Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Rồi Khi (Tuyển tập Thơ của Quê Chiều, bút danh của HT Thích Đồng Bổn)

19/05/202308:38(Xem: 3574)
Rồi Khi (Tuyển tập Thơ của Quê Chiều, bút danh của HT Thích Đồng Bổn)

roi khi-ht dong bon
HÀNH TRÌNH THỂ NHẬP
Cảm nhận khi đọc tuyển tập thơ
RỒI KHI của tác giả Quê Chiều




Thơ là cõi mênh mông, thi nhân là người gởi hồn vào cõi mênh mông đó.
Để đi vào hồn của thi nhân một cách trọn vẹn là điều không phải dễ.
Có người đã nói: “Tu sĩ phải có tâm hồn nghệ sĩ thì mới sâu sắc phong phú.”

Vốn có tâm hồn nhạy cảm, tác giả của tuyển tập thơ đã khéo vận dụng phân chia thời gian qua nhiều phân đoạn, nhiều góc nhìn để tâm hồn được trang trải, được hòa quyện theo từng cung bậc của cảm xúc.

Chỉ một từ KHI, mà tác giả đã khéo phân chia trên 30 cung bậc khác nhau như: những khi, đến khi, có khi, nhiều khi..v.v…, để tâm hồn nương vào đó mà cảm nhận giải bày từng trạng thái của tâm.

- Nhiều khi cảm thấy thật cô đơn…
- Thương khi đạo lực chưa cao…
- Đến khi tìm lại được chính mình…
- Chợt khi chân vọng rõ nơi lòng…
- Sau khi ngộ được lý sắc không…
- Rồi khi tỏ ngộ lối đi về…

Tất cả mọi diễn biến tâm lý mà tác giả đã trải nghiệm, đã nhận chân khi trực diện với cung bậc thời gian Khi, Khi, Khi… là cả một chuỗi dài tâm lý trên hành trình hướng về phía trước, từ sơ tâm cho đến vô ngại tâm.
“Chợt khi nhìn thấy lá vàng rơi
Nghĩ về thân phận chiếc bè trôi
Tùy theo phước nghiệp và duyên số
Hướng nội mà tu sẽ đến nơi.”
(Chợt khi. Tr. 218)
Hành giả mang tâm hồn nghệ sĩ pha dấu ấn thiền sư, cho nên khi nhìn chiếc lá vàng rơi không thuần túy là lá vàng rơi, mà sâu sắc hơn nữa là nhận ra được cái vô thường trên chiếc lá có liên quan đến cái vô thường trên kiếp người, để từ đó phát hiện ra con đường hướng nội, con đường trụ tâm, rồi buông bỏ, rồi phát nguyện.
Mặc dù đã nhận rõ hướng đi, đã vui trong cảnh tịnh, nhưng vì còn là con người nên lòng chưa thôi vấn vương:
“Có khi lòng vẫn thấy lao xao
Con tim loạn nhịp bởi niềm đau.”
(Có khi. Tr. 44)
Nghiệp nhân sinh có mấy ai đã rũ sạch, hơn thua, thương ghét, buồn vui, rồi có cả giận hờn trách móc, để rồi mãi mãi ra vào lên xuống theo nhịp đập của con tim còn nặng sắc màu:
“Còn khi đã có chút lợi danh
Tâm địa cũng theo nghiệp hiện hành
Nắm bắt tìm cầu đâu để mất
Chỉ là những chuyện chạy vòng quanh.”
(Còn khi. Tr. 74)
Vẫn biết cuộc đời là biển khổ, chúng sanh mãi ra vào ngược xuôi lặn hụp trong biển khổ đó, nhưng một khi đã lên thuyền thì hành giả sẽ tự tại an nhiên trên những con sóng vô minh, vì lý tưởng, vì nhân sinh, vì tương lai của chính mình.
“Một khi đã bước lên thuyền
Ngược nguồn cội khổ, tìm miền an vui
Khó khăn bao bận dập vùi
Trải qua nghiệp lực kéo lôi từng hồi.”
(Một khi. Tr. 38)
Và bây giờ, hành trang đã sẵn, nguyện lực đã đủ,
chỉ cần cất bước là điểm hẹn sẽ đến, chỉ cần một điểm tựa, một chỗ đứng là hành giả sẽ được tràn ngập ánh sáng lung linh:
“Miễn khi trăng chếch lên cao
Cho tôi một góc ngàn sao riêng mình
Rồi trong hư huyễn hàm linh
Sẽ thôi chìm nỗi phù sinh bao lần.”
(Miễn khi. Tr. 209)
Tâm đã định, lòng đã sáng, chí đã quyết, còn gì để phân vân tư lự, hành giả an lạc trên từng bước chân, với một tâm hồn vô biên hỷ lạc đi vào cõi không của thế giới viên dung vô ngại:
“Chỉ khi trì tụng Thủ Lăng Nghiêm
Nghìn trăm câu chữ đọng nơi tim
Tánh nghe tuôn xuất ra mật chú
Mười loại ấm ma nhận diện thêm.”
(Chỉ khi. Tr. 191)
Sanh đã tận, tử đã hết, bây giờ chỉ còn bầu trời vô ngôn lồng lộng , trâu nằm nghe sáo, thiền sư thỏng tay vào chợ, nơi nào không là nhà, cảnh nào không là cảnh Bụt, con đường mòn đã cuối nẻo, có còn chăng chỉ là dư âm của dòng sinh diệt, là tấm lòng bao la thương chúng sanh trầm luân bể khổ:
“Rồi khi nhận biết bóng Lăng Già
Quên hết vọng đời đã trải qua
Thấy ở thinh không vang sấm động
Trời bày thiên nhạc hát múa ca.”
(Rồi khi. Tr. 83)
Quê Chiều, hay Quê Xưa, hay Quê Hương giờ chỉ còn là Chân Quê. Chân Quê là quê nhà mà mỗi hành giả sẽ trở về sau bao tháng năm lưu lạc.
Chúc mừng tác giả Quê Chiều đã về đến nhà, đã đi đến đích, đã hòa nhập cùng trăng sao pháp giới, để nghe tiếng Ca Lăng Tần Già diễn diệu pháp âm trên vô sanh pháp hội.

Lễ Vía Di Đà 2022
Lăng Già Tâm
Cảm niệm.




🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
***
***
***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 9967)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 10496)
Bảy tình (thơ)
16/07/2010(Xem: 15784)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 32966)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 10026)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 8318)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 12413)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 9503)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 14134)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 10140)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]