để lan tỏa đạo, gởi trao những thông điệp gần gũi, nhiệm màu, để san sẻ ân tình với muôn nơi. Người nghệ sĩ ngôn từ đã kiến tạo cây cầu bền đẹp nối hai bờ đời - đạo, kết nối những tấm lòng từ ái, tạo một kênh hữu hiệu để giao cảm những chân tâm đồng điệu.

BÙI THANH TRUYỀN





pdf






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2024(Xem: 2330)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
03/01/2024(Xem: 5906)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 6866)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 4967)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 5285)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
14/12/2023(Xem: 3285)
Nắng trải trời thu giữa phố phường Người về ghé lại cảm tình thương Triêm ân đạo cả nào phân được Giữ đức tâm khoan chẳng tính lường Tuổi hạc bình yên vui pháp trưởng Trần đời lặng lẽ sống hiền lương Kinh thâm giảng giải Thầy trao nghĩa Khắp chúng luôn cùng thắm vị hương
03/11/2023(Xem: 3365)
Lâm Tế huân tu ba tát tay Hốt nhiên giác ngộ lạ lùng thay Phá tan kiến chấp vô văn tự Trực chỉ chân tâm thấy biết ngay.
02/11/2023(Xem: 2994)
Nhân khi nghe pháp thoại HT Từ Thông giải thích Hồng danh Đức Phật A Di Đà, con Huệ Hương xin có bài thơ kính tặng Cụ Bà Tâm Thái là hình tượng cho thế hệ trẻ kế tiếp, một kho tàng kinh nghiệm quý báu khi chỉ ra Tuổi già là một hồng ân, là tuổi đạt đến sự tròn đầy của cuộc đời làm người và được làm đệ tử Phật!, dù ở tuổi đại thọ 91, nhưng cụ bà Tâm Thái vẫn tinh tấn niệm Phật mỗi ngày. Xin đa tạ, luật hấp dẫn Vũ trụ hiển hiện ! Phật A Di Đà tên của Vô lượng Quang Chính là ánh sáng vô biên ( không gian ) Còn biểu trưng tên khác …Vô Lượng Thọ Đấy là thời gian vô tận bao trùm lưu bố !
02/11/2023(Xem: 3591)
Kính lễ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát …. “Từ chân tánh hiện thân Đại Sĩ Giữa Hồng Trần chẳng nhiễm bụi bay” Ngôi chùa nào của Phật giáo đại thừa hiện nay Bồ Tát Quan Âm đều được trang nghiêm tôn trí! Chiêm ngưỡng hình tượng Ngài, thầm đọc Chú Đại Bi Phổ độ lợi lạc chúng sinh bất tư nghì Mỗi lần lễ vía…. nguyện đọc thông điệp về hạnh nguyện ! Sống hoà hợp, tôn trọng, tinh tấn tụng niệm Tính siêu việt nhất là… hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, Mắt thương nhìn đời không gì có thể ngăn che Tầm thinh cứu khổ cứu nạn với trái tim đồng cảm !
31/10/2023(Xem: 3055)
Mỗi ngày con niệm Di Đà Giữ lòng thanh tịnh tránh xa não phiền Thành tâm lễ Phật kết duyên Lên thuyền Bát Nhã con nguyền quyết tâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]