Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái Giường, Kính Lão, Mắt Kính (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh Quê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát)

10/02/202307:49(Xem: 4074)
Cái Giường, Kính Lão, Mắt Kính (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh Quê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát)
canh dep-128


CÁI GIƯỜNG


Giường cho thư giản giấc nghỉ ngơi
Lạ thay nhiều kiểu dáng trên đời
Cũng chỉ để nằm qua đêm tối
Đời ngắn lắm rồi, ngủ ít thôi...

Chõng tre dân dã đặt bên hè
Ăn ngủ nằm ngồi thật khỏe re !
Dễ dàng di chuyển và tiện dụng
Pháp Phật tuyệt vời sao chẳng nghe?

Long sàng vua chúa thuở xưa nằm
Thếp vàng dát bạc khiến nổi tham
Bởi thế tranh giành nhau muôn thuở
Có chăng yên ngủ mãi trăm năm?

Thiền sàng Sư nghỉ để dưỡng thần
Mộc mạc đơn sơ dụng đỡ thân
Muốn tu phải bớt ăn, mặc, ngủ
Thiền nhiều hơn ngủ, đắc thánh nhân.

Thằng sàng giường võng kết bằng dây
Xứ Ấn nhân dân ngủ thế này
Mát lưng thông gió đâu ngại nóng
Còn hơn thiên giới mấy tầng mây !

Gỗ quí làm giường lộng lẫy ghê!
Người giầu giấc ngủ cũng đam mê
Mấy ai sống đời mà thưởng thức
Giường luôn đổi chủ thấy ê chề !

Giường chỉ để nằm, không để hưởng
Đủ rộng, không thừa, giấc mộng trôi
Đêm đến nghỉ ngơi cho lại sức
Đừng mê ngủ quá phải luân hồi.

Quê Chiều 08/02/23



mat kinh

KÍNH LÃO


Đời người phải đến thế này thôi
Mắt lão rồi, đâu thể tinh khôi
Thêm cặp kính cũng oai ra phết
Chẳng qua đọc chữ khó xong rồi !

Nhìn xem nhân thế thật tỏ tường
Bởi nhờ cặp kính để khoa trương
Bỏ ra thấy dáng nào rõ mặt
Nhận lầm kẻ lạ ngỡ người thương !

Đeo vào kính lão, có già không ?
Ra đường trí thức dáng tinh thông
Mắt mờ không kính sao rõ được
Học hành, may vá mới nên công.

Có người đeo kính nghĩ thông minh
Được lên phẩm hạng chiếm lòng tin
Kẻ nhìn kính trọng như học giả
Vừa mắt người trên, dưới nể mình...

Đeo tròng kính cận, thấy gần hơn
Nhìn nhỏ thành to, rõ nước sơn
Tỏ rồi, có chi mê mẫn nữa
Thực hư, hư thực, chuyện bôi trơn !

Đeo tròng kính viễn, thấy rất xa
Rõ rành cảnh vật với người ta
Nhưng đâu thể biết gương mặt thật
Nội tâm nào phải kính nhận ra.

Đeo tròng kính loạn thấy thẳng hàng
Chẳng còn méo mó xéo dọc ngang
Mầu sắc chuẩn y không loạn xạ
Liệu có nhầm người thật, kẻ gian ?

Đeo tròng kính lão, biết già rồi
Tai điếc mắt mờ, cũng phải thôi
Ai cũng một thời vàng son đấy
Giờ không có kính, đọc không trôi.

Không kính, chuỗi lần niệm Phật thôi
Tọa thiền nào cần kính để ngồi
Lễ lạy, nằm lòng vài danh hiệu
Kinh hành, mang kính cũng khó coi.

Quê Chiều 09/02/23


mat kinh 2


MẮT KÍNH

Nhìn đời qua cặp kính mầu
Thấy trong thiên hạ nỗi đau không lời
Nhuộm mầu muôn vật héo tươi
Đâu xem thấu đáo buồn vui chân tình.

Kính trong, cận thị dễ nhìn
Rõ như bản chất vô minh mọi loài
Đâu còn huyễn hoặc được ai
Nhưng khi mất kính nhìn hoài không ra !

Kính viễn, nhìn thấy được xa
Nhưng gần mù mịt, chính tà không phân
Ở đời, cái xấu luôn gần
Xa là giả huyễn, chuyện thần thánh thôi !

Kính loạn, giới hạn cái tôi
Nhìn đâu trật đấy, thôi rồi bạn ơi !
Đời không kính đã loạn rồi
Tỉnh mê muôn thuở, xẻ đôi phận người.

Kính râm, che mắt cuộc đời
Sợ người ngó thấy đầy vơi tâm hồn
Trốn đâu cho khỏi nghiệp dồn
Đời không lối thoát, tự chôn chân mình.

Già đeo kính lão tụng kinh
Cố nhìn con cháu, làm thinh mĩm cười
Giờ thôi buông bỏ sự đời
Mõ chuông hôm sớm nhẹ lời nói năng.

Kinh mang theo tuổi càng tăng
Người thêm tuổi mới, càng gần đưa ma
Sao không tu niệm kẻo già
Sự đời buông bỏ, nghe gà chuyển canh.

Sống đời lão hóa rất nhanh
Kính làm sáng mắt, đâu thành sáng tâm
Mắt mờ thấy đỏ ra cam
Lão suy gần tới vẫn ham đua đòi.

Kính đeo, giấu mắt hở môi
Che thân trâu ngựa, hở đuôi lừa bò
Tụng kinh chữ nhỏ ra to
Đường xưa rộng mở, còn mò mẩm chi !


Quê Chiều 10/02/23



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2021(Xem: 10915)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng. Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm. Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động. Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...
25/12/2021(Xem: 8069)
Còn tuần nữa thôi, năm 2022 sẽ đến . Biết thời gian trôi mãi chẳng chịu dừng Biết giới hạn đời người ...nhưng lại thấy mừng Có lẽ nhờ học Đạo tinh thần luôn tươi trẻ! Vẫn tràn đầy năng lực, niềm vui chia sẻ Đón nhận thử thách ...như cơ hội tiến tu Vui trong nhiệm vụ ...nghĩ chi đến Xuân, Thu Học được thêm bí quyết sống có hạnh phúc !
23/12/2021(Xem: 7397)
Đêm qua mơ… viếng thăm Huyền Không Sơn Thượng. Rừng thông Vạn Tùng Sơn hùng vĩ bao quanh Thư pháp đình, Thuỷ Nguyệt Đàm đẹp như tranh Kiến trúc Việt Cổ mộc mạc mang dáng dấp xứ Huế !
23/12/2021(Xem: 4881)
Rõ ràng trước mắt mà không hay Tìm kiếm loanh quanh nhọc tháng ngày Ở giữa chân mày nhìn ngó thẳng Bên trong tự tánh hiển bày ngay Thong dong đừng cố tìm lao nhọc Tự tại chớ lười sợ trật sai Cứ thế thời thời luôn thức tỉnh An bình tĩnh tại ở nơi đây
22/12/2021(Xem: 7239)
Phật khi còn tại thế gian Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi Với hàng đệ tử của ngài Để cùng khất thực với người thiện tâm Giúp cho người gieo hạt mầm Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi.
22/12/2021(Xem: 7149)
Kinh thành Xá Vệ sáng nay Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi Ngược xuôi tấp nập ngựa xe Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu, Áo quần sặc sỡ đủ màu Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
22/12/2021(Xem: 4192)
Mỗi dịp Giáng Sinh về nhớ bài kinh Thiên Sứ Bài thứ một ba không (130) trong Trung Bộ Kinh Phật chỉ dạy rồi suy ngẫm ... giật mình Ai trên đời ... chẳng được 5 Thiên Sứ từng báo động
22/12/2021(Xem: 4695)
Một lần hội ngộ ... bậc thiện hiền đáng kính, Ánh mắt từ bi... đúng của bậc chân tu Ngượng mình phàm phu.... mắt điên đảo tối mù Tự than trách ...khó thoát đời kiếp lữ !
22/12/2021(Xem: 10558)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7948)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]