Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạ ơn Tam Bảo (thơ)

29/06/202307:03(Xem: 3449)
Tạ ơn Tam Bảo (thơ)

phat thanh dao

Tạ ơn Tam Bảo

Hãy tạ ơn Đời, Tam Bảo trong cách sống đạo đức
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cho rằng:
“Tinh tuý Đạo Phật nằm trong chính khả năng
Giúp đỡ người khác có thể …
bằng không hạn chế tối thiểu gây tổn hại”!
Ngẫm nghĩ tư duy ..”Sự và Lý phải vô ngại! “
Hậu quả tiếp cận đôi lúc chán nản trưởng sinh
Thiếu sáng suốt, cảm xúc tiêu cực dễ bất bình
Cần tuyệt đối chớ để giác quan vướng mắc!
Cũng không bốc đồng khi bị khống chế tam độc
Hành xử như bác sĩ bình đẳng vượt thân, quen
Từ bi nhiệt tình không lưu ý chê,khen
Ý thức cách mình đang hành động,
nói năng với người khác !
Hãy tạ ơn nghiệp duyên được hành trì Chánh pháp !
Khắc ghi lời Phật dạy về một chữ Duyên (1)
Tiền nghiệp mang mang phúc, họa theo liền
Muốn tạ ơn đời, Tam Bảo ….
bạn ơi Chánh niệm, tỉnh thức !!
Lòng nhân ái cần nỗ lực hơn để thúc đẩy đạo đức!
Huệ Hương
—————————
(1) Phật trí vô biên - Phật lực vô cùng - Phật tâm vô lượng - Không thể độ người vô duyên

Sống khôn khéo và sáng tạo!

Một lần Thầy dạy, về KHẢ NĂNG THẤU CẢM ( Empathy )
Nhìn thấy cơ hội thích hợp là SỐNG THÔNG MINH
Với trái tim cởi mở, quan hệ tốt phát sinh
Phá trừ ngã chấp, tà kiến được,
mới hoàn thành mọi phương án !
Không dừng lại nửa chừng chỉ vì bất mãn
Mà vững tin khả năng, trọn vẹn phát huy
Tiến lên, bước đi theo chân lý thực thi
Mỗi hoàn cảnh, mỗi giai đoạn càng kinh nghiệm!
Nỗ lực trong kiên nhẫn TUỲ CƠ ỨNG BIẾN
Tự tìm hiểu chính mình, để thật sự từ bi
Đặt mình vào vị trí người …kiểm soát tư duy
Hài hoà, bao dung xuất phát từ Trí Tuệ!
Nghệ thuật thu phục lòng người …
sống khôn khéo, sáng tạo tinh nhuệ!
Tự lực tự cường trên khối óc, đôi chân
Chính trực, cân bằng hoàn toàn về nội tâm
Thương và Ghét làm rắc rối cảm xúc!
Nhận ra được chúng,sẽ tự do hạnh phúc!
Huệ Hương

***


Kiến thức là sự bổ sung và so sánh.

Từ khi tập thói quen,
dành nhiều giờ hơn cho việc nghe pháp thoại.
Dần dần hiểu được chú giải mỗi bài kinh
Thì ra …
từng giọt nước rơi nhiễu xuống đầy bình
Mãi mãi VĂN, TƯ, TU vẫn là phương cách Chánh!
Lại chiêm nghiệm …
“Kiến thức rất cần vì bổ sung và so sánh”
Đừng sợ “Sở tri chướng” nếu biết lúc nào buông
Không ngu xuẩn ôm mang kiến chấp theo luôn
Phật Tổ muôn đời nhắc:
“ Làm gì có cái CỦA TA mà nắm” !
Nhưng phải cần học…
từ tiểu - trung- đại để sẵn sàng chấp nhận
Thích ứng vào mỗi thời đại …
……Sự khổ và Lý duyên sinh
Và hạnh phúc là ….
niềm an lạc thoát khỏi mọi sự tác thành
Do đắm chìm trong mê thích, ghét bỏ từ tham ái!
Giáo pháp Đức Thế Tôn siêu việt,
ẩn chứa trong kho tàng vĩ đại
Những bậc chân tu nhiều kiếp đạt đến chữ NHƯ
Phận phàm phu căn cơ thấp chớ thấy có dư
Học, học, mãi ….trải hà sa a tăng kỳ kiếp
Hãy nương tựa Tam Bảo dù bạn đã mẫn tiệp!
Nhớ lời giáo hoá Lục Tổ Huệ Năng (1)
Tu tâm đồng hành với kiến thức tiến thăng
Chiêm ngưỡng được vẻ đẹp muôn màu của Sự Sống
Nhớ là chỉ Buông….
Ngã chấp, kiến chấp, tham ái và dục vọng !
Chứ đừng phủ nhận kiến thức…
ai hỏi gì cũng không biết …Thua rồi
Thời đại công nghệ số …phương tiện tuyệt vời
Để bước sâu vào Biển Pháp mênh mông vô tận!
Huệ Hương
——————————————————————
(1) trong Kinh Pháp Bảo Đàn
Lục Tổ nói:
"Nay ta vì thiện tri thức truyền Vô tướng Tam Quy Y Giới. Khuyên các thiện tri thức, nên Quy Y Tự Tánh Tam Bảo: Phật tức là Giác, Pháp tức là Chánh, Tăng tức là Tịnh.
Tự tâm quy y Giác thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lià tài sắc, gọi là Lưỡng Túc Tôn.
Tự tâm quy y Chánh, niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Ly Dục Tôn.
Tự tâm quy y Tịnh, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là Chúng Trung Tôn.
Nếu tu hạnh này là Tự Quy Y.
Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y Tự Tánh Tam Bảo, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là Tự Quy Y vậy.
Thiện tri thức, xưa nay tam thân Phật ở trong Tự Tánh mọi người đều sẵn có, tại tâm mê nên chẳng thấy Tánh bên trong, chỉ hướng ra ngoài tìm tam thân Phật mà chẳng thấy tự thân có tam thân Phật."
***

Nghệ thuật sống với Chánh Pháp!

Trộm nghe lời dạy từ Cổ Đức:
1- CẦN NHẤT NỘI TÂM SÁNG SUỐT AN BÌNH
Làm một việc gì ( thiện tâm, thiện chí, thiện nguyện )thì lương tâm không có gì để buồn phiền .
Tốt nhất luôn luôn có thái độ trầm tỉnh sáng suốt để tuỳ cơ ứng biến chứ không nên định sẵn một điều gì theo tiêu chuẩn đúng sai một cách chủ quan.
Phúc, lộc xuất phát từ cái tâm, lòng luôn chính trực thẳng ngay, sẽ có phúc lớn!
Đời người có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, nghĩ thông sẽ biết đủ.
Đời người rất ngắn, tại sao không dùng thái độ tích cực để đối diện với mọi vui buồn của cuộc sống?
Cứ sống cho thật tốt, còn chuyện thị phi sẽ có luật nhân quả trả lời đích đáng.
2-MUỐN TRỞ THÀNH HÀNH GIẢ THẬT SỰ CẦN PHẢI LUÔN SỐNG TRONG CHÁNH NIỆM.
Muốn thoát cái khổ trước mắt phải sống với Chánh Niệm.
Muốn chấm dứt sanh tử luân hồi, không bị sa đọa nữa phải sống với Chánh Niệm.
Và khi thành A La Hán rồi, thành Phật rồi cũng phải sống với Chánh Niệm."
Điều đó cho thấy Chánh Niệm rất là quan trọng.
Hãy mang hết vốn liếng những gì mình có!
Gửi vào kho tàng Chánh pháp, chắc chắn bình yên
Đón nhận nhiều món quà hữu dụng thiêng liêng
Mà Đức Thế Tôn đã trao truyền cho nhân loại!
Do hoàn cảnh xã hội, bao não phiền bất toại !
Được trí tuệ hướng dẫn cuộc sống sẽ thăng hoa
Thiện lành hạt giống nở rộ dào dạt trong ta
Hoàn cảnh sai sử,
……khả năng lôi kéo không còn chủ động!
Một cái nhìn sâu sắc giúp phục hồi vững mạnh
Đổi mới cuộc đời với nhận thức được bản thân
Tin sâu nhân quả nghiệp báo, lý duyên sanh
Hiểu Bát Chánh Đạo, Vô Thường, Khổ, Vô ngã
Chương khó nhất của nghệ thuật sống
được thông qua ….dù vất vã !
Được trau dồi bằng thiền định mỗi ngày
Chỉ, Quán song hành, phương tiện an tịnh đây
Kho tàng Chánh Pháp xứng đáng để ta tin tưởng!
Ánh sáng vô lượng quang tỏa ra muôn hướng!
Bao dung độ lượng hơn và biết cảm thông
Chia sẻ niềm vui thiên hạ …tự nhủ lòng
Nghệ thuật sống kiệt tác, đến từ Chánh pháp!
Nghiệm rằng :
Tuệ giác và từ bi như chim với đôi cánh!
Bay vút xa giữa bầu trời rộng thênh thang
Chân, Thiện, Mỹ đầy đủ trong kho tàng
Cười với cuộc đời …
trưởng thành nhờ thay đổi tư duy, quan kiến!
Sức mạnh tiềm thức lại nằm trong Chánh Niệm!
Huệ Hương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2021(Xem: 6397)
Ta mãi mãi kẻ lữ hành đơn độc, Bước xuống thuyền nương theo ánh trăng soi, Ngược dòng đời, chèo từng nhịp khoan thai, Không chờ đợi cũng chẳng hề nôn nóng. Dòng nước trong dưới ánh trăng soi bóng, Chiếc thuyền con đang đưa đẩy nhịp nhàng, In bóng hình người lữ khách cô đơn, Đường vạn dăm vẫn còn xa vời vợi…
28/04/2021(Xem: 5572)
Ngẫm cuộc nhân sinh khẽ mĩm cười Thi đàn xướng họa bốn mùa chơi Phiên trà nghĩa kết hương còn đọng Tiệc bút duyên trao mộng chửa rời Sóng gợn dòng Thu vầng nguyệt toả Đêm chìm giấc Hạ mãnh tình khơi Bao phen giũa chợ đời dong ruổi Vẫn giữ thân danh vẹn kiếp người!
27/04/2021(Xem: 7561)
Ông già quyết chí học thiền Tu hành tinh tấn nơi miền phương xa Đâu còn thiết đến cửa nhà Nên trao người cháu đứng ra thay mình
27/04/2021(Xem: 5882)
Chàng trai Phật tử thuận thành Lâu nay buồn chuyện gia đình mãi thôi Vì cha chàng tuổi cao rồi Vẫn ham làm việc suốt đời liên miên
27/04/2021(Xem: 6022)
Thấy đời bể khổ trầm luân Vui trong huyễn mộng, say bừng cơn mê Hôm qua lạc nẽo đường về Đi trong ảo vọng say mê bóng trần Ta bà một kiếp phù vân Tham sân si hận tấm thân khổ sầu Cuộc đời tựa chiếc bóng câu Thoáng qua vụt tắt còn đâu kiếp người Trăm năm cõi tạm ai ơi Gặp nhau duyên phận để rồi xa nhau
26/04/2021(Xem: 14003)
Đức Chuẩn Đề (1) vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu. Mười sáu tháng ba âm lịch, vía lễ thực thi (2) Ngài thường thuyết giảng Kinh Đà La Ni, Nguyện cầu tất cả trong Thế gian, Xuất thế gian đều thành tựu ... Khi nhìn biểu tượng Ngài ...khiến tâm tự nhủ (3) Uy lực từ bi vô biên với quần sanh Trí tuệ vĩ đại ...tay thứ chín ..Bát Nhã kinh Nguyện noi gương Bồ tát Long Thọ đọc 7 lần thần chú (4) Nam Mô Phật Mẫu Chuẩn Đề Đại Bồ Tát
23/04/2021(Xem: 9658)
Ai nghe Diệu pháp liên hoa Cũng bằng người ở đường xa mới về Pháp hoa Ngài nói nhiều ghê Khai thị ngộ nhập dạy bề chúng sanh Pháp hoa là pháp chân thành Ví dụ, Hóa thành mùi hương nhiều cây Ai nghe uống thuốc lời Thầy Nhờ có uống thuốc bệnh này bình an Người con phải có khôn ngoan Bỏ cha chạy mất không nhòm cục phân
20/04/2021(Xem: 19582)
Kính bạch chư Tôn Đức, Thưa chư Pháp hữu, nhân mùa Phật Đản PL 2565, Viên Giác Tùng Thư Đức Quốc có ấn hành Đặc San Văn Hóa Phật Giáo chủ đề Chuyển hóa Khổ đau để chào mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni lần thứ 2645. Đặc San năm nay (lần thứ ba) được sự góp mặt của 50 văn thi sĩ và 3 họa sĩ trong và ngoài nước. Chúng tôi kính gởi đến quý Trang Nhà để nhờ phổ biến rộng rãi đến mọi độc giả gần xa. Độc giả muốn mua sách in có thể đặt trực tiếp trên mạng toàn cầu Amazon: https://www.amazon.de/gp/product/1716272939/ref=dbs_a_def_rwt_bibl_vppi_i7 Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật Kính Mail Nhóm Chủ Biên Phù Vân - Nguyên Đạo - Nguyên Minh
17/04/2021(Xem: 5783)
Sắc chẳng khác không, không nào khác sắc Sắc tức là không, "sắc không" đồng nhau Không ấy chẳng sanh, cũng chẳng diệt đâu Cho nên sắc ấy nào có sanh diệt
17/04/2021(Xem: 6334)
Dòng sông in bóng hàng dừa Chim kêu dẫn lối vào chùa tịnh yên Rồi kia: Phổ Tế cửa thiền Vùng quê Lư Cấm thân quen gốm nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]