Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu tập thơ "Vạt Nắng Phù Hư" của Thượng Toạ Thích Thiện Trí

30/10/202207:34(Xem: 4332)
Giới thiệu tập thơ "Vạt Nắng Phù Hư" của Thượng Toạ Thích Thiện Trí


vat nang phu hu


Lời Giới Thiệu
tập thơ Vạt Nắng Phù Hư

Của Thượng Toạ Thích Thiện Trí


Cố Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là một bậc Thầy mô phạm về Văn, Thơ, chữ nghĩa trong thời gian từ tiền bán thế kỷ thứ 20 đến đầu thế kỷ thứ 21. Sách của Thầy đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và ngày nay đã được lưu truyền khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là những sách viết về Thiền. Trong đó quyển”Tri Kỷ của Bụt”là một trong hơn 100 Tác Phẩm của Thầy. Đây có thể nói là tác phẩm cuối cùng của Thiền Sư Nhất Hạnh do Ngài viết, trước khi Ngài viên tịch chẳng bao lâu. Trong nầy có những đoạn văn bằng tiếng Anh mà tôi rất ưa thích như:

There is no way to peace, peace is the way(không có con đường nào dẫn đến hoà bình, hoà bình chính là con đường).

There is no way to happiness, happiness is the way(không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc; hạnh phúc chính là con đường)

There is no way to Nirvana; Nirvana is the way(không có con đường nào dẫn đến Niết Bàn; Niết Bàn chính là con đường).

Nếu tôi được viết thêm thì tôi sẽ viết rằng:”không có con đường nào dẫn đến Tịnh Độ; Tịnh Độ chính là con đường).

Đọc hết 237 trang thơ trong tập thơ Vạt Nắng Phù Hư của Thầy Thiện Trí, tôi thấy đâu đó có những bài thơ phảng phát của Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana, Thiền của Ngài Hoàng Bá, Thiền của Thiền Sư Thanh Từ và kể cả Thiền Sư Nhất Hạnh nữa; nên Thầy mới viết rằng:

“Tâm yên mọi chốn đều yên

Tâm buồn ngồi giữa cõi tiên cũng buồn”

Sao mà nó ná ná như tinh thần trong Bông Hồng Cài Áo mà Thiền Sư Nhất Hạnh có viết một đoạn rằng:”Nếu bạn không vừa ý thì dẫu cho có làm đến Ngọc Hoàng Thượng Đế bạn cũng chẳng vừa lòng…”.

Do vậy tập thơ nầy Thầy Thiện Trí mới gọi là:”Vạt Nắng Phù Hư”, nó vừa giống như tư tưởng của Thiền Sư Vạn Hạnh ở đầu thế kỷ thứ 11 qua bài thơ:”Thị Đệ Tử”Thân như điện ảnh hữu hoàn vô….hay gần nhất là tinh thần trong Văn Cảnh Sách của Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu rằng:”Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế”(sáng còn tối mất,bỗng chốc đổi thay)hay”thí như xuân sương hiểu lộ, thức hốt tức vô; ngạn thọ tỉnh đằng, khởi năng trường cửu”(giống như sương mùa xuân có đó, bỗng chốc hoàn không; cây bên bờ miệng giếng, làm sao có thể lâu dài).

Trong tập thơ nầy có cả hằng trăm bài, Thầy Thiện Trí viết ở nhiều thể loại khác nhau như:lục bát, thơ tự do, thơ tự cảm, thơ Thiền v.v…đủ mọi thể tài. Nhiều khi Thầy ấy viết về những căn bệnh của thời đại COVID 19 hay những sự ra đi đột ngột của cố Hoà Thượng Thích Thái Siêu v.v…tất cả đều liên hệ đến sự vô thường sanh diệt của một kiếp người, một kiếp hoa, một kiếp phù sinh ví như cây cỏ, tuyết sương v.v…thật là tuyệt diệu.

Chữ Phù Vân(mây nổi)rất nhiều người dùng đến; còn chữ “Phù Hư”ít thấy ai dùng. Nếu giải rõ nghĩa thì đây chính là:hư ảo nổi trôi cũng có thể được chăng?Nếu tra tự điển thì chúng ta có thể thấy thêm nhiều chữ bắt đầu bằng chữ phù như: Phù đồ, Phù Khởi, Phù Mộc, Phù Nam Quốc, Phù Tang, Phù Thế, Phù Trần v.v…tất cả đều mang ý nghĩa là chẳng tồn tại lâu dài trên cõi thế.

Tôi hân hạnh được Tác Giả gửi cho bản cảo để đọc qua và viết lời giới thiệu nầy đến với Quý độc giả khắp nơi qua tập thơ đầu tay của Thầy Thiện Trí; người đang thực hành thiền cho chính bản thân mình cũng như cho người Hoa Kỳ và người Việt với tư cách là một hướng đạo ở cung bậc cao về việc học cũng như sự thực nghiệm.

Mong rằng Quý độc giả sẽ tìm ra được trong tập thơ nầy những sợi nắng để sưởi ấm tâm mình khi bên ngoài vào Đông, tuyết phủ đầy băng giá.

Viết lời giới thiệu nầy tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg, miền nam nước Đức ngày 31 tháng 8 năm 2022

HT.Thích Như Điển

Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác Hannover



vat nang phu hu 0vat nang phu hu 2

vat nang phu hu-tt thien tri
Tác giả tập thơ: TT Thích Thiện Trí




VẠT NẮNG PHÙ HƯ

Ô hay,
Vạt nắng ngoài hiên!
Trên cành hoa trắng nằm nghiêng ngọc ngà
Nắng xinh, từ thuở trăng tà
Từ cơn gió nhẹ mây là là bay
Nắng trưa vàng dáng trang đài
Thướt tha dang cả ngàn tay lụa là
Chiều Tây, nắng ngả về xa…
Phù hư vạt nắng, chuyển là hạt sương
Trăm năm, giấc mộng nghê thường
Trăm năm, vạt nắng còn ươm hạt đời
Sáng lên: sáng đất, sáng trời
Chiếu lên từ vạt sáng ngời phù hư!

Kính xem tiếp trang tác phẩm của TT Thích Thiện Trí





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2023(Xem: 5335)
Được nghe nhiều thiện hữu lúc trà dư tửu hậu ! “Trong 84 ngàn pháp môn, phải có pháp danh ngôn Và lời vàng từ đại trưởng lão tông môn “ Ghi lại trong nghi thức, tác phẩm tuyệt tác (best seller)
28/03/2023(Xem: 2587)
Trì kinh, niệm chánh giữ trong đầu Thúc liễm tâm thành rảo đợi đâu Vắng lặng thời qua thầm quãng thở Bình an mõ tụng sáng lời cầu
27/03/2023(Xem: 2700)
Hương hoa toả ngát đèn thiền sáng Mõ vọng vang rền trải diệu âm Cổ tự an yên chuông sớm vẳng Tăng nhân tĩnh tại niệm kinh vàng
26/03/2023(Xem: 3351)
Thực hành lời dạy Bổn Sư Tư duy đúng đắn tiêu trừ vọng tâm Xét suy lời nói, việc làm Thường hằng Chánh Niệm nội hàm giới quy
26/03/2023(Xem: 3616)
Anh em mình đã lâu không họp mặt Vui quanh đèn tâm sự những vui buồn Hai năm trường chịu bao điều áp lực Đến bây giờ nói hiểu để mà thương Trút tâm tư xuôi theo dòng nước mắt Mở lòng ra đối diện chuyện vô thường Trong tâm thức chưa hiểu nhiều hư thật Mối tương quan hai thế hệ đồng đường Bậc phụ huynh mong cầu hay áp đặt Lên các em những hoài bảo riêng mình
24/03/2023(Xem: 2915)
Họ ngồi đó Bên nhau Đàn ông Đàn bà Không nhìn Không nói
24/03/2023(Xem: 3670)
Được nghe Thầy giảng Tâm kinh Bỗng nhiên chợt thấy lòng mình xuyến xao Đời người lắm nỗi lao đao Buồn vui sướng khổ biết bao lụy phiền Đạo đời luôn gặp chướng duyên Thị phi nhơn ngã liên miên không rời Nghe kinh hiểu rõ phải thời Siêng năng trì tụng hiểu lời khuyến tu
21/03/2023(Xem: 3332)
Chợt thấy mình bé nhỏ giữa niềm cô quạnh Bao đêm thâu từ sâu kín tâm linh: “Cái còn để lại nghe rơm rớm ân tình, Có lẽ mình … cõng nghiệp rong chơi giữa đời huyễn mộng ?“ Ừ thôi .. Mỗi bước đường xa thức tỉnh về cuộc sống Không gian đầy mây, sông cạn nước … mê mê Bâng khuâng nhìn vạt nắng chót lúc chiều về Hoàng hôn tím ru cho ta điệu buồn trầm mặc !
20/03/2023(Xem: 3519)
Lung linh ngọn nến hồng Dưới tòa sen rực rỡ Hương Linh Má về đây Nghe lời kinh Thầy giảng Lục tự A Di Đà Lời kinh Thầy ngân xa " Tử sanh là cửa ải Ai rồi cũng phải qua
14/03/2023(Xem: 10059)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]