Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thuyền Từ Bát Nhã (Cảm tác khi nghe TT Nguyên Tạng giảng Bát Nhã Tâm Kinh)

24/03/202319:03(Xem: 3559)
Thuyền Từ Bát Nhã (Cảm tác khi nghe TT Nguyên Tạng giảng Bát Nhã Tâm Kinh)
tt nguyen tang (1)tt nguyen tang (3)tt nguyen tang (4)tt nguyen tang (5)tt nguyen tang (8)tt nguyen tang (13)tt nguyen tang (16)tt nguyen tang (17)

Thuyền Từ Bát Nhã 

Cảm tác khi nghe TT Nguyên Tạng giảng Bát Nhã Tâm Kinh
Kính dâng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng cùng quý Phật tử nghe Pháp hôm nay trên Zoom & Facebook Online



Được nghe Thầy giảng Tâm kinh
Bỗng nhiên chợt thấy lòng mình xuyến xao
Đời người lắm nỗi lao đao
Buồn vui sướng khổ biết bao lụy phiền
Đạo đời luôn gặp chướng duyên
Thị phi nhơn ngã liên miên không rời
Nghe kinh hiểu rõ phải thời
Siêng năng trì tụng hiểu lời khuyến tu
Trần gian huyễn cảnh sa mù
Đều là giả tướng phù du hão huyền
Tâm kinh Bát Nhã là thuyền
Giúp người vượt thoát chốn chuyên khổ sầu
Quán chiếu ngũ uẩn bấy lâu
Chỉ là giả hợp chứ đâu thật là
Lời kinh suy gẫm hiểu ra
muôn pháp thể tánh chỉ là không ngơ.
Có thì có đó chẳng ngờ
Một duyên đứt đoạn Có thời rã ngay
Xưa nay ngũ uẩn thân này
Tưởng là thật có nào hay tạm thời
Nên ta cứ mãi chơi vơi
Giữa dòng sanh tử bao đời đến đi
Lời Thầy ta phải khắc ghi
Quán không vạn pháp chẳng si, tâm cầu
Ý Kinh Bát Nhã thâm sâu
Làu thông, quán chiếu ngõ hầu hiểu ra
Thật tướng Bát Nhã ấy là
Chánh nhân Phật tánh cũng là nghĩa Không
Hiểu rồi ta hãy thong dong
Lên thuyền Bát Nhã cõi Không xuôi về.
Yết đế, yết đế ba la yết đế ba la tăng yết đế Bồ đề tát bà ha!

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát
Melbourne 24/3/2023
Phật tử Thanh Phi
(xem bài cùng tác giả)


tt nguyen tang (8)


HOẰNG PHÁP 

Kính dâng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng

cùng quý Phật tử nghe Pháp hôm nay trên Zoom & Facebook Online


Phật Pháp truyền thừa khắp năm châu
Bắc Âu xuống tận Nam Bán Cầu
Hoằng dương Chánh Pháp cầu Chân Đế
Thiết lập Đạo Tràng chuyển khổ đau
Niệm Phật tinh chuyên thường an lạc
Trì kinh niệm chú dạ thanh cao
Quán soi ngũ uẩn KHÔNG tự tánh
Bát Nhã thuyền từ vượt biển dâu.

Tampere, Finland 24/3/2034

Minh Đạo



tt nguyen tang (4)

PHÁP MẦU VI DIỆU


Kính dâng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng

cùng quý Phật tử nghe Pháp hôm nay trên Zoom & Facebook Online


Con nghe Thầy giảng pháp mầu
Tâm con thanh thản trái sầu rụng rơi
Ngũ uẩn tìm nhận ra rồi
Không nhân duyên hợp nên thời cũng không
Đại chúng vui vẻ thuận thông
Nghe Thầy giảng pháp đồng tâm hướng về
Giải thoát qua khỏi đời mê
Vững tay chèo lái tìm về nguồn tâm.

***

Tri ân viên thuốc Thầy cho
Bệnh tâm khỏi khổ còn lo chi nào
Vui thay từ học pháp mầu
Con thuyền Bát Nhã cùng nhau qua bờ.

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát

Tây Đức 24/3/2023

Phật tử Diệu Danh



***

Tường thuật buổi giảng Zoom Online về
"Bát Nhã Tâm Kinh" của TT Thích Nguyên Tạng
tt nguyen tang

Thượng Tọa Giảng Sư đã tóm tắt bài giảng như sau:
Bát Nhã Ba La Mật Đa là linh đan trường sinh bất tử cho người đệ tử Phật. Dù cho tu theo pháp môn nào, Thiền, Tịnh, Mật, đặc biệt các phái Thiền Vipassana, Thiền khán thoại đầu....tất cả đều phải lấy Bát Nhã Tâm Kinh làm tông chỉ và phải trì tụng mỗi ngày. Nhờ Bát Nhã đưa lối dẫn đường mà hành giả chiếu kiến "ngũ uẩn giai không", không chấp đắm thân-tâm này là ta, là của ta, nên tận trừ gốc rễ của phiền não khổ đau; nhờ sống với trí tuệ rỗng lặng hiện tiền nên hành giả luôn ở trong trạng thái tâm tự tại thong dong bên kia bờ giải thoát an vui, vì "trong cái chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe" không có thêm bất kỳ một cái thấy, cái nghe nào của ngã và ngã sở của bản thân hành giả đan xen vào để chi phối cái thấy đó, cái nghe đó, nên hành giả không tạo thêm nghiệp mới, do không còn nghiệp mới, nên hành giả không còn nghiệp để dẫn dắt đi trong luân hồi sanh tử khổ đau, ngay đó hành giả đã giải thoát tự tại an vui ngay trong kiếp sống này.
https://quangduc.com/a75102/tuong-thuat-buoi-giang-zoom-online-ve-bat-nha-tam-kinh-cua-tt-thich-nguyen-tang







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2020(Xem: 7577)
Kính bạch Thầy thật rùng mình khi học lại đoạn kinh trong Pháp diệt tận và thấy có nhiều sự trùng hợp cho thế kỷ này và lại ngưỡng mộ vì sao Thầy mỗi sáng lại livestream cho chúng con thọ trì kinh Lăng Nghiêm . Kính xin Thầy cho con trích đoạn trong “Phật Học tinh yếu “ và bài thơ này để cùng bạn hữu thấy được Ân Đức của Thầy Tổ đã đem lời dạy của Phật đến cho hậu thế và công ơn của Tăng thân đã dìu dắt hàng hậu bối chúng con . Kính HH Đường vào biển pháp qua bao lĩnh vực. Trước tiên là vững chắc một niềm tin , Ngày ngày chuyên cần học luật, luận, kinh . Rồi chiêm nghiệm thực hành tự mình thân chứng!
13/04/2020(Xem: 8088)
Tiếng thở dài thiên cổ Cháy bỏng ngàn sau xa. Mây về từ cổ độ, Xao xác hồn cỏ hoa. Sầu lên mấy độ trăng tà Đường nghiêng ngả bước, bóng nhoà nhạt đêm. Cành sương trĩu mộng bên thềm Bóng ma trơi hiện càng thêm não nùng.
11/04/2020(Xem: 9730)
Một người giàu có thuở xưa Tác phong đứng đắn lại thừa thông minh Cho nên các kẻ chung quanh Tỏ lòng thán phục, tỏ tình kính yêu Xa gần ái mộ rất nhiều. Bỗng đâu có kẻ sớm chiều lân la Tới lui thăm viếng thiết tha Rồi sau nhận họ: “Ông là anh tôi.”
10/04/2020(Xem: 7994)
Tu sĩ Richard Hendrick sống và làm việc ở Ireland (Ái Nhĩ Lan). Ông đã đăng tải bài thơ “Lockdown” (“Phong tỏa”) của ông trên facebook vào ngày 13 tháng Ba năm 2020. Bài thơ đã được rất nhiều người tán thưởng. Bài thơ muốn truyền giao một thông điệp mạnh mẽ về niềm Hy Vọng trong cơn hỗn loạn vì bệnh dịch “corona” (Covid-19) truyền nhiễm khắp nơi và nhà cầm quyền đang ban hành những biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn bệnh lan truyền (a strong message of hope during the coronavirus pandemic). Bài thơ đã trấn an nhiều triệu người trên khắp thế giới đang bị ốm đau, chết chóc, bị chia cách và phong tỏa bởi lệnh “trú ẩn tại chỗ” để tránh lây lan bệnh dịch này. Bài thơ khuyên nhủ là tuy có “Sợ hãi” và “Cách ly” nhưng đừng đưa tới “Hận thù” và “Cô độc”. Kêu gọi mọi người Nguyện cầu và Thương yêu, mong có sự lưu tâm và tích cực giúp đỡ lẫn nhau. Tác giả tâm sự: “Chim vẫn hót, bầu trời vẫn trong xanh, tiếng hát ca vẫn vang lên. Ngay cả trong những biến cố tang thương vẫn nẩ
09/04/2020(Xem: 6012)
Thời còn trẻ tự hào mình “trí thức “ Dù đôi khi nghe chỉ trích “ Chỉ biết mình “, Nhu cầu vật chất chẳng lợi lạc chúng sinh ! Thường tự chửa ...mỗi người “ Quan niệm Sống “ ...
03/04/2020(Xem: 6022)
Bóng hình bất chợt xa xăm Thời gian bất chợt trôi nhanh đêm trường Tình tôi bất chợt điên cuồng Thơ tôi bất chợt nặng buồn nhịp âm
03/04/2020(Xem: 7085)
Mỉm cười đón ánh triêu dương Gửi theo hơi thở yêu thương cuộc trần Mắt thương ngắm dõi xa gần Trời xanh mây trắng mây hồng giao duyên
03/04/2020(Xem: 6530)
Nhìn cây gió thổi liên hồi Bao nhiêu lá rụng thây gầy xác sơ Một chiều Đông lạnh bơ vơ Nhìn hoàng hôn tím đượm buồn hẵm hiu Lắng lòng trong cõi tịch liêu Bâng khuâng nhớ Mẹ cõi lòng quặng đau. Không khóc nhưng mắt nghẹn ngào Nỗi buồn cố gắng nén vào tâm can Cuộc đời buồn thắt miên mang.
02/04/2020(Xem: 12141)
“Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông nhiều vị đã luận bàn, nhân có một chút duyên ý, chúng tôi xin ”lạm bàn” thêm một vài ý-… Nội dung Cư Trần Lạc Đạo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.” TRẦN NHÂN TÔNG
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]