Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25_Thầy Tuệ Sỹ Tự Tại Đến Đi

25/10/202313:56(Xem: 5272)
25_Thầy Tuệ Sỹ Tự Tại Đến Đi

on tue sy-tam nhien

THẦY TUỆ SỸ
TỰ TẠI ĐẾN ĐI

Bài viết của Cư Sĩ Tâm Nhiên
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

 

 

 

Thi ca và tư tưởng có sức mạnh phi thường, vượt qua cả mấy triệu nghìn năm, song hành cùng Thi nhân, Đạo sỹ, Thiền sư từ muôn thuở, muôn nơi đi về trên mặt đất, trần gian này.

 

Bằng cách vô công dụng hạnh, họ âm thầm, tha thiết chuyển hóa đủ loại trình độ, vô số căn cơ đang quờ quạng, rối mù, bao phủ trong bóng tối u minh, đang quằn quại, khổ đau trong sinh tử luân hồi...

 

Luân hồi sinh tử trùng trùng của thập loại chúng sinh, biết vươn mình lên trên tuyệt đỉnh hồn tâm linh tỉnh thức.

 

Tỉnh thức ngay bây giờ, ở đây để cùng về quê nhà, Cố quận, nơi chốn miền hoan hỷ địa trong tâm hồn, ngay giữa lòng trong trẻo, long lanh, lấp lánh nụ cười thanh tịnh của mỗi một người trong tất cả chúng ta.

 

Thanh tịnh nụ cười trổ hoa, sau cuộc Hòa âm cùng Thiên lý độc hành với người thi sỹ kỳ tuyệt ấy, chúng ta quy hồi Cố quận, trở về Thực tại hiện tiền ngay bây giờ, ở đây, vì thấy được lẽ huyền vi của cuộc sống như Tuệ Sỹ thi nhân đã thấy diệu kỳ, mới lạ:

 

“Đời sống tồn tại trong từng sát na và trong từng nguyên tử nhỏ bé, thường trực là cảnh giới huyền vi, bất tư nghì...”

 

Bất khả tư nghì là không thể nghĩ bàn chi được về cuộc đời, cuộc đạo, về cuộc sống hay cuộc chết. Sống và chết giao thoa nhau trên cung cầm miên viễn, thiên thu.

 

Thiên thu là Trí tuệ, là bản thể Vô sinh, bất diệt, chỉ cho Tự tánh thanh tịnh, Tánh Không, còn thân xác sống chết này là hiện tượng, như bọt nước nổi trôi trên đại dương bản thể kia. Vì thế, khi bọt nước vỡ tan thì nhập vào lại đại dương chứ chẳng mất đi đâu cả, như Tuệ Trung Thượng Sỹ cất tiếng ca Sống chết nhàn thôi vậy:

 

“Tâm mà sanh chừ sanh tử sanh

Tâm mà diệt chừ sanh tử diệt

Sanh tử xưa nay vốn Tánh Không

Thân hư dối này rồi cũng diệt

 

Phiền não Bồ đề bỗng mất tiêu

Địa ngục Thiên đường tự khô kiệt

Lửa phỏng nước sôi thoắt mát liền

Núi kiếm rừng đao chốc gãy hết

 

Thanh văn ngồi thiền ta không ngồi

Bồ tát nói pháp ta nói thiệt

Chết là dối chết sanh dối sanh

Bốn đại vốn không nương đâu dậy

 

Chớ như hươu khát đuổi bóng nước

Nắm đông bắt tây không ngớt chạy

Pháp thân không lại cũng không qua

Chân tánh chẳng phải cũng chẳng quấy

 

Đến nhà thôi chớ hỏi đường chi

Thấy nguyệt tìm gì ngón tay ấy

Kẻ ngu sống chết mãi lo âu

Người trí rõ thông nhàn thôi vậy”

 

Kẻ mê vọng thì cứ mãi lo âu, sợ hãi chuyện sống chết, còn người trí tuệ có mắt sáng nên nhìn thấu suốt lẽ sinh tử nên cứ thản nhiên. Bài thơ này do Trúc Thiên dịch Việt quá tuyệt vời. Vời tuyệt hơn nữa, Lý Việt Dũng giảng giải đại ý:

 

“Vì nhất thiết duy tâm tạo, cho nên khi vọng tâm khởi là sinh tử nẩy sinh, từ đó hình thành nhị kiến đối lập, nào là Bồ đề - phiền não, Thiên đường – địa ngục, chân vọng, nhưng thật ra tự tính của sinh tử cũng vốn là không. Do đó, khi vọng niệm dứt thì mọi mê tưởng cũng tan theo, mọi phiền não đương nhiên cũng không còn.

 

Cho nên chỉ cần thấy Tánh mà không cần thuyết pháp tọa thiền, bởi vạn pháp vốn tự nhiên nhất như vô phân biệt. Lúc khởi tâm tìm cái Chân thì đã là Giả (hư vọng) rồi, vì chân vốn đang ở nơi cái đương xứ, tức ngay nơi sinh tử thấy ra thực tính là đã Vô sinh.

 

Vậy người mê sợ sinh tử, luôn chạy đôn chạy đáo tìm liệu pháp đối trị, tìm cái Vô sinh, chẳng khác nào đang ở trong nhà mà lại cố tìm đường để về nhà. Đó chẳng qua chỉ là hành động hồ đồ của con hươu khát khô cổ, bôn ba chạy tìm bóng nước trong ánh nắng trên sa mạc, còn người giác coi thường sanh tử, vì trong sanh tử vốn đã đầy đủ Tính Chân...”

 

Đó là cái thấy của hàng Bồ tát, bậc Thiền sư đã thấy được Chân Tánh, như cư sỹ Bàng Uẩn và cả gia đình vợ con ông đã tự tại trước cái chết, đến đi vô quái ngại liền.

 

Một hôm đang cày ruộng, bất thình lình Bàng Uẩn nói với con gái: “Lát nữa cha đi nghe”. Linh Chiếu đang cuốc đất vừa nghe xong, cầm cuốc nhanh trí thị tịch trước, tiếp theo là mẹ, anh trai cũng vui vẻ, nhẹ nhàng đi, huống chi Tuệ Sỹ bậc Long Tượng vô úy:

 

Bàng Uẩn xế hôm xưa đang cày ruộng

Nói con gái biết: Cha quy thiên

Buông cuốc Linh Chiếu dành đi trước

Bàng Uẩn cười vang thị tịch liền

 

Sống chết trùng trùng do duyên khởi

Đó là con mắt của Tánh Không

Tuệ nhãn thấy ra tường tận thế

Nên đến hay đi cũng nhẹ lòng

 

Lão cư sỹ ấy làm được vậy

Huống gì Long Tượng bậc Thiền sư?

Ứng thân thọ bệnh nhằm khai thị

Cho kẻ phàm phu thấu đại từ

 

Đại từ đại bi đại trí dũng

Thì không bao giờ chết được đâu

Chỉ ẩn chút thân gầy bèo bọt

Còn trí tuệ kia vẫn nhiệm mầu

 

Mầu nhiệm suốt cuộc sống như Thiền sư đã sống thì cũng nhiệm mầu khi cuộc chết đến, cho nên khi nghe tin Thầy Tuệ Sỹ bị bệnh, du sỹ có về thăm vào đầu xuân 2022 và gần đây nhất, tháng 7. 2023 cùng với Huỳnh Tấn Hạnh, Huỳnh Tấn Nghĩa đến vấn an Thầy đang an cư trong một tịnh cốc gần chùa Phật Ân ở Long Thành, Đồng Nai.

 

Hỏi và đáp tuyệt nhiên không còn cần thiết nữa, lặng yên chỉ nhìn nụ cười “Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng” của “Hạc gầy đỉnh tuyết” là cũng đủ nghe ra cả trời thơ đất mộng, rung cảm tận đáy lòng.

 

Thong thả, nhẹ nhàng, Thầy lộ vẻ thanh thản, an nhiên như không có bệnh tật gì. Biết là chút thân bèo bọt sắp bị tan rã thì cứ rã tan theo luật vô thường thế thôi. Hối tiếc gì, luyến lưu chi nữa giữa cuộc trăm năm thoáng chốc vèo qua như áng phù vân?

 

Thật ra, Thầy Tuệ Sỹ bị bệnh cũng giống như Đức Phật bệnh hay Duy Ma Cật bệnh vậy thôi: Đều là một Bài Pháp sống động, không lời mà mỗi một người trong chúng ta phải thấu hiểu ngay bây giờ và ở đây.

 

Hiểu thấu thì không cần phải cầu nguyện, cầu an chi nữa cả. Bởi lâu nay, chúng ta đã mặc nhiên tôn Thầy là bậc Thiền sư rồi mà Thiền sư thì tự tại, tự do trước lẽ còn mất, đến đi, sinh tử như Thầy đã từng nhắc nhở trên tinh thần vô úy:

 

Tất cả các bậc vô úy, không còn sợ hãi, chỉ có một con đường độc nhất phải đi là qua bên kia bờ của sự sống và sự chết. Qua bên kia bờ là chứng ngộ tính Tịch diệt của Niết bàn. Nơi đây chính là thế giới của cô liêu tuyệt đối…”

 

Tuyệt đối cô liêu - “Hương vị cô liêu là hương vị của Chánh pháp” - Cô liêu chính là bước đi kỳ cùng của bậc thượng thừa, Sư tử hống. “Vô sở tòng lai diệc vô sở khứ” - Không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu. Không chỗ trụ, không sở đắc, chẳng mong cầu bất cứ điều gì thì còn sợ hãi chi nữa phải không?

 

Đức Phật đúng 80 tuổi nhập Niết Bàn, còn Tuệ Sỹ năm nay cũng vừa độ 80 rồi. Hơn nửa thế kỷ đi qua cõi phù trần, đất bằng dậy sóng, đại dương sụp lở, núi sông tràn lấp ruộng đồng, cuồng phong sấm sét vỡ tan hoang, từng giáp mặt cận kề nhiều trận thập tử nhất sinh thật táng đởm kinh hồn...Thế mà nhà thơ đã vượt qua, vượt qua tất cả mọi chướng ngại, khó khăn, bằng chính nội lực, rực lửa hùng tâm tráng khí, phi thường.

 

Thương yêu diệu dụng, bùng vỡ hết tâm can, thần lực, dốc cạn năng lượng suốt bình sinh, dịch giải Tam tạng kinh điển, thiết tha đại nguyện chuyển hóa, bừng trổ kỳ hoa dị thảo, ngát hương những đóa hồng thi ca và tư tưởng. Bước đi kỳ cùng cuộc lữ, đi và đi và đi bộ giữa nhật nguyệt viễn du, đầm đìa gió sương, mưa nắng phiêu bồng:

 

Bóng tối sập mưa rừng tuôn thác đổ

Đường chênh vênh vách đá dọa nghiêng trời

Ta lầm lũi bóng ma tròn thế kỷ

Rủ nhau đi cùng tận cõi luân hồi

 

Khắp phố thị ngày xưa ta ruổi ngựa

Ngang qua đây ma quỷ khóc thành bầy

Lên hay xuống mắt mù theo nước lũ

Dẫm bàn chân lăn cát sỏi cùng trôi

 

Rồi ngã xuống nghe suối tràn ngập máu

Thân là thân cỏ lá gập ghềnh xuôi

Chờ mưa tạnh ta trải trăng làm chiếu

Nghìn năm sau hoa trắng trổ trên đồi”

 

 Ôi chao! Một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp kinh hồn. Nếu mai mốt, đột nhiên viên tịch thì Thầy vẫn bất tử với vẻ đẹp như thơ: “Chờ mưa tạnh ta trải trăng làm chiếu. Nghìn năm sau hoa trắng trổ trên đồi”.

 

Trước cái chết, hầu hết đệ tử đều sợ sệt, hốt hoảng, lo âu, sầu bi lụy, nhưng Thầy vẫn điềm nhiên mỉm cười, sẵn sàng bắt tay với Tử Thần để qua chơi miền: “Thân sau ta vẫn bơ vơ bụi đường...” chứ không phải cõi Niết Bàn, Cực Lạc nào đâu.

 

Mầu nhiệm là cõi thơ văn Tuệ Sỹ, một thi nhân vô tiền khoáng hậu, thấu đạt suốt kim cổ, sau xưa...

 

Bữa đó, chúng tôi ngồi chờ Thầy quá đường xuống thì cũng gần 12 giờ trưa, giờ ngọ thiên rồi. Thầy phất tay áo nhẹ mỉm cười nói, nghỉ ngơi thôi.

 

Giờ Ngọ là giờ Zarathurtra xuống núi nhưng lại là giờ Nagarjuna lên núi, giờ Siddhartha Gautama nhập đại định và Thiền sư Thi sỹ thì đi vào tịch mặc, vô ngôn. Vô ngôn như Triết gia Heidegger: “Trong tư tưởng, mọi sự trở thành cô liêu và lững thững...”

 

Đứng bóng mặt trời, lặng im, lặng im, lặng im. Giờ phút im lặng nhất - “Trên tất cả đỉnh cao là lặng im” -  Phạm Công Thiện đã nói như thế và du sỹ chợt bàng hoàng nhớ lại, từ năm 1967 mới 24 tuổi, khi viết tác phẩm đầu tay Đại cương Thiền quán, Tuệ Sỹ đã thấy và nghe được sự Im lặng kia rồi:

 

“Chỉ có cái Im lặng mênh mang ấy mới chứa đựng được Thể LÀ – Nhưng Thể LÀ ấy bao giờ cũng trỏ vào Thực tại triển nở.

 

Bởi thế, Im lặng là để nghe tiếng nói bàng bạc của Thực thể. Vậy muốn tiến sát đến bên Thực thể thì phải tập sống trong cái Im lặng trước đã. Bồ Đề Đạt Ma chín năm Im lặng nhìn vào vách.”

 

Như vậy, phải chăng, Im lặng chính là bài học đầu tiên và cuối cùng mà bậc Đại sỹ muốn truyền cảm hứng lại cho cõi tồn sinh, sau mấy chục năm trời lênh đênh theo vận nước, theo heo hút muôn trùng cuộc lữ?

 

“Từ nguyên sơ đã một lời không nói...”

 

 

Tâm Nhiên

(Đồng Nai 24. 10. 2023)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2013(Xem: 10468)
Nhân vào ngày Lễ Tạ Ơn Chúng ta cảm tạ vô vàn thành tâm Những lời cầu nguyện quanh năm, Tạ ơn gia quyến muôn phần yêu thương, Tạ ơn bạn quý muôn phương Dù là cố cựu hay dường mới quen,
26/11/2013(Xem: 11228)
Lá đã úa màu trên cây. Cũng có những lá đã vàng, khô, rơi lác đác trên thảm cỏ xanh, và trên những con đường dẫn quanh khu xóm. Trời bắt đầu lạnh. Từ lúc trời sẩm tối cho đến buổi sớm hôm sau, sương giăng dầy đặc khiến cho ngọn đèn đầu đường chỉ có thể tỏa ra một vùng sáng nhỏ, lòa nhòa.
21/11/2013(Xem: 10622)
Khắp nơi Phật tử tụ về đây Tu học cần chuyên suốt mấy ngày Sáng dậy an nhiên cùng nắng gió Chiều buông tỉnh lặng với ngàn mây Khách trần xao xuyến dần xa vắng Ông chủ thong dong tự hiện bày Giáo dưỡng ơn sâu mong đáp trả Giúp đời hiển Đạo giữ lòng ngay
21/11/2013(Xem: 17363)
10 bài viết về Bão Lụt Miền Trung Mặc Giang [email protected] 01. Thương lấy Miền Trung 02. Bao giờ thoát khổ hỡ em ? 03. Miền Trung, tôi thấy rồi em 04. Thương về Miền Trung 05. Lại Thương về Miền Trung 06. Thương Người Miền Trung 07. Bão lụt thảm thương 08. Máu chảy về tim, rung lòng nhân thế 09. Quê Hương máu chảy ruột mềm 10. Hỡi hai mùa mưa nắng
30/10/2013(Xem: 19482)
Miền trung mưa nắng quê tôi hai mùa Ruộng nương xơ xác quê tôi thật buồn Đã bao nhiêu năm ngàn giông bão xuống Một vùng đất nghèo bao nỗi đau thương
27/10/2013(Xem: 16961)
Không biết từ đâu ta đến đây Mang mang trời thẳm đất xanh dày Lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ Sống điêu linh rồi chết đọa đày Mấy câu thơ thời tuổi trẻ, lúc mới 23 tuổi ấy đã theo suốt cuộc đời Nguyễn Đức Sơn, một thi sĩ kiệt xuất trên bầu trời văn nghệ Việt Nam hiện đại. Rờn lạnh hoang vu một tâm hồn cô độc, cô liêu khốc liệt, luôn luôn ngún cháy bên trong chiều sâu linh thức một ngọn lửa tịch mịch vô hình, thường trực đứng giữa đôi bờ sống chết giữa đỉnh cao và hố thẳm của tồn sinh bức bách ngay từ những ngày còn chạy lông bông đùa rỡn cùng sóng vàng cát trắng vu vơ dọc mấy hàng cây thông xanh ngút ven bãi biển Ninh Chữ xa mù. Từ đó, từ thuở nhà thơ chào đời năm 1937 ở làng Dư Khánh, Thanh Hải, Ninh Thuận đến nay cũng hơn 70 năm trời đằng đẵng trôi qua rồi mà ngọn lửa tịch mịch đó vẫn còn hừng hực rực ngời như một ngọn lửa thiêng trong lòng người thi sĩ dị thường :
19/10/2013(Xem: 11781)
" Đau thì đau vậy để mà Trả xong nghiệp báo vượt qua luân hồi. Trải qua vô số kiếp rồi Gây bao tội ác cho người khổ đau,
10/10/2013(Xem: 15224)
Phạm Thiên Thư, Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, Phạm thế Mỹ, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng, Trí Hải...
06/10/2013(Xem: 71539)
Trước khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]