Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“ Pháp không có đại, có tiểu” Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát...

26/05/202317:29(Xem: 4503)
“ Pháp không có đại, có tiểu” Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát...
ht dong tri-3

Thân Thọ Tâm Pháp
Kính dâng HT Giảng Sư Thích Đồng Trí


Bao nhiêu hành hoạt của Thân nầy
Nhận biết không cần phải luận suy
Tinh tấn niệm thân, thân chân thật
Đang Là thực thể nó như vầy
Nhận chân chánh niệm soi lục diện
Cảm thọ lạc ưu đang diễn bày
Duyên hợp duyên sinh rồi duyên diệt
Cớ chi vướng mắc để khổ hoài.

Tampere, Phần Lan, 25.5.2023
Minh Đạo



***


“ Pháp không có đại, có tiểu”
Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất
dẫn đến giải thoát, bao gồm pháp học , pháp hành , và pháp thành tựu.



Kính bạch HT. Thích Đồng Trí
Viện chủ Tu Viện Viên Chiếu, CA. Hoa Kỳ
Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN Hoa Kỳ từ năm 2012
Bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt Nam Tông, Bắc Tông, Tổ Sư Thiền, Thiền Minh Sát Tuệ.


Hơn 120 phút , pháp thoại và giải đáp thắc mắc !
Đề mục Tứ Niệm Xứ thu tóm vô lượng pháp môn
Lời Phật dạy đó là con đường người trí phải thông
Để nhận thức đầy đủ bản thân mình
……qua THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP


Hiểu được bản thân mình sẽ hiểu được người khác
Qua lời kệ đẫn nhập từ Tín, Tâm, Minh (1)
Lời kệ kinh Đại Niết Bàn với pháp Diệt , Sinh (2)
Quán chiếu, tu tập không ngoài thân, tâm
….cực kỳ cơ bản về Ngũ Uẩn!
Có thể quán chiếu thân trong thân,
thân trên thân, thân như thân đều chuẩn!


Chìa khoá thấy ra hơi thở …sự sống duy trì
Thực tập thâm sâu nhận ra sự diệu kỳ
Với Chánh niệm….thân ở đâu là Tâm ở đó !
Lại nhận ra:
Tất cả sinh tử khổ đau đều đến từ cảm thọ!
Hoan hỷ, sầu ưu …khi sáu căn tiếp xúc 6 trần.
Phân biệt thích , ghét khởi lên hãy nhận chân
Chỉ ghi nhận chúng đến đi là như thế !


Tâm biến chuyển không ngừng mỗi sát na vi tế
Quán Tâm hãy dùng Tâm thức như ngọn đèn
Đừng mong mỏi Chánh, Tà được trui rèn
Đều động tâm không dễ gì tịch tĩnh !
Thiền là để quay về thể tánh tròn thanh tịnh !
Tứ niệm xứ là sống Chánh niệm …
…….từng hành động, việc làm
Tự do không vướng kẹt, cảnh giới bình an
Áp dụng thực hành giống như NGƯỜI BẮT RẮN (3)


Quán Pháp bao gồm ý thức ghi nhận!
Về Triền cái, tứ đế , thất giác chi
Nhận chân đối tượng Tâm …xử lý một khi
Thấy được bản chất thực …
Khổ đau và hạnh phúc là một!
Bất cứ trong đề mục nào cũng nhìn ra sau rốt!
Lúc thiện, lúc ác, lúc buồn ,lúc vui
Khổ, Vô Thường, Vô ngã …nhân quả tới lui
Ý nghĩa chính của đời sống là THẤY RA SỰ THẬT!
Kính xin mượn lời kết từ Đức Phật (4)
Hiểu được Pháp vũ trụ mà Tâm không vướng mắc
Vì cái gọi là vũ trụ và thế giới
……tất cả chỉ là do các duyên tạo nên.
Kính tri ân bài pháp thoại …như tiếng sấm rền
Chỉ là mỗi trạm ngừng nên Pháp không có đại, có tiểu!
Rốt ráo thấy rõ ngũ uẩn,
hóa giải sự hình thành bản ngã quấy nhiễu!


Melbourne 26/5/2023
Phật tử Huệ Hương




ht dong tri-1ht dong tri-2ht dong tri-3ht dong tri-4ht dong tri-5ht dong tri-7
—————————-
(1) Tổ Tăng Xán trong “Tín Tâm Minh”đã bắt đầu như sau
Chí đạo vô nan
duy hiểm giản trạch
đản mạc tắng ái
đỗng nhiên minh bạch
Dịch là:
Đạo lớn chẳng gì khó
cốt đừng chọn lựa thôi
quí hồ không thương ghét
thì tự nhiên sáng ngời
(2) Đại Bát Niết Bàn có bài kệ:
Chư hành vô thường
Thị sanh diệt pháp
Sanh,diệt diệc dĩ
Tịch diệt vi lạc .


Ý nói Thân và Tâm của chúng ta là một dòng chuyển biến không ngừng.
Tất cả mọi sự mọi vật trên thế gian đều sanh, diệt đều vô thường .
Chỉ khi nào cái vô thường sanh tử trở nên vắng lặng thì ta có cái vui chân thật của Niết Bàn đó là bản lai lai diện mục hay mặt mũi xưa nay; khi đó ta mới thật sự đạt đến chân an lạc, chân hạnh phúc. “An lạc phát sinh từ sự chấm dứt của ý niệm tranh chấp giữa chánh và tà” (D. Suzuki).
(3) Kinh ví dụ người bắt rắn, số 22 của Trung bộ.
(4) Ai chưa thấy cái gì là sự thật, chưa tin điều gì là sự thật, hãy quan sát và thực nghiệm chúng trong chính tự thân của mình thì sẽ thấy ra sự thật, Đức Phật đã nói như vậy. “Nói biết như thật và thấy như thật không có nghĩa là biết thấy bằng tri thức những sự kiện hoặc chân lý nằm ngoài giới hạn kinh nghiệm của ta, mà chính là biết thấy những cơ sự hiển nhiên diễn ra trong chính ta” (D. Suzuki).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2024(Xem: 1407)
Đạo Phật ngày nay lắm nhiễu nhương Giới luật lỏng lẻo thiếu kỷ cương Lạm dụng phương tiện sai chánh pháp Khiến đạo vàng dở dở ương ương. Xuất gia không còn đúng lý nghĩa Thế gia, phiền não, tam giới gia Tục gia không còn xuất ra được Mong gì được tự tại an nhiên.
25/09/2024(Xem: 5537)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
24/09/2024(Xem: 1933)
Muốn được phước phải có đức và ngược lại ! Đức trong đạo Phật gồm ngủ giới và thập thiện nên làm. Giá trị sống sẽ đổi thay theo thời gian Khi đã trang bị cho mình, những đức hạnh căn bản! Bao gồm sự nỗ lực, cần kiệm tinh thần trách nhiệm can đảm!
24/09/2024(Xem: 2082)
Chín sáu tuổi rồi chửa thấy già Không quên không lẫn mắt chưa lòa Yêu đời luôn thích ngâm thi phú Mến Đạo thường hay tụng sám ca Chí quyết tu hành luôn biết đủ Nếp nhà thanh tịnh chẳng xa hoa Nguyện tu giải thoát dòng sanh tử Tịnh Độ đường về đâu có xa.
20/09/2024(Xem: 1731)
Ngũ Tổ Thiếu Khang tạo thiện duyên Độ hàng thơ ấu hạnh cần chuyên Một đồng một niệm trì danh Phật Ba độc ba đường thoát khổ liền Nhàm chán Ta bà lìa dính mắc Hân sanh Tịnh độ đến uyên nguyên Nhất tâm miên mật thường tinh tấn Khuyến tấn hàm linh Pháp rộng tuyên.
20/09/2024(Xem: 1695)
Tang thương một cõi xé lòng Lệ hoà dòng chảy mênh mang Xót xa vợ đã mất chồng Mắt nhoà linh ảnh khói nhang Tiếng kêu em về ăn bánh Tiếc thương cô giáo gọi trò Lấm lem bùn trên giấy trắng Chơ vơ nước xiết bóng đò
20/09/2024(Xem: 1632)
Bạn ơi, càng nhìn lại càng thấy mình quá diễm phúc Từng đón nhận bao món quà mà tạo hoá ban cho Vượt qua hàng triệu người, về “cái ăn, cái ở”không lo Dù chút thăng trầm, nhưng luôn để… niềm vui, nỗi buồn tan theo gió.
20/09/2024(Xem: 1714)
Tháng tám mưa giăng ngập lối về Nom hình bóng ấy cảm lòng tê Gian nan quẩy gánh bao niềm gởi Khổ cực ươm mầm dặm nghĩa lê Để lại đời sau gương trọng đức Hoài ghi cảnh trước lấy thân kề Bây chừ dáng Mạ còn mô nữa Con cháu xin nguyền sống chẳng chê
20/09/2024(Xem: 1458)
Này các con của Mẹ Đang đắm nhiễm lầm than Hãy mau mau thức tỉnh Tay thôi lấm vết chàm. Đời người không vĩnh cửu Sao cứ mãi tranh đua Tham vọng gây tội ác Hơn thua kết oán thù.
18/09/2024(Xem: 1512)
Sức tàn phá của thiên nhiên thật khủng khiếp. Chiến tranh và hận thù giữa con người với nhau đôi khi cũng có thể gây ra những niềm đau đáng tiếc. Nếu trận bão Yagi lưu lại những vết thương trên dải đất quê hương, thì chúng ta cũng cứ hãy dìu nhau trong gió trong mưa… Con người với nhau Thơ : Hoang Phong
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]