Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28_Nhân duyên tôi biết thầy Tuệ Sỹ (Bài viết của HT Thái Hòa, do đệ tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên diễn đọc)

28/10/202319:48(Xem: 4362)
28_Nhân duyên tôi biết thầy Tuệ Sỹ (Bài viết của HT Thái Hòa, do đệ tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên diễn đọc)



Nhân Duyên Tôi Biết Thầy Tuệ Sĩ

Bài viết của HT Thích Thái Hòa
Do đệ tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên diễn đọc





Chúng sinh thì không biết Phật và vĩnh viễn không bao giờ biết Phật. Nhưng, Phật thì biết rất rõ chúng sinh, luôn luôn nghĩ về chúng sinh và tìm đủ mọi phương tiện để đi đến với chúng sinh.

Tại sao vậy? Vì chúng sinh sống với vô minh tà kiến và bị võng lưới vô minh tà kiến buộc chặt, nên dù chúng sinh có cố gắng nhảy lên cao đến cỡ mấy, cũng vẫn không thoát khỏi võng lưới này. Không thoát ra khỏi võng lưới này, thì làm sao biết Phật!

Nếu chúng sanh mà biết Phật, thì họ không còn là chúng sinh nữa rồi, thế thì họ là ai? Họ không thuộc về của ai cả. Họ là thuộc tính của Phật, họ là quyến thuộc của Phật và cùng với Phật nghĩ về sự đau khổ của chúng sinh mà vận khởi tâm đại bi, tìm đủ mọi phương tiện thuận nghịch để đi tới với chúng sinh, lân mẫn với chúng sinh, từ ái với chúng sinh; chia sẻ ngọt cay với chúng sinh, đồng sự với chúng sinh, giúp chúng sinh thoát ly những nợ nần sinh tử và thăng hoa từ cuộc sống.

Phật không những biết rất rõ chúng sinh mà còn biết rất rõ những đồng sự của Ngài, để giúp những đồng sự thoát ra khỏi mọi ý niệm ngã và pháp, để sống cùng với chúng sinh, làm lợi ích cho chúng sinh, mà không bị những ý niệm chúng sinh quấy phá, buộc ràng.

Cũng vậy, trên bước đường học đạo, tôi biết Phật, nhưng tôi không biết thầy Tuệ Sĩ và hoàn toàn không biết thầy Tuệ Sĩ là ai? Tôi chỉ biết thầy Tuệ Sĩ, khi tôi biết Phật; nếu tôi không biết Phật, thì chắc chắn tôi cũng không bao giờ biết thầy Tuệ Sĩ. Nhân duyên tôi biết thầy Tuệ Sĩ là do tôi biết Phật và gia đình tôi đã có nhân duyên với Phật từ nhiều đời.

Khi tôi xuất gia và đã trờ thành một Tăng sinh theo học Phật tại Phật học viện Báo Quốc-Huế, trước 1975. Khi ấy, tôi đã đọc say sưa cuốn Đại cương thiền quán của Thầy, do Hòa thượng Thích Đôn Hậu, làm Chánh Đại diện Miền Vạn Hạnh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bấy giờ, viết lời giới thiệu.
Vừa đọc tác phẩm này, vừa cảm phục Thầy, vì lúc đó Thầy chưa đầy 20 tuổi, mà đã nắm vững những triết lý của thiền, với những phương pháp thiền quán và rồi Thầy lại viết Triết học Tánh không, lại dạy Triết học Đông phương cho lớp chuyên khoa Phật học Liễu quán tại chùa Linh Quang Huế, lúc ấy Thầy mới 24 tuổi, người nhỏ thó, mắt sáng quắc, được Hòa thượng Thích Mật Nguyện giới thiệu Thầy với đương hội bấy giờ.

Rồi lại đọc, Tô Đông Pha-Phương Trời Viễn Mộng của Thầy viết; lại đọc Tư Tưởng Vạn Hạnh do Thầy chủ bút, đọc Thiền Luận của Susuki do Trúc Thiên và Thầy dịch, tôi lại đi tìm kiếm thầy Tuệ Sĩ và đã thật sự tìm thấy Thầy, học trực tiếp với Thầy ở khóa Phật học tại Quảng Hương-Già lam, ngoài những giờ trên lớp, còn học riêng với Thầy, như: Câu xá luận, Trung quán luận, Thành duy thức luận, cộng thêm tiếng Phạn và tiếng Nhật, mỗi khi thấy Thầy rãnh rỗi ở trong Trượng Thất.

Trong khóa học này, tôi cũng đã được lạy Phật với Ôn Già Làm, Ôn Minh Tuệ, Ôn Đức Chơn, cùng với Thầy và Đại chúng đều đặn vào mỗi buổi khuya và ngồi thiền vào mỗi buổi tối, suốt khóa Phật học tại Phật học viện Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn, niên khóa 1980-1984. Các thời khóa tu học của Viện, Thầy lúc nào cũng nghiêm túc và có mặt trước chúng tôi. Thầy là tấm gương sáng không phải chỉ pháp học mà còn là cả pháp hành cho chúng tôi noi theo.

Ở trong không gian này, tôi đã trực tiếp học với Thầy và biết Thầy không còn qua sách vỡ và tư tưởng, mà biết Thầy bằng chính đời sống của Thầy:
Thầy “Lấy trí tuệ làm sự nghiệp; lấy lợi sinh làm gia vụ; lấy khổ đau sinh tử của chúng sinh, làm sự cộng sinh để rèn luyện tâm chí, trưởng dưỡng hạnh nguyện từ bi và lấy sự tác nghịch làm sự tác thành”.

Tôi đã học với thầy Tuệ Sĩ không chỉ bằng sách vỡ và thầy Tuệ Sĩ cũng không phải chỉ dạy tôi bằng sách vỡ, mà đã dạy tôi bằng chính đời sống của Thầy.
Thầy Tuệ Sĩ là người luôn luôn nghĩ về sự đau khổ của chúng sinh, những bất hạnh của Dân tộc, những lầm lũi của kiếp người, mà dấn thân hành động, như chính thầy đã từng dấn thân hành động. Hành động và gan dạ đến nỗi đã đi ở tù và sẵn sáng nhận lấy bản án tử hình trước tòa với tâm chí không hề dao động.

Thầy dấn thân hành động không phải để cho Thầy, mà để báo đáp ân sâu của Tam bảo, tiếp nối đại nguyện của Thầy Tổ, không làm tủi nhục kẻ sĩ của bao thời đại và không làm nhụt chí của những thế hệ kẻ sĩ tương lai, nên trong bức thư, gửi cho Tăng Ni trẻ ở Huế, Thầy viết:

“Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư đối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết...

Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của Thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia sẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khởi tô ngọn đèn Chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa”.

Thầy Tuệ Sĩ hôm nay là Tuệ Trung Thượng Sĩ hôm qua và hôm qua nữa. Tuệ Trung Thượng Sĩ ngày hôm qua và hôm qua nữa, đã đi vào thể tính của “như”, sống với “như”, nên không cần nói đến trì giới và nhẫn nhục, đã vung tay kiếm đâm chết những kẻ trí thức thượng thừa ngái ngủ, trong tháp ngà ảo vọng của nhận thức tư duy một cách không thương tiếc; đập vỡ và buông bỏ mọi kiến chấp nhị nguyên của những kẻ đã bị đầu độc và nhồi sọ trong sáo ngữ khuôn phép của lễ nghi khoa giáo ở tại công đường, để đưa họ trở về sống với pháp thân thanh tịnh, u huyền tịch lặng bản nhiên:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc
Dục tri vô tội phúc
Phi trì giới nhẫn nhục”.

Nhưng, thầy Tuệ Sĩ thời đại của chúng ta, tuy cũng biết vậy, nhưng giấu kỹ kiếm báu vào bao, chỉ sử dụng khi nào cần và có khi cần sử dụng, thì giáo nghĩa: Tạng, Thông, Biệt, Viên; hay Thỉ, Chung, Đốn, Tiệm rõ ràng, mặc dù thấu đạt “Tánh không vô trú”; “Tâm, Phật, Chúng sanh, tam vô sai biệt”, nhưng vẫn khiêm tốn dạy dỗ cho con người rằng: “Hiếu thảo với Cha mẹ, quý kính Sư trưởng, yêu mến Quốc gia, bỏ ác làm lành, ăn chay niệm Phật, tin sâu nhân quả…”; nên chính Thầy là người lặng lẽ yêu nước thương dân, yêu đời quý đạo, nghiêm trì giới luật và quan tâm đến giới luật, để làm khuôn phép cho mọi người mà nhất là giới trẻ. Thầy sống vô chấp mà không phá kiến, phóng khoáng mà không rời phép tắc; giảng dạy các hệ thống tư tưởng triết học Đông Tây, mà không bị các tư tưởng hệ ấy, hút mất tinh chất, biến đổi đức hạnh, không hề thoái thất một mảy may niềm tin đối với Tam bảo và Thầy Tổ; Thầy viết văn, nhưng không bị cuốn hút bởi văn hào; Thầy rạch ròi thông thạo các ngôn ngữ, cổ ngữ, nhưng vẫn trung trinh với ngôn ngữ mẹ sinh; Thầy làm thơ mà không bị men thơ chi phối; Thầy đánh đàn mà không bị những cung đàn làm tê liệt nghị lực, tâm can.

Tuệ Trung Thượng Sĩ hôm qua và hôm qua nữa, đã nói: “Tâm chi sinh hề, sinh tử sinh; Tâm chi diệt hề, sinh tử diệt; Sinh tử nguyên lai, tự tính không; thử huyễn hóa thân, diệt đương diệt…”.

Nhưng, thầy Tuệ Sĩ thời đại của chúng ta cũng biết đúng như vậy, nhưng không nói vậy. Vì như chính Thầy nói cho thế hệ Tăng Ni trẻ trong thời đại này: “Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại”.

Vì nhân duyên, nghiệp quả của con người, ngay cả những con người học đạo và hành đạo trong mỗi thời đại khác nhau, tất yếu phải có những ứng xử khác nhau, nhưng chỉ có khác nhau về ứng xử, nhưng không hề có sự khác nhau về giác ngộ; chỉ có khác nhau về cách vận dụng pháp môn, nhưng không hề có khác nhau về chỗ đồng quy của mọi pháp môn ấy.

Tuệ Trung Thượng Sĩ hôm qua và hôm qua nữa đã nói:

“Thôi tìm Thiếu thất với Tào khê
Thể sáng chưa từng bị che lấp
Gió lộng không chia cao với thấp
Trăng soi chẳng ngại chiếu trăm bề.
Màu thu đậm nhạt tùy duyên sắc
Bùn sao vương được đóa sen hè
Diệu khúc muôn đời nên cử xướng
Đông Tây Nam Bắc chạy tìm chi”.

Thầy Tuệ Sĩ thời đại của chúng ta, không đi tìm bồ đề, vì chính Thầy là bồ đề; Thầy không đi tìm kiếm pháp môn mà chính Thầy là pháp môn; Thầy không đi tìm chữ nghĩa mà chính Thầy là người buông bỏ chữ nghĩa; Thầy không đi tìm tư tưởng, vì chính Thầy là Tư tưởng Vạn hạnh; Thầy không đi tìm trăng thanh mà chính Thầy là vầng minh nguyệt; Thầy không đi tìm gió mát mà chính Thấy là dòng nước mát thanh lương; Thầy không đi tìm khí tiết mà chính Thầy là người giữ gìn danh tiết cho thời đại; Thầy không đi tìm phương trời cao rộng mà chính Thầy là phương trời ấy; Thầy không đi tìm mọi giá trị hư huyễn của thế gian mà từ chối mọi giá trị ấy một cách triệt để, Thầy nói:

“Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư đối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay cả người đời, nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết...”

Thầy Tuệ Sĩ đối với tôi là tất cả những gì tôi tôn kính. Điều ấy thật là dễ hiểu. Vì tôi là học trò của Thầy. Hạnh phúc nhất của những người làm học trò là có những bậc Thầy để tôn kính. Tôi hạnh phúc, vì tôi có thầy Tuệ Sĩ để tôn kính và tôi thấy vinh dự mỗi khi tôi nghĩ về Thầy.

Tôi viết bài này không phải để ca ngợi thầy Tuệ Sĩ, vì chính thầy Tuệ Sĩ từ chối triệt để mọi sự ca ngợi về Thầy; không phải để cảm ơn thầy Tuệ Sĩ mà thầy Tuệ Sĩ có thể làm những gì mà Thầy thấy đúng lúc cần phải làm là Thầy làm; nói những gì đúng lúc cần phải nói là Thầy nói. Nói và làm để nâng mọi giá trị cuộc sống của con người lên một tầm cao của trí tuệ, nhằm sưởi ấm lữ khách trong đêm dài băng giá và nhuần đượm nhân sinh giữa nắng hạ điêu tàn!

Tôi viết bài này không phải để cảm ơn thầy Tuệ Sĩ mà để cảm ơn song thân và gia đình huyết thống của Thầy đã có Thầy cho thời đại của chúng ta; tôi viết bài này để cảm ơn hồn thiêng sông núi nước Nam, đã có Thầy cho quê hương dân tộc trong thời đại nhiễu nhương, chính giáo bất phân, tà chánh khó lường, chân ngụy khó tả, trung nịnh khó thấy của chúng ta và cảm ơn đại gia đình tâm linh đã có thầy Tuệ Sĩ, để tiếp nối những gì mà Thầy Tổ của chúng ta chưa hoàn tất. Và cảm ơn tất cả mọi người đã hỗ trợ, đồng hành và tiếp nối với những gì mà thầy Tuệ Sĩ đang làm và tiếp tục làm, vì lợi ích chúng sinh, và phụng hành ý chỉ mà kinh Hoa Nghiêm đã dạy: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật dạy”.


Kính lễ Thầy
Người học trò bé nhỏ: Thích Thái Hòa



🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐




Những Bài Viết Về Ôn Tuệ Sỹ:


Đi Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

Hai Vị Thiền Sư: Tuệ Sỹ và Lê mạnh Thát (Phạm Công Thiện)

Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng (Nguyên Siêu, trọn bộ 3 tập)
"Tuệ Sỹ Đạo Sư" và Các Phương Trời Viễn Mộng (Cư Sĩ Nguyên Giác)

Ôn Tuệ Sỹ, Bậc Thạch Trụ Thiền Gia (Thích Nguyên Tạng)

Tuệ Sỹ Thiền Sư (Thơ của Thích Chúc Hiền)
Uy vũ bất năng khuất (thơ của Tuệ Kiên)
Đọc Thơ Tù Của Thầy Tuệ Sỹ (Nguyễn Minh Cần)

Giấc Mơ Trường Sơn của Tuệ Sỹ - Món Quà Văn Học Đặc Sắc ...(Bạch Xuân Phẻ)

Những Phương Trời Viễn Mộng - Khung Trời Tuệ Sỹ (Nguyên Đạo Văn Công Tuấn)
Thị Ngan Am (Thơ của Quảng Diệu, Nhạc của T Viên Giác Phi Long)

Thầy Tuệ Sỹ: Như Một Vầng Trăng Sáng (Cư Sĩ Nguyên Giác)

Giáo dục vẫn là niềm tin sau cùng còn sót lại (Thích Tâm Nhãn)
Nhân duyên tôi biết thầy Tuệ Sỹ (HT Thích Thái Hòa)
Chén Trà Lão Triệu Châu (BS Đỗ Hồng Ngọc)

Sau Giấc Mơ Trường Sơn (Cư Sĩ Trần Kiêm Đoàn)

Thích Tuệ Sỹ, khuôn mặt tiêu biểu của văn hóa Việt Nam (Trần Hữu Thục)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2015(Xem: 9745)
Đêm ngày 29/03/2015 tại Viện Âm nhạc quốc gia đã diễn ra chương trình Hát trong vườn xưa - Đêm thơ nhạc của Thầy Nhất Hạnh và các học trò. Một chương trình thật ý nghĩa và tạo nhiều cảm xúc được đồng tổ chức bởi Thái Hà Books, Life TV và VIM.
30/03/2015(Xem: 7310)
Nguyện đem tất cả chân tình Hiến dâng đời đạo nhân sinh cõi này Nguyện làm được việc gì hay Giúp cho nhân thế mỗi ngày tốt hơn Nguyện không ganh ghét oán hờn Giữ tâm kiên cố không sờn chí tu Nguyện hằng tinh tấn công phu
29/03/2015(Xem: 7461)
Giờ này cánh đồng cỏ cây hoa lá Ươm sắc hương theo gió nhẹ nhàng Quả đen tầm gửi bắt đầu thả bóng Chiều đổ xuống, nép mình dưới lá vàng
27/03/2015(Xem: 9723)
Ngày xưa, có ông lão cứ vui cười ca hát suốt ngày. Thấy lạ, có người hỏi: - Tại sao ông vui tươi mãi như thế? Ông lão đáp: -Trời sinh ra muôn loài muôn vật, trâu chó dê ngựa… Người là sinh vật cao nhất, “Tối linh ư vạn vật”. Ta được làm người. Ấy là điều sướng thứ nhất. -Trời sinh có người tàn tật, đui què. Ta được lành lặn, ấy là điều sướng thứ hai -Người đời thường vì sự giàu có, danh vọng mà phải gian khổ. Ta có ăn đủ một ngày ba bữa, không lo lắng gì cả. Ấy là điều sướng thứ ba - Còn như sinh lão bệnh tử là điều không ai tránh được. Ta cũng như mọi người, việc gì phải buồn. - Nghĩ tới ba điều sướng ta có được, ta vui ca cũng là chuyện thường tình, mắc mớ chi phải hỏi.
26/03/2015(Xem: 7721)
Lạy Mình Ghé tay sờ gốc Bồ Đề Con xin chút lực dội về trong Tâm Nguyện lòng vun xới quanh năm Hằng ngày bái lạy niệm "Nam Mô... Mình!"
25/03/2015(Xem: 10407)
Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên bên dòng sông Cửu Long giữa trời thơ đất mộng An Giang. Bản chất thông minh, mẫn tuệ, vốn từ bi, hiếu thảo, có trực giác bén nhạy, ngay từ thời còn bé nhỏ đã có những biểu hiện khác thường như trầm tư, ưa đọc sách đạo lý suốt ngày, thích ăn chay và học hành ở trường lớp thì tinh tấn, luôn luôn dẫn đầu, xuất sắc.
25/03/2015(Xem: 9332)
Thấy đời khổ quyết tìm đường cứu khổ Mặc dầu đang sống nhung lụa quyền uy Trong bốn mùa có cung điện theo tùy Với vợ đẹp con ngoan người hầu hạ
20/03/2015(Xem: 8030)
Hoằng dương Pháp thoát luân hồi sinh tử Giác chu toàn cứu cánh (1) của đời tu Cất bước cao ra khỏi chốn ngục tù Nhiếp ma quân hướng về nơi Cực lạc
20/03/2015(Xem: 8849)
Khép cánh Phù Du (thơ)
19/03/2015(Xem: 8279)
Tháng Giêng, Di Lặc tươi cười, Cùng bầy ngũ tặc vui chơi thiện lành. Tháng Hai là tháng học hành, Khẩu, thân, ý, chính là nguồn sân si. Tháng Ba, học “Đà Ra Ni”, Bút nghiên kinh kệ nhớ ghi hằng ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567