Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh phúc được học Bát Nhã (thơ)

01/04/202308:07(Xem: 3608)
Hạnh phúc được học Bát Nhã (thơ)

bat nha tam kinh


Hạnh phúc được học Bát Nhã!

Bạn ơi !
Càng có tuổi cái nhìn càng sâu sắc
Định luật vô thường chân lý muôn đời
Mọi thứ có rồi biến mất thôi
Đều do duyên gá hợp rồ thay đổi !

Bạn chỉ cảm nhận:
Khi ngọn gió bát phong thổi tới!
Trí tuệ siêu việt Đức Phật đã chỉ bày:
“Quá khứ chớ hồi tưởng, đừng dự đoán tương lai
Đắm chìm trong hiện tại …là khổ đau phiền não

Đừng tin tưởng một ai là hoàn hảo
Còn thân phàm phu còn vướng mắc sai lầm
Chỉ khi nào ngộ được ngũ uẩn giai không
Diệt toàn bộ “ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức”!

Chỉ có thánh nhân mới điều phục được mãnh lực!
Khi Tham, Sân, Si luôn tiềm ẩn trong ta
Như sương thấm dần, từ từ lộ diện ra
Mới hay:
“điều mình cần phải BIẾT chỉ là Phật Pháp”

Luyện tập với …tâm trạng người đi đổ rác!
Cương quyết vất bỏ hết …những nhiêu khê
Đến từ những thông tin ảo đã mang về
Luôn tác động theo chiều tiêu cực
Thọ, Tưởng cần phải KHÔNG mới nhận ra sự thực!

Đừng nghe thế gian chỉ biết ngâm rằng:
“ Cuộc đời sắc sắc không không
Trăm năm còn lại chút lòng từ bi “
Hãy sâu sắc hơn “ Thọ,Tưởng, Hành, Thức “ nữa!

Bát Nhã Tâm Kinh …toàn bộ giáo lý chất chứa,
Chỉ cần thấu hiểu Ngũ Uẩn thật rõ ràng
Bao khắc khoải kiếp nhân sinh nay chẳng màng
Rốt ráo nhìn lại Thân, Thọ, Tâm , Pháp!
Kính đa tạ quý cao tăng giải trình uyên bác!

Huệ Hương

***

Trí tuệ nhân tạo
( Artificial Intelligence)

Thế sự đang bàn luận về trí óc nhân tạo (Chat GPT)
Giải đáp thật nhanh sau 1 phút tham vần mọi điều
Có thể tạo bài văn với 500 chữ hoặc hơn nhiều
Về một vấn đề văn chương, khoa học, tình cảm !

Trộm nghĩ ;
Có lẽ chỉ có nội giới tâm linh mình ..không thể đoán?
Tất cả trình bày chỉ là hướng ngoại mà thôi
Làm sao “ BIẾT MÌNH “là môn học cao vời
Cái học đầu tiên nhất của người trí thức !

Đầu mối khôn ngoan, tuỳ thuộc vào NGŨ LỰC (1)
Thiên tài (bộ óc tinh nhuệ) cần nhẫn nại kiên trì
Nghiền ngẫm sâu sắc, tập trung tư duy
Theo đuổi lý tưởng một cách không vội vã !

Có phải người có trình độ cao văn hoá
Cái học cần thiết nhất chính là học bản thân.
Hãy nghe Goethe (thế kỷ 18) nhắn nhủ rằng (2)
“CÁI HỌC CHẾT” là cái học không giúp ta suy nghĩ!

Ngàn xưa cổ đức còn để lại tiêu chí
“ TRI NHÂN GIẢ TRÍ , TỰ TRI GIẢ MINH “ (3)
Thẩm sâu điều cốt yếu luôn quấn quýt bên mình
“ Cái người biết thì mình không dùng được
Cái người không biết lại là điều ta cần trước” !

Huệ Hương
———————————————
(1) Tín lực - Tấn lực- Niệm lực - Định lực- Tuệ lực
(2) Goethe vào thế kỷ 18 “ Cái học về con người là cái học hứng thú nhất
đối với chúng ta và có lẽ là mục đích quan trọng nhất mà ta nên chú tâm đặc biệt “
(3) BIẾT NGƯỜI LÀ TRÍ -BIẾT MÌNH LÀ SÁNG

***


Vượt qua thử thách!


Đôi khi vượt qua thử thách
làm ý nghĩa cuộc sống thêm thú vị !
Trong đời thường, tu tập,
mọi việc cần đủ thời gian.
Hãy chậm lại ..
muốn hoàn tất nhanh, đấy TÁNH THAM
Không xem chúng là vấn đề,
sẽ không có mục tiêu để đạt !

Tìm hiểu về nhận thức trực tiếp tên TRỰC GIÁC!
Chỉ khi chánh niệm liên tục mới tiếp nhận thôi
Không bị kiểm duyệt từ những suy nghĩ rối bởi
Luôn đi kèm đủ loại thành kiến, cảm xúc !
Để chủ động hoạch định tương lai hạnh phúc,

Nào ngờ đâu suy nghĩ chẳng đáng tin
Luôn thay đổi từ đối phương hay của chính mình
Hãy làm quen…
vượt thử thách như lượn trên con sóng
Nhẹ nhàng thoải mái chấp nhận mọi biến động
Điều không thể …bắt sóng phải đứng yên!
Càng muốn an toàn nên lo lắng ưu phiền
Cần giảm đến khi từ bỏ được khát vọng, tham ái!
Mời đọc câu danh ngôn chỉ dạy:
“Success is not the key to the happiness,
but Happiness is the key to the success.
If you love what you are doing you will be success”

Huệ Hương

***


Học, Hiểu, Hành.


Triết lý Phật giáo thu trong hai chữ NHÂN, QUẢ
Học, hiểu, hành mới có thể tìm chân
Không ai giúp được mình nếu không có khả năng
Hãy tập thói quen
“ Thật biết rõ điều gì, thực hành hữu ích”
Hãy như là một con tem .
dán chặt vào mục tiêu cho đến khi tới đích!
Vẫn chăm sóc sắc thân này được làm người
Thận trọng nhìn gương soi khi tiều tụy không tươi
Thân khỏe tâm an ảnh hưởng đời tu học thăng tiến !
Dù chịu luân hồi từ tiền nghiệp nhiều kiếp !
Sống chỉ là bản thảo nháp phải sửa thôi
Học rộng, hiểu sâu, đem ứng dụng vào đời
Thật ra “Tri dị hành nan, Tri nan hành dị “ (1)
Tuổi thu đông,…may còn gặp được tri kỷ
Duyên nhiều đời hay pháp giúp vận hành
Tri ân khoảnh khắc giao cảm tâm lành
Biết mọi thứ trên vũ trụ …
đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng của nó !
Chỉ mong thực hiện lời nguyện …
“ Giữ Bồ đề tâm kiên cố “!
Không bao giờ tự mãn cái học của mình
Càng không để tự hủy hoại kiếp nhân sinh
Nên kết thân thiện hữu cùng nhau sách tấn!
Hiểu luật nhân duyên quả báo …thành tâm khấn !!

Huệ Hương
———————————————————
(1) Tri dị hành nan,
Tri nan hành dị
( nói thì dễ nhưng làm được không phải dễ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2010(Xem: 10376)
May I be free from enmity and danger, May I be free from mental suffering, May I be free from physical suffering
28/10/2010(Xem: 14272)
Một thương chú tiểu dễ thương Hai thương chú tiểu chọn đường đi tu Ba thương sớm tối công phu Bốn thương chú học và tu đàng hoàng Năm thương chú tiểu nhẹ nhàng Sáu thương chú tiểu đoan trang nụ cười
23/10/2010(Xem: 12293)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15531)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
21/10/2010(Xem: 10886)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 11513)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 12441)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 8146)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 10808)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
12/10/2010(Xem: 11062)
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]