Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh phúc không ở đâu xa!

29/04/202310:45(Xem: 3353)
Hạnh phúc không ở đâu xa!

canh dep-19



Hạnh phúc không ở đâu xa!

Trong đời sống ….

Mối quan hệ là hợp đồng của 2 bản ngã

Chỉ nhìn cái tốt, quên đi cái xấu đối phương

Tâm sẽ nhẹ nhàng thanh thản vô lường

Nhất là khi cẩn trọng,

sử dụng ngôn từ khéo tinh tế !


Hạnh phúc không đâu xa….vô điều kiện, rất rẻ

Vẫn có ta, người nhưng không có chủ quan

Nhờ trí hiểu biết sâu sắc, hoà mà không tan

Giảm ảnh hưởng phân biệt, kỳ thị và so sánh

Tuỳ duyên đón nhận hoàn cảnh không trốn tránh


Biết rõ hành trình luật hấp dẫn quả , nhân

Thấu hiểu cơ cấu vận hành giữa tâm, thân

Hạnh phúc không ở đâu xa …rất thực tế

Cho không, biếu không với người trí tuệ

Ở đây, bây giờ trong khoảnh khắc này

Trân quý cột mốc quá khứ, tương lai

Giữ gìn trân quý đừng xen chút gì ảo tưởng

Thường xuyên điều chỉnh, khắc phục là phần thưởng

Sẽ cảm nhận hạnh phúc ngày càng thêm lớn !

Huệ Hương





NẾU ĐÃ ..

Nếu đã …
Có đầu óc khoa học thì nên thực nghiệm,

Đừng suy luận theo giả thuyết, y cứ lý giải ai

Sống trọn vẹn tỉnh thức để học những lầm sai

Nhận thức đúng đắn khi quân bình tình thương, trí tuệ

Hiểu được nội tâm mình, con đường tối ưu vi tế

Nụ cười bao dung hay chút chua chát nhíu mày?

Kịp thời chỉnh sửa thái độ thích hợp ngay

Mới có thể xuyên suốt, sâu sắc kinh nghiệm nội tại!

Bản chất đời sống, là bọt nước trên dòng chảy

Thế giới này là sự kết hợp của có và không

Cho nên đôi lúc chỉ hoà chứ không đồng

Cần biết sợ ….vòng luân hồi vô thủy dài lắm !

Cái giá kiểu tu thế nào phải dựa đích nhắm

Nếu còn phàm phu, cẩn trọng chớ vội tin mình

Luôn tinh tấn học hỏi với phương cách thông minh

Chẳng có thể điều gì là hằng số bất biến

Tâm mình cũng chẳng ngoại lệ …luôn động chuyển (1)


Huệ Hương

———————————————————

(1) Đức Phật đã cho rằng “Sự tu dưỡng và hoán chuyển nội tâm là bổn phận quan trọng nhất khi còn là chúng sinh “


“Này các Tỳ kheo, tâm này là sáng tỏ, nhưng nó không bị dính những ô nhiễm ngẫu nhiên từ bên ngoài. Một đệ tử thánh thiện được chỉ dạy hiểu được điều này đúng như nó là. Vì vậy, đối với người ấy, có sự tu dưỡng tâm."


***

Đừng quên…

Đừng quên,

mang thân người chịu chi phối của Nghiệp.

Nên tự nỗ lực cứu lấy chính mình

Đừng quan tâm chi thị phi chúng sinh

Tự biết cần trừ ác và luôn hướng thiện!

Tuỳ nghi theo hoàn cảnh, phương tiện hoán chuyển

Đừng quên những người luôn tin tưởng ở ta

Cố gắng sử dụng khả năng bước tiến xa

Làm lợi lạc mang đến nhau điều tốt đẹp!

Nhưng đôi lúc,

đừng cố gắng mở lại cánh cửa đã khép

Biết tuỳ duyên, có đến phải có lúc ra đi

Trở về huân tu chánh pháp bất tư nghì

Chỉ duy nhất từ lời dạy Đức Phật siêu việt

Đừng quên thời đại công nghệ lẫn lộn ảo, thiệt

Mà kiếp nhân sinh quanh quẩn cứ luân hồi

Sống làm sao khơi dậy được từ bi thôi

Đừng luôn vướng mắc trong thương và ghét !

Đừng quên ái dục và chấp ngã tạo nối kết !

Huệ Hương


***


Bạn Thiện Lành 


Nhân học bài kinh MỘT NỬA, chương Tương Ưng Đạo (1)
Bạn thiện lành bao gồm tất cả gì tiếp xúc quanh ta
Từ phương tiện văn hoá,
giao tiếp hằng ngày ảnh hưởng mà ra
Hoặc tư tưởng thiện thoáng qua nhưng lập đi lập lại .

Điều cần thiết phải lập nguyện cân phân lợi hại
Chánh, tà tư duy khi xúc cảnh đối duyên
Khi bất giác, vọng tưởng, cứ viếng thăm thường xuyên
Hãy tự nhủ:
“Đời mỗi người là một hành trình tu dưỡng,“
Đừng hiểu lầm Cô lập và độc lập tư tưởng (2)
Lời Phật dạy:
Bạn thiện lành, yếu tố quan trọng song hành
Người học Đạo chân chánh….
thời công nghệ ảo phải vững vàng
Nhìn trên, dưới, ngoài , trong theo cách hướng thượng !
Từ, Bi , Hỷ, Xả quyết tâm trau dồi trưởng dưỡng !

Huệ Hương



(1) Tập 5 - Đại Phẩm / Chương 1- Tương Ưng Đạo / Phẩm 1 bài 2 Một Nửa.
Một Nửa (Upaddham)
Một thời, Thế Tôn trú giữa các dân chúng Sakka, tại thị trấn của dân chúng Sakka tên là Sakkara.
Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
—Một nửa Phạm hạnh này, bạch Thế Tôn, là thiện bạn hữu (kalyàsamittatà), thiện bạn đãng (kalyànasahàyatà), thiện thân tình (kalyàsam-pavankatà).
—Chớ có nói vậy, này Ānanda! Chớ có nói vậy, này Ānanda! Toàn bộ Phạm hạnh này, này Ānanda, là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Với Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, này Ānanda, thời được chờ đợi Thánh đạo Tám ngành được tu tập, Thánh đạo Tám ngành được làm cho viên mãn.
Và này Ānanda, thế nào là Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập và làm cho viên mãn Thánh đạo Tám ngành? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tỷ-kheo tu tập chánh tư duy … tu tập chánh ngữ … tu tập chánh nghiệp … tu tập chánh mạng … tu tập chánh tinh tấn … tu tập chánh niệm … tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này Ānanda, là Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập Thánh đạo Tám ngành, làm cho sung mãn Thánh đạo Tám ngành.
Này Ānanda, chính với pháp môn này, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Do Ta lấy thiện làm bạn hữu, này Ānanda, nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Chính với pháp môn này, này Ānanda, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình.

(2) theo lời giải đáp của HT Viện Minh trong mục hỏi đáp của trang trung tâm Hộ Tông
-) Độc lập thì dù ở giữa đám đông, ở trong những mối quan hệ tất yếu hay ở một mình vẫn cảm thấy tự do, không bị ràng buộc với ai hoặc điều gì.
-) Cô lập là tránh né mọi người vì ích kỷ, vì sợ không an toàn, sợ bị tổn thương, bị ràng buộc hoặc sợ không được đáp ứng mong muốn bất tận của mình. Nhưng thực ra trong thâm tâm vẫn muốn có mối quan hệ như ý.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2024(Xem: 4802)
Ba Mươi Năm vun bồi ngôi nhà Tâm Linh Phước Huệ Hạt giống Phật tưới tẩm thương yêu hiểu biết đơm hoa Chữ Duyên trong đạo Phật thật thâm trầm áo nghĩa, đất Thục-quỳnh-mai, nơi Đạo Tràng Phước Huệ thành lập và sinh hoạt đến nay đã tròn Ba Mươi Năm, cũng từ chữ “duyên” đó. Khởi đi là, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 8, năm 1994, Thầy Tâm Ngoạn lái xe từ Seattle về Los Angles, mời chúng tôi lên xe, cùng Thầy thăm viếng miền Tây Bắc Hoa Kỳ vì, trước đây đã ba lần, mỗi lần về LA, Thầy rất chân thành mời chúng tôi đến Seattle lập chùa, nhưng, chúng tôi đều một mực từ chối
14/07/2024(Xem: 2354)
Rất hiếm cơ hội tham dự buổi Thiền trà thật ý nghĩa Trân quý thay tình đạo pháp, khi hoà hợp bên nhau Dù luôn giữ Chánh niệm từng giây phút, mọi cử chỉ nào Vẫn mang thông điệp chia sẻ niềm vui thật tinh tế !
08/07/2024(Xem: 2478)
Hãy khao khát được trưởng thành trong trí tuệ Tập luyện cho mình một định hướng “ngẫng đầu “ Sẽ sống thật hơn, khi nội tâm càng thẫm sâu Bằng nhiều trạng thái chủ động cách tích cực (1) Sẽ vượt qua thử thách, đối phó vật chất, tinh thần áp lực!
01/07/2024(Xem: 2792)
Trong Đạo Phật chữ HỌC rất quan trọng.(1) Ám chỉ từ việc tu tập, rèn luyện hay hành trì Một lúc nào đó, phát hiện ra chẳng loại bỏ được gì Khi thế giới quanh ta vẫn luôn vận hành biến dịch! Nên vẫn mãi mê tô vẽ bản thân, để đạt mục đích ! Và cứ thế theo cung bậc thăng trầm của vòng xoay
01/07/2024(Xem: 1399)
Ngọt lành hai tiếng à ơi... Mẹ ru con ngủ tròn đời gió sương Tiếng lời mình, tiếng yêu thương Tiếng lời kinh Bụt thơm hương thơm trầm.
30/06/2024(Xem: 3890)
Trúc Lâm Đầu Đà, Ngài tên thật là Trần Khâm. Sinh năm 1258, lên ngôi năm 1278, ở ngôi 15 năm từ 1278 đến 1293, nhường ngôi cho con lên làm Thượng hoàng 6 năm từ 1293 đến 1299, sau đó ngài đi tu 9 năm từ năm 1299 đến năm 1308. Năm 1308 ngài viên tịch. Trụ thế 50 tuổi Tây, 51 tuổiTa. Đó là cuộc đời của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài là anh hùng dân tộc, là một bậc minh quân, là vị tổ khai sáng ra dòng thiền Việt Nam. Hồi Thứ Nhất:
29/06/2024(Xem: 2316)
Mừng Sinh Nhật Sư Phụ bảy lăm Tuệ giác càng thêm sáng trăng rằm Xuất, Tại gia đệ tử cầu chúc Hoằng dương đạo pháp mãi trăm năm Kể từ khi Thầy đến Tây Âu Ánh sáng từ bi rất nhiệm mầu Những đóa sen trồng trên xứ tuyết Chúng con ghi dậm nét thâm sâu
28/06/2024(Xem: 2556)
Hôm nay sinh nhật Thầy Con biết chúc gì đây? Bao lời văn trau chuốt Tác giả đã diễn bày con đọc trên Viên Giác Tán tụng công đức Thầy Sáu mươi năm hành đạo Bảy mươi lăm tuổi đời Cuộc đời trôi qua mau Thầy tạo bao ân đức
25/06/2024(Xem: 1436)
Đêm trăn trở canh dài thao thức Hồi tưởng chuyện đời viết tâm thư Đêm thật buồn dế khóc nỉ non Gió xào xạc lời ru thương nhớ. Tâm thư ghi nỗi niềm con trẻ Công ơn cha qua mấy vần thơ Một cuộc đời giản dị đơn sơ Một tấm lòng bao dung quảng đại.
23/06/2024(Xem: 1559)
Mừng Thầy và Mẹ bên nhau Đinh ninh thờ Phật, trước sau vuông tròn. Chín mươi hai tuổi sắt son Sáu thời niệm Phật nỉ non tiếng lòng. Thầy TU cho mẹ thong dong Mẹ TU ... bòn PHƯỚC – Phước con thêm dầy Mẹ còn ruộng Phước còn đây Mẹ đi tủi phận ... từng ngày mồ côi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]