Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ta Bà Hát (Tuyển tập Thơ của Tát Bà Ha, bút danh của HT Thích Đồng Bổn)

19/05/202308:53(Xem: 3687)
Ta Bà Hát (Tuyển tập Thơ của Tát Bà Ha, bút danh của HT Thích Đồng Bổn)
Ta Ba Hat-ht dong bon


Lời giới thiệu

(Nhân đọc tập thơ Ta Bà Hát
của Thầy Thích Đồng Bổn)




Với cái nhìn của Phật giáo, cõi ta bà là một khái niệm về thế giới. Trong đó, không chỉ có một thế giới đang sống, mà gồm có cả ba ngàn địa thiên thế giới, trong giới hạn hóa độ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ta Bà (s, p: sahā, j: saba, 娑婆): là Sa ha (娑訶), Sách ha (索訶), là nhẫn (忍), nói cho đúng là Ta Bà Thế Giới (s, p: sahā-lokadhātu, 娑婆世界), tức thế giới chịu đựng (nhẫn độ, nhẫn giới), thế giới mà đức Thích Ca giáo hóa. Nó còn được gọi là Nhân gian giới (人間界, cõi con người), Tục thế giới (世俗界, thế giới phàm tục). Chúng sanh ở trong thế giới này chịu đựng các phiền não, vì vậy mới có tên là thế giới chịu đựng. Từ này còn được dịch là Tạp Hội (雜會) hay Tập Hội (集會). Nguyên ngữ của từ tập hội là sabhā, muốn ám chỉ sự tập hội phức tạp của các tầng lớp như con người, trên trời, Sa Môn, Bà La Môn, Sát Đế Lợi, cư sĩ, v.v. Người ta cho rằng nguyên lai từ sahā cũng phát xuất từ sabhā, là thế giới có nhiều loại người khác nhau làm đối tượng hóa độ của đức Phật Thích Ca.

Thiền sư Chơn Không (眞空, 1045-1100) của Việt Nam có bài thơ rằng: “Diệu bổn hư vô minh tự khoa, hòa phong xuy khởi biến Ta Bà, nhân nhân tận thức vô vi lạc, nhược đắc vô vi thỉ thị gia (妙本虛無明自誇、和風吹起遍娑婆、人人盡識無爲樂、若得無爲始是家, Diệu bản thênh thang sáng tự khoa, gió hòa thổi khắp cõi Ta Bà, người người thảy biết vô vi lạc, nếu đạt vô vi mới là nhà).” (Theo Phatgiao.org.vn)
Tựa đề tập thơ của thầy Đồng Bổn lựa chọn là Ta Bà Hát gợi cho chúng ta nhớ đến cụm từ “Tát Bà Ha” trong chú đại bi có nghĩa là “vô trú”.
Ta bà ha (Soa ha, xoa ha) có 6 nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài Chú nào cũng có đủ 6 nghĩa này:
1. Thành tựu; 2. Cát tường, tốt lành như ý; 3. Viên tịch. Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là viên tịch. Nhưng ở đây, viên tịch có nghĩa là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm; 4. Tức tai, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ; 5. Tăng ích, tăng trưởng lợi lạc; 6. Vô trú. Theo kinh Kim Cang, vô trú nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Chúng ta đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu chúng ta có các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú.

Thế giới này là thế giới của ngũ uẩn, cuộc sống này là cuộc sống của ngũ uẩn. Do bị phiền não và vô minh nên tâm bị ngũ uẩn chi phối, dẫn dắt tạo ra những thế giới đầy những lẽ vô thường, bất an. Sự sống của các thân ngũ uẩn là sự sống của tham, sân, si; khi tham sân si có mặt thì thân ngũ uẩn vô thường sẽ có mặt, ngược lại khi tham sân si được đoạn diệt thì thân ngũ uẩn vô thường này cũng sẽ được chấm dứt.

Sự chấp thủ ngũ uẩn là phiền não, là khổ đối với chúng sinh. Đó cũng chính là sự lẩn quẩn trong vòng sanh, già, bệnh, chết, được - mất, có - không, thương - ghét, vui - buồn,
Tập thơ mở đầu bằng bài "Từ biệt":
"Rồi một tháng với anh Ta Bà Hát
Mê hay giác liệu bạn có được chỉ
Hẹn chờ đôi ba bận chẳng thèm đi
Vẫn tại vị nơi Ta bà vay mượn"

Thi sĩ, hành giả cất lên những tiếng hát thâm trầm. Những tiếng hát của giai điệu mi thứ man mác. Những tiếng hát ẩn tàng ngay trong từng động tác đi, đứng, nằm, ngồi; của những thái độ ra vẻ chú tâm như nghe, nhìn, nghĩ, nhớ, kể cả buông bỏ. Hát lên bằng tiếng của gió, mây, rừng, núi, dòng suối, con sông... Nhưng, tựu trung, những tiếng hát ấy âm thầm, lặng lẽ như từng phiến đá hoang vu, lăn lóc bên khe suối hiền hòa. Thơ tượng trưng cho cái đẹp, và là phương tiện tôn vinh con người. Thi sĩ, hành giả đã mượn

thơ để khẳng định mình, bằng chính sự làm chủ những niềm vui và nỗi đau trong cuộc đời này:
"Nhìn trong mưa buốt lạnh căm/ Bếp hồng ấm lại tình thâm phận người/ Nhìn về đồi núi mây trôi/ Chuông kêu tỉnh mộng như lời kinh trưa" (Nhìn); "Thấy nhân biết quả sẽ ra sao/ Vậy gieo giống tốt quả càng cao/ Thấy quả sợ nhân không kết nữa/ Người trí khéo làm sáng biết bao!”(Thấy); hoặc “Tánh nghe muôn thuở vẫn hằng thường/ Lăng Nghiêm trì tụng toả tịnh hương/ Cảm thấy cõi đời sao bé nhỏ/ Nguồn tâm rộng mở cả mười phương” (Nghe).
Có lúc, bằng tâm hồn thi sĩ, tác giả đã nghĩ: “Tôi cố nghĩ mình đến nguồn cội khổ/ Khổ thân đau đến thế chẳng lo buồn/ Khổ ân tình tâm trí đổi thay luôn/ Khổ thế nhân, giận sân không dừng được” (Tôi nghĩ); “Ở trong nhà cửa kẻ thế gian/ Cơm ăn áo mặc chạy lăng xăng/ Tất bật tối ngày lo sinh kế/ Chẳng nhận ra mình lúc khó khăn” (Tôi ở)…

Do vô minh chúng ta nhận thức sai lầm về thế giới xung quanh, nhất là bản ngã. Vô minh là yếu tố đầu tiên trong nguyên lý Duyên khởi với 12 nhân duyên, làm con người còn sa vào luân hồi. Vô minh cũng là một trong ba phiền não, và khâu cuối cùng là mười trói buộc.
Khi gặp phiền não, tác giả đã ứng dụng những phương cách quán chiếu nhân quả, dùng trí tuệ Bát nhã quán chiếu năm uẩn vốn không. Lúc ấy, tâm thế của hành giả bộc lộ qua niềm tin, kết tụ từ bao năm tu học, mong muốn trở thành
người đệ tử trung thành của đức Phật: "Tôi tin có Phật ở bên mình/ Và tin mãn số sẽ vãng sinh/ Tin vào nhân duyên và phúc báo/ Tin mình mãi mãi có niềm tin...” (Tôi tin).

Theo Thiền sư Thích Thanh Từ, Liễu tức là liễu ngộ; người liễu ngộ thì nghiệp chướng xưa nay là không thật, có thể chuyển được. Người chưa liễu ngộ nhất định phải đền trả nợ trước.

Tác giả tự xem những giấc mộng, đau buồn, công danh, ân tình, tiền bạc, của cải, tiếng đời thị phi, cho đến cái Có, cái Ngã... đều là huyễn hoặc, không thật, cần phải buông bỏ: "Buông tay bước tiếp chặng đường dài/ Nắm giữ bao giờ thấy bản lai?/ Khi ngộ thì ngay nơi trước mắt/ Lúc mê thăm thẳm bóng xa bay" (Tôi buông).

Tâm và thân đều do nhân duyên tạo nên. Nên thân là vật vô thường; tâm cũng không có thực thể, và thường thay đổi. Tâm thay đổi như dòng nước đang trôi, như ngọn nến đang cháy. Nếu tâm vui thú với những diễn biến trên đời này, sẽ sinh ra sự u mê, khổ não. Nếu tâm vui thú với đạo, sẽ sinh ra lòng vui thú với đạo. Nên người tu Phật không tìm bên ngoài, mà tìm về dọn dẹp tâm mình, dọn dẹp những loạn tưởng để tâm trong sạch. "Gánh nỗi đau của bao người cùng khổ/ Dụng tình thương xóa dịu bất hạnh chung/ Dụng tâm Từ ban rải khắp mọi vùng/ Bạn cùng tôi tìm về trời Bát nhã" (Gánh); “Gieo hạt giống tâm Bồ đề chân ái/ Giúp cho mình nhận lại Phật tánh xưa/ Giúp cho ai cần có chỗ nương nương thừa/ Cùng sám hối tựa nương về bậc thánh” (Gieo).
Đức Phật dạy rằng: "Mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp". Đời sống không phải bao giờ cũng gặp những thuận duyên, dễ dẫn đến tâm lý và thái độ cầu an hoặc nương tựa... Cuộc đời còn có cả những nghịch duyên thử thách. Nhưng không phải là bế tắc, tuyệt vọng mà luôn có những tia sáng le lói cuối đường hầm. Có người trải tâm ra như chiếc cầu thân ái, nối kết người với người, nối kết niềm tin... Có người xem tâm mình như biển, sẵn sàng đón nhận những con sông nghe, nhìn, nói...nhẹ nhàng bình đẳng vì không còn tên riêng nữa, chỉ có vị mặn dung hoà. Là người tin sâu nhân quả luôn tỉnh thức để gieo nhân và trả quả. Thông qua thân tứ đại (thực ra là thất đại, bảo gồm Không đại, Kiến đại, Thức đại), có lúc tác giả lại để cái tâm thi sĩ làm chủ. Ông đã nhìn và thấy: "Tôi nhìn qua khe cửa thầm mơ/ Tháng ngày lẩn thẩn mộng nàng thơ/ Chưa già lẩm cẩm đòi đi trước/ Đành giữ tâm tình sống lửng lơ" (Tôi nhìn). Và: “Nghe ngóng đêm dài tiếng bước ai/ Chờ tìm gõ cửa đón heo may/ Nghe giọng nhẹ đều như quyến rũ/ Gối đầu thầm ước vọng tương lai" (Nghe). Nhưng trái tim, tâm của Người con Phật đã điều chỉnh, bắt đầu với những khởi đầu mới: "Xong một bận rồi chọn đời ẩn dật/ Trả nợ thêm vài chữ nhẫn nhục cười/ Tránh duyên đời chọn sơn thuỷ thảnh thơi/ Đợi đến lúc đến thời duyên tri ngộ" (Khởi đầu mới).
Duyên là một thuật ngữ rất quan trọng trong Phật giáo, thường đi kèm theo nghĩa nhân duyên. Trong nhân – duyên – quả thì nhân là nguyên nhận chính, duyên là tác nhân phụ, quả là kết quả của nhân và duyên khi đã hội đủ điều kiện hay đã chính muồi. Duyên của nhân – duyên – quả này lại chính là nhân hoặc quả trong chuỗi nhân – duyên – quả khác. Thay đổi cũng diễn ra tương tự đối với nhân, quả. Chúng nương tựa, tương tác, hỗ trợ nhau tạo ra muôn hình vạn trạng trong cõi nhân sinh.

“Nghịch duyên là ma khảo của mình/ Trắc trở mọi đường cõi xuống lên/ Nhưng sẽ trui rèn lòng kiên nhẫn,/ Tạo chí vững bền chắc như đinh” (Nghịch duyên). “Vô duyên ai gặp cũng không duyên/ Chẳng ai để mắt, một trời riêng/ Không ai quấy nhiễu khi tu học/ Bạn với tự nhiên chẳng thấy phiền” (Vô duyên).
Nhưng bằng cái tâm Bồ đề của mình, tác giả cảm nhận được hương sen trong hồ, tinh khiết nơi bùn đất khởi sanh; nhưng hơn hết, chính là nét hương thanh tịnh đọng lại từ tính chất cao quí, thanh sắc vẹn toàn, trở thành bệ đỡ Phật ngồi: "Sen đời, sen Phật, với sen người/ Sen ở với lòng thơm muôn nơi/ Sen ở dưới hồ là hương sắc/ Sen ở trên bàn tỉnh giác thôi" (Sen).

Tình tấn, mãnh liệt không ngừng nghỉ để đạt chánh quả. Tâm luôn chuyên nhất vào định cảnh, không bao giờ tán loạn. Dùng trí tuệ sáng suốt để quán sát pháp tự của mình. Bốn như ý này tựa như những nấc thang kế tiếp nhau để đưa người tu từ cái tâm hữu lậu mê mờ đến với cái tâm vô lậu giải thoát. Do đó, phá tan được màn vô minh trói buộc. Vô minh không còn tất sẽ nảy nở những trí tuệ và công đức đầy đủ để nâng đỡ, cứu vớt chúng sinh.
Bốn chánh cần, bốn trạng thái tinh tiến, bao gồm những ý thức, hành động đối với cái thiện và ác. Với cái thiện thì khuyến khích, tác động đến cho nó hiện hữu và phát triển. Với cái ác thì ngăn chận, tác động đến cho nó triệt tiêu, không xuất hiện.

Không trong Phật giáo khác với cái không của thế gian. Theo lời Phật dạy, cái gì duyên khởi biểu hiện qua sự liên hệ giữa không gian và thời gian. Trong không gian các sự vật là không thực thể và vô ngã. Theo thời gian, các sự vật, sự kiện đều vô thường. Ta bà hát, phải chăng là những tiếng hát vang lên giữa cõi nhân gian đầy đau khổ này. Tiếng hát này lại hàm chứa những nội dung, những hướng đích khác biệt của người trưởng tử con Phật.
Tác giả mượn thơ nói hộ lòng mình: nguyện cho chúng sinh đều được hạnh phúc và nhân duyên tạo nên hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau và nhân duyên tạo nên khổ đau.

Đọc qua tập thơ gồm 70 bài, phần lớn mỗi bài thể hiện nhân sinh quan, hơn nữa là vũ trụ quan của tác giả. Trong từng bài thơ, đã cho thấy cái nhìn, nghe, nghĩ... về cuộc đời. Ở đó, những cảnh đời xuất hiện như quan niệm của thế gian. Đặc biệt, kèm theo là những nhận định, đánh giá với tư cách của một người nhiều năm gắn bó với cửa thiền.

Về hình thức, phần lớn các bài thơ làm theo thể bảy hoặc tám chữ, với vần liên tiếp hay bắc cầu, có bài chỉ vần trong từng khổ. Do đó, thuận lợi cho việc giãi bày, khẳng định quan điểm. Một vài bài theo thể lục bát, cổ phong năm hoặc sáu chữ chỉ mang tính điểm xuyết. Nhưng nội dung mới chính là trong bài viết này.

Trên đường đời, tác giả đã tự tri, tự chứng, tự mình giác liễu. Không dấy khởi vọng niệm của bản tánh (như hồ nước phẳng lặng, không gợn sóng), bừng chiếu trí tuệ, quán sát tất cả mọi sự (như sự phản chiếu của mặt nước). Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Một trái tim bao la, thiện lành và trong sáng vì tất cả mọi người.

Bằng lòng từ vô lượng của mình, tác giả hoan hỉ chia sẻ nỗi đau khổ và niềm vui của mọi người. Ta bà hát, từ đó, như những ánh ngọc lung linh, những cành mai nở biếc, những nụ đào e ấp trầm lắng trong ánh nắng khoan thai như khẳng định sự hiện hữu do duyên lành giữa cuộc đời khắc khoải. Cạnh đó, là hương tâm thanh tịnh toả lan nhè nhẹ.

Mỗi buổi sáng ngồi uống trà, được trao đổi nhiều điều với tác giả, nghĩ đến những ngày Người đi an dưỡng theo chỉ định của thầy thuốc, tôi lại liên hệ với bản thân mình và người thân, bạn bè trong cõi đời vô thường.
Thông qua đọc tác phẩm này, tôi như có cơ hội lần nữa tiếp cận, học tập lại những kinh sách đã đọc.
Có lẽ, qua những ngôn ngữ trong tập thơ này, tác giả muốn gởi tấm lòng của người đang bước đi tiệm cận với con đường trí tuệ vô sư, thoát ly sinh tử, luân hồi.
“Không mong chờ hoa nở, Chẳng lo hoa chóng tàn, Lòng ta như sương khói, Lặng lẽ đầy và tan” (An Nhiên, DXĐ)

Tôi, cuối cùng đã đọc Ta Bà Hát của thầy Đồng Bổn với tâm thế đó.

Sài Gòn, tháng 10 âm lịch, năm Nhâm Dần.

Lương Xuân Định


pdf icon-2






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2021(Xem: 5489)
Kính dâng Thầy bài thơ khi nhìn xã hội và thế giới biến chuyển đổi thay từng ngày ...khó đoán biết . Và đây chỉ là sự chiêm nghiệm được do sự tu tập trong những năm qua, hy vọng điều này sẽ giúp con tinh tấn hơn . Kính chúc sức khỏe Thầy Nhiều việc xảy ra bất ngờ khó đoán biết ! Bản thân mình chợt ngơ ngác ... Pháp vận hành ? Cái đúng nguy hiểm do mình hy vọng ... sẽ thành. Như đi vào hư không... chẳng thể nào định vị !
14/03/2021(Xem: 5229)
Gieo duyên thanh đạm bên đàng Cơm phần gửi gắm muôn ngàn lời thưa Mong người no bữa cơm trưa Mướp hương, tương đậu
14/03/2021(Xem: 7022)
Kính mừng Khánh Tuế lần thứ 78, Sư Phụ, Hòa Thượng Viên Minh! Kính đảnh lễ, dâng lời chúc mừng Khánh Tuế, Tuổi hạc tăng dần theo tuần tự thời gian Tuệ giác, hương Đức mười phương tỏa lan Tâm đệ tử luôn kính Thầy như Phật !
14/03/2021(Xem: 6832)
Dã ngoại một ngày tìm Xuân muộn ! Kính dâng Thầy bài thơ về tâm trạng một lần đi dã ngoại ... Và đã nhận ra được điều mình phải học hoài học mãi...Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Phong tỏa bao ngày có dịp đi dã ngoại ! Đồng thời kiểm tra độ hoà ái với người Tuổi chớm già kết bạn với nụ cười Tự tin nhập đoàn ....chỉ một người quen biết ! Trang phục giản đơn đúng theo thời tiết ! Chỉ một nải đeo đến viếng các chùa xa Ồ ! hồ sen tươi thắm nụ chen lẫn với hoa Xuân muộn ... cạnh bên hồ ....thuyền bát nhã !
14/03/2021(Xem: 5659)
Xuân sang sắc thắm đẹp muôn nơi Bên mái hiên thiền đào mỉm cười Cỏ biếc phơi minh vườn vắng vẻ Tre vàng trỗi khúc nhạc xa xôi Ao trong chẳng cá bao thu nữa? Nước lạnh không rêu mấy thuở rồi! Xuân đến hoa cười bên nắng rọi Xuân tàn hoa rụng thả dòng xuôi!
14/03/2021(Xem: 5587)
Đông sắp đến rồi, thu sẽ qua, Ủ ê cây cỏ mất hương hoa, Lá vàng bay lượn theo chiều gió, Cây cảnh chuyển mình trước hiên nhà. Ngắm cảnh đổi thay cùng thời tiết, Nghĩ lòng xao xuyến với can qua. Xin người cố giữ tâm chân chính, Thủ phận tu tâm hướng Phật đà.
14/03/2021(Xem: 5951)
Sắp đến Về Nguồn thấm buồn vương, Thưa dần bậc Thạch trụ Đống lương, Các châu Giáo hội tuy hiệp lực, Tứ chúng Tăng ni vẫn bình thường. Như Huệ, Minh Tâm quy Cực lạc, Trí Chơn, Hạnh Đạo, vãng Tây phương. Mỗi năm vắng bóng thêm vài vị, Có lẻ lâu dài tựa màng sương.
14/03/2021(Xem: 6867)
Tân sửu xuân về thấy ủ ê, Chưa vơi Cô-Vít, bão tuyết về, Tư bề phủ ngập cơn lạnh buốt, Bốn phía bao quanh những tái tê. Điện cúp liên hồi tiêu ấm áp, Nước tràn tới tấp cảnh lê thê . . . Đất trời gieo khổ cho nhân loại ? Tân sửu xuân về thấy ủ ê. . . .
14/03/2021(Xem: 5453)
Làm Thay Người Đi Thú Lâu Năm Nghĩ Về Nhà Kỳ 1 Núi Hoành ngàn nhận dọc giang hà Mây trắng giăng trời vút tận xa Thu mới khí trời se sắt lạnh Nước xưa cửa núi mịt mờ phai Một thân trời đất trung thay hiếu Ngàn dặm phong trần nước biệt nhà Sáo thổi dưới trăng không ích lợi Nửa đêm thành nước thổi rơi hoa
13/03/2021(Xem: 19892)
Cho đến năm 2020, Kinh Pháp Cú đã được dịch ra tiếng Việt bằng nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch thẳng từ tiếng Pali sang Việt ngữ gồm 423 bài kệ trong 26 phẩm và có kệ gồm 4 câu 5 chữ, có kệ 5 câu 5 chữ và cũng có kệ 7 câu 5 chữ. Trong khi đó bản dịch của cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu thì được dịch từ chữ Hán sang Việt ngữ cũng gồm có 26 phẩm và 423 bài kệ tất cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]