Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16_Cúng Phật Bát Cơm Tù (bài viết kính dâng Ôn Tuệ Sỹ, bài viết của HT Thích Tâm Phương, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

30/09/202302:40(Xem: 8053)
16_Cúng Phật Bát Cơm Tù (bài viết kính dâng Ôn Tuệ Sỹ, bài viết của HT Thích Tâm Phương, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)


on tue sy

CÚNG PHẬT
 BÁT CƠM TÙ

 

Bài viết của HT Thích Tâm Phương
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

 

 

 

 

Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều nhớ đến biến cố lịch sử của thập niên 80, giai đoạn có một số Chư Tôn Đức bị bắt bớ giam cầm, trong đó có HT Thích Tuệ Sỹ và Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, cả hai đều bị kết án tử hình. Tin này được loan ra, ai nấy bàng hoàng và rồi tất cả các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hải Ngoại ở Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu, cũng như tất cả các Cộng Đồng, Hội Đoàn Người Việt Tự Do đồng thanh lên tiếng kêu gọi quốc tế can thiệp vào vụ án của 2 Ngài. Và sau nhiều năm với nhiều hình thức phản đối từ  tuyệt thực, gởi thỉnh nguyện thư đi khắp nơi cùng sự can thiệp của quốc tế, cuối cùng chính quyền Việt Nam đã giảm án tử hình của hai Ngài xuống còn chung thân khổ sai.

Thế nhưng sau 14 năm bị giam cầm với bao đọa đầy HT Tuệ Sĩ và Thầy Lê Mạnh Thát đã được trả tự do.

Mười bốn năm trong chốn tù đầy, phải chịu bao khổ nhục, tưởng đâu sẽ làm nhụt chí người tu, nhưng không, HT Tuệ Sĩ vẫn bình thản cho ra những vần thơ tuyệt tác khiến người xem không khỏi bồi hồi xúc động. Thơ của Ngài cũng u uất ghi lại những chứng tích lịch sử, không hề có sự hận thù mà lòng từ bi của Ngài luôn chan hòa lan tỏa.

 

Thơ văn của Ngài thì quá phong phú đã được nhiều người ca ngợi tán thán,  nơi đây chúng tôi chỉ xin nhắc lại, trong những năm tháng lao lý,  thân của Ngài thì bị giam cầm, nhưng tâm của Ngài không ai có thể khống chế được, do vậy lúc nào Ngài cũng thấy thanh thản để có thể dệt nên những vần thơ xúc động lòng người. Chúng tôi muốn nói đến Tập Thơ Tù mà trong đó bài thơ  “Cúng Dường” là bài thơ khiến cho tôi cảm động nhất. Trong trí tôi đã hiện ra hình ảnh một vị Tăng sĩ dù thân tù tội mà vẫn không quên kiết ấn dâng bát cơm tù cúng dường Đức Thế Tôn trước khi thọ dụng, đồng thời nước mắt của Ngài đã rơi khi chạnh lòng thương xót chúng sinh, do vì sự vô minh khổ đau mà dòng máu hận thù vẫn luôn tuôn chảy trong họ, nguyện cầu cho họ sớm hồi đầu và đạt đến giải thoát an vui.

 

奉此獄囚飯

供養最勝尊

世間長血恨

秉缽淚無言

 

Phụng thử ngục tù phạn
Cúng dường Tối Thắng Tôn
Thế gian trường huyết hận
Bỉnh bát lệ vô ngôn.

Dịch nghĩa:

Hai tay dâng bát cơm tù
Cúng dường Tối Thắng Đại Từ Thế Tôn
Cõi trần máu hận trào tuôn
Tay bưng bình bát lặng thầm lệ rơi.

(Bản dịch của Nguyễn Minh Cần)

 

Nếu người viết nhớ không lầm thì vào khoảng tháng 10 năm 1996, khi Tập Thơ Tù (Ngục Trung Mị Ngữ) của HT Tuệ Sỹ được chuyển ra Hải ngoại thì có khoảng 20 tờ báo, diễn đàn thi ca đăng tải và được bình phẩm như là một tuyệt tác để đời. Một tác phẩm mà nhiều người không phải là Tăng Ni hay  Phật Tử, mà là giới trí thức bốn phương đều ngưỡng phục  bậc Xuất Trần Thượng Sĩ, một tri thức Phật Giáo thượng thừa, một nhà thơ đạo lừng danh với tấm lòng từ bi của một vị Bồ tát, dù trong hoàn cảnh bị tù đầy, gian khổ mà vẫn có thể cho ra những áng thơ ẩn chứa tinh thần bất khuất để đời cho hậu thế như vậy.

Kính bạch Ôn,  con Tỳ Kheo Thích Tâm Phương là hàng đệ tử hậu học của Ôn, chúng con không dám luận bàn một điều gì cho dù nhỏ nhất, nhưng nơi đây chúng con chỉ cảm xúc và ghi lại đôi dòng là  những gì chúng con tận mắt thấy trên diễn đàn báo chí trong thời gian ấy như một điểm son, dấu ấn vàng để lưu niệm vào tập kỷ yếu Mừng khánh Tuế 80 của Ôn.

Bạch Ôn ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch Quý Mão vừa rồi,  con có về Quảng Hương Già Lam đảnh lễ Huý Nhựt Ôn Già Lam. Và sau đó con được Ôn cho phép đảnh lễ Ôn tại Thị Ngạn Am, hai Thầy trò ngồi lặng yên trầm tư bên chén trà Triệu Châu tỏa hương đạo. Con nhìn thấy sức khỏe ôn đã yếu dần theo năm tháng, mà Ôn lại ngày đêm mang nặng hoài bão chí nguyện để sớm được hoàn  thành Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam mà chính Ôn và Hội Đồng Hoằng Pháp đã phát nguyện thực hiện.


Tu_Vien_Quang_Duc (2)Tu_Vien_Quang_Duc (3)Tu_Vien_Quang_Duc (5)Tu_Vien_Quang_Duc (6)



Kính Ôn con rất muốn thưa với Ôn, trong lúc này Ôn cần lo sức khỏe là chính, mọi việc Phật sự rồi sẽ từ từ viên mãn, nếu sức khỏe Ôn sớm được bình phục, nhưng con nào dám .

Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng vàng nhạt phai dần,  6 giờ tối  thị giả vào báo xe đã chuẩn bị đưa Ôn về Phật Ân Long Thành,  con cúi đầu đảnh lễ Ôn, Ôn nắm tay xiết chặt như dặn dò  “Dù phải chịu muôn ngàn gian khổ, Con dốc lòng vì đạo hy sinh” .

Chia tay Ôn lòng con ngậm ngùi, tự hiểu rằng mình trở về Úc, lần sau trở lại không biết có còn được đảnh lễ Ôn, có còn được nắm giữ lòng bàn tay xiết chặt khuyến khích của Ôn trên bước đường phụng sự Đạo Pháp và Dân tộc nữa hay không ?

Lời cuối,  con xin niệm ơn Ôn đã gởi tặng Tu Viện Quảng Đức chúng con hai câu đối như là một món quà tâm linh vô giá đang được phụng thờ tại Hậu Tổ Quảng Đức nhân dịp mừng Đại Lễ Khánh Thành năm 2003:

– Quảng mạc thiên hoang cố lý, nhi phế hưng cạnh tẩu kinh đào, phiến diệp phù nang, quải nạp đằng la thử ngạn

– Đức hành thế khoát tham phương, tỉ triêu lộ hàm huy diệu cảnh, không hoa thủy nguyệt, huyền hà bích lạc thần châu.

 


Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc châu,

Ngày 29/09/2023

TỲ Kheo Thích Tâm Phương

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2021(Xem: 4438)
Kính dâng Thầy bài thơ khi nói chuyện cùng giới trẻ ...( một vài đứa bạn của con trai nhưng rất cầu tiến và đã thành công trong sự nghiệp chúng có) ! Và con đã chiêm nghiệm lại các bài giảng của Thầy , rất mừng khi thấy Đông Tây rồi cũng gặp nhau Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Nhân ngày hội ngộ có thì giờ bàn luận Thế hệ trẻ thời công nghệ áp dụng nguyên tắc P, P, G Tìm hiểu thầm phục ... giáo lý Phật đúng mọi bề Đông, Tây gặp nhau ... kính mời nghe giải thích ! P là purpose ... sống phải có mục đích ! P thứ hai là Present .. Thực tại hiện tiền G là Gratitude ... cần biết ơn vũ trụ thiên nhiên Luôn cám ơn được làm người , sống đúng pháp !
27/11/2021(Xem: 6324)
Phật thời còn tại thế gian Có ông vua nọ ngọc vàng đầy kho Chất cao như ngọn núi to Một ngày vua muốn phát cho mọi người Đem ra bố thí khắp nơi Cái tâm phước thiện tuyệt vời biết bao!
25/11/2021(Xem: 8965)
1-Linh giác thường minh, xua tan màn hôn ám, dìu chúng sanh lên thuyền Bát Nhã -Bửu quang phổ diệu, chiếu khắp chốn trầm luân, dắt muôn loại hướng cõi Niết Bàn 2--Huyền Huệ ngời soi quét sạch mê lầm, thẳng qua bến giác -Quang Tâm tỏa chiếu xua tan tục luỵ, hoà nhập nguồn chơn 3--Thanh đức minh minh phổ chiếu khổ luân hồi giác ngạn -Tâm nhiên hạo hạo đồng quy chơn cảnh xuất mê đồ
24/11/2021(Xem: 7675)
Cõi báu sen vàng nở khắp nơi Hương thơm toả ngát ánh quang ngời Chim muôn nói pháp cây rung nhạc Suối lạch hoà âm Phật nhủ lời Cảnh vật thanh bình mưa pháp rưới Nhân dân hỷ lạc móc ân rơi Sầu đau khổ não đều tan hết
24/11/2021(Xem: 6408)
Bốn núi vây quanh một kiếp người Sanh già bịnh chết chẳng dừng trôi Xoay vần thế cuộc lung lay chuyển Lẩn quẩn trần gian biến đổi dời Nẻo đạo huân tu nên gắng tấn Trò đời mánh khoé hãy buông lơi Xa lìa biển khổ về chơn tịnh Tự tại thong dong bốn núi rời
24/11/2021(Xem: 8803)
Gậy gộc làm chi ông hỡi ông Mà trơ như đá, lạnh như đồng Sâu bò tới nách đà hay chửa Đỉa rúc trong mình có biết không Mượn giữ ruộng vườn thêm thất bại Nhờ coi chim chuột chỉ hoài công Khai quang điểm nhãn hao thần lực Đốt khói, liệng thì bẩn núi sông.
22/11/2021(Xem: 4842)
Lấy nụ cười giải hoà mọi sân hận Cách tu nầy thật khó lắm người ơi Vì tập khí chất chứa của nhiều đời Đôi khi cần tránh tiếp xúc ... thượng sách ! Phải có túc duyên.... biết ai chủ, khách Bởi nghiệp duyên từ đấy có ghét thương Đạo hữu tri kỷ ... rõ biết tỏ tường Trăm người gặp một ... tình thiện tri thức !
22/11/2021(Xem: 11202)
Dịch giả Đại Tạng Kinh Mật Thừa, đã xả bỏ nhục thân tứ đại tại Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2021. Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Thầy Cô bạn con vừa báo tin buồn trên, bấy lâu nay cô kính ngưỡng HT và thường cúng dường HT, có lần thỉnh thầy Thiện Minh đến thăm HT, nay nghe tin HT viên tịch cô rất buồn vì chưa kịp gửi tịnh tài về, Con không biết HT nhưng thấy tấm lòng bạn con con thương quá, không biết sao để an ủi cô bây giờ Giờ đây nhìn chân dung HT từ bi quá Thầy được tin vì sao HT viên tịch không thưa Thầy?
20/11/2021(Xem: 4595)
Nhân Duyên mùa Tôn Sư, Thân kính nghiêm mình Khánh chúc Cha Mẹ là vị Thầy cô giáo đầu đời, giúp con trẻ lớn khôn theo năm tháng. Ngay trong từng khoảnh khắc thời gian, Vị Tôn Sư Giáo Dục qua bao thế hệ nắng nót từng con chữ, từ tiểu trung đại học, và rồi lớn dần theo tâm hành. Vui thay chúng con, Kẻ Sĩ Không Thành Minh Thế Tôi, được các vị Ân Sư, Tôn Sư, Giáo Thọ Sư, Luật sư, Nghiệp Sư, Y chỉ Sư, Đắc Giới Đại Hoà Thượng, Thất Chứng Giới Sư, trao cho chúng con những kim ngôn pháp hành tu học in sâu trong lòng tâm thức. Nhân Mùa Tôn Sư Ngành Giáo Dục, chúng con Khánh nguyện: “Thiện Hạnh Tôn Lâm, Pháp Âm Trùng Diệp, Trăng Sáng Giới Thân, Khương Ninh Phúc Thọ, Nghìn Duyên Hội Ngộ, Thọ Pháp Ân Sư…”
20/11/2021(Xem: 3799)
Vầng dương vừa khuất non cao Chim bay về tổ lao xao họp đoàn Tiều phu hối hả về làng Lắng im rừng núi, ngân vang chuông chùa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]