Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh phúc là Phật Tử thời công nghệ.

27/04/202311:38(Xem: 5702)
Hạnh phúc là Phật Tử thời công nghệ.


tt hanh tri

tt hanh tri-1tt hanh tri-2



Hạnh phúc là Phật Tử thời công nghệ.

Thành kính tri ân Tổng Vụ Hoằng Pháp Giáo Dục GHPGVNTH HN Úc châu và Tân Tây Lan
đã có những bài pháp thoại tổng hợp giáo lý Tam Thừa ( Thanh Văn, Bích Chi Bồ Tát) rất hữu ích)
Kính dâng TT Thích Hạnh Tri đã ban thời Pháp thoại tối 26/4/2023 trên Zoom Online
Kính chúc Quý Ngài an lạc, vô lượng cát tường, thành tựu mọi Phật sự . Kính , HH


Kính đa tạ quý Giảng Sư đã truyền trao kinh nghiệm,
Khi chọn lựa chủ đề tinh yếu giáo pháp Như Lai
Hành trình độ sanh, xuyên suốt 45 năm dài
Mà kinh “Tứ Thập Nhị Chương” có thể gọi là tiêu biểu !
Phải đến căn cơ nào, mới nhận điều vi diệu ?
Nếu không có thành tín, hội đủ phước duyên
Gần gũi thiện hữu tri thức thật tinh chuyên
Thực hành Văn, Tư ,Tu theo CẦN, TỨC (1)


Với 75 phút ngắn gọn,
dù mới 3 điều khó đầu tiên vừa kết thúc
Sẽ khuyến khích ai tiếp tục nghiên cứu online
Toàn bộ nguồn gốc xuất xứ bộ kinh này

Nguyện ước:
Kiến hoặc, tư hoặc dần dần giảm được!
Để nhìn thấu, buông bỏ mọi điều chấp trước !


Nào cùng nhau xem lại điều khó gì mình đã vượt (2)
Kính trân trọng đa tạ sinh phong của Giảng Sư
Mang chủ đích tối thượng bậc chân như (3)
Kèm thí dụ “Bán Nghèo” “cúng dường lọ đầu nhỏ” dẫn chứng !

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát
Huệ Hương

*********

(1) Cần (tinh tấn siêng năng) tu theo Giới, Định, Tuệ
Tức (Chấm dứt ) diệt được Tham, Sân, Si.

(2) 1- Bần cùng bố thí nan -Nghèo khổ bố thí là khó

2- Hào quý học Đạo nan - Giàu sang học đạo là khó
3- Khí mạng tất tử nan - Bỏ thân mạng vì lẽ phải là khó
4- Đắc đỗ Phật kinh nan - Hiểu được và thông suốt kinh Phật là khó
5- Sanh trị Phật thế nan -Sinh cùng thời với Phật và gặp Phật là khó
6- Nhẫn sắc nhân dục nan - Nhẫn chịu được sắc dục là khó
7- Kiến hảo bất cầu nan-Thấy tốt đẹp không ham cầu là khó
8- Bị nhục bất sân nan -Bị nhục mà không oán hờn là khó
9- Hữu thế bất lâm nan -Có thế lực không cậy uy quyền là khó
10- Xúc sự tâm nan - Đối cảnh tâm không lay động là khó
11- Quảng học bát cứu nan-Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó
12- Trừ diệt ngã mạn nan -Trừ diệt cống cao ngã mạn là khó
13- Bất khinh vị học nan -Không khinh khi người chưa học là khó
14-Tâm hành bình đẳng nan- Thực hành tâm bình đẳng là khó
15- Bất thuyết thị phi nan -Chẳng nói phải trái là khó
16- Hội Thiện tri thức nan - Gặp được thiện tri thức là khó
17- Kiến tánh học đạo nan - Học đạo, kiến tánh là khó
18- Tuỳ hoá độ nhân nan- Tùy duyên hóa độ là khó
19- Đỗ cảnh bất động nan- Thấy cảnh vô tâm là khó
20- Thiện giải phương tiện nan- Khéo biết phương tiện độ sinh là khó

3- “LY DỤC TỊCH TỊNH, THỊ TỐI VI THẮNG”




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2019(Xem: 9011)
Hai nhà buôn thuở xa xưa Vẫn thường liên lạc thư từ với nhau Ông già thành thị rất giàu Ở Ba La Nại từ lâu đời rồi Chàng kia ở phía xa xôi Nơi làng biên giới ít người ghé đây,
25/02/2019(Xem: 8755)
Được hành hương lần đầu thăm Mién Điện Mãnh đất vàng thần bí lại diệu kỳ Ngàn bảo tháp ngàn bất khả tư nghì Mỗi cảnh quan biểu hiện niềm tin bất diệt Tả làm sao lòng toàn dân nhiệt huyết Đá quý trân châu vàng khối cúng dường Bậc Đại Giác Đại Hùng triệu tiếc thương Một lần ban phát hai thương nhân ....Xá lợi Tóc Ngoài Shwedagon ...nhiều hiền nhân .... pháp học
25/02/2019(Xem: 7362)
Một góc trời lặng lẽ Âm thầm giữa vì sao Sáu mươi lăm năm thấm Giữa ánh đạo hôm nào. Sáng dậy sờ mái tóc Đầu vẫn cạo như xưa
24/02/2019(Xem: 11898)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
24/02/2019(Xem: 12632)
Có một lời dạy của Đức Phật đã ngấm vào dòng chảy của tâm thức dân tộc mình… Đó là ý thức về vô thường, về khổ. Bởi vậy, thơ Việt Nam kể chuyện buồn nhiều hơn vui, lo lắng nhiều hơn an bình, gập ghềnh nhiều hơn bằng phẳng… Ngay từ trang đầu Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du (1766–1820) đã viết: …Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
21/02/2019(Xem: 7470)
Đây lời Phật dạy lâu rồi: "Ta xem chức tước, thứ ngôi trên đời Của hàng vua chúa mọi thời Hay là của kẻ khắp nơi cầm quyền
21/02/2019(Xem: 7010)
Ngày xưa ở một ngôi làng Nhiều người có của giàu sang vô cùng Ông kia giàu nhất trong vùng Có nhiều vàng bạc chứa trong nhà mình.
18/02/2019(Xem: 7047)
Lệ rơi rơi...hỏi thầm ...mừng hay tủi ? Nghiên cứu kịp không ...sách quý xếp hàng . Mỗi tác phẩm ...tuyệt diệu khó luận bàn Nguyện còn thời gian .....một lần thông duyệt
18/02/2019(Xem: 10826)
Ngàn năm mây núi xa xăm Sương mờ bao phủ trăng rằm chiếu soi Người Xưa trên đỉnh mây trôi Khách thiền lặng lẽ giữa đồi ai qua?
14/02/2019(Xem: 6278)
Em từng hỏi ...." Có thể nào chuyển đổi " Tĩnh lặng an nhiên ....dẹp bỏ điên cuồng Ngày luôn vướng mắc hốt hoảng ...nắm , buông? Xin khuyên ....tạm thực hành tu ngũ giới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]