Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa - Kệ Bāhiya Sutta (Thơ)

20/09/202212:37(Xem: 7780)
Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa - Kệ Bāhiya Sutta (Thơ)

Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa
K Bāhiya Sutta
(Thể song thất lục song bát)
*
Lê Huy Trứ
9/18/2022
☆☆☆☆☆
 Buddha-324
Trong cái thấy chỉ là cái thấy.
Trong cái nghe chỉ là cái nghe.
Trong thọ tưởng chỉ thọ tưởng.
Trong cái xúc giác chỉ là xúc giác.
Trong thức tri chỉ là cái thức tri.
*
Đau khổ rồi, không Khổ đau nữa,
Chưa Đau khổ, không biết Khổ đau.
Đau khổ và chưa Khổ đau,
Thì Đau khổ cũng chưa Khổ đau vậy.
Cái đau Khổ chỉ là cái khổ Đau.
*
Sống rồi cũng như không có Sống.
Chưa Sống cũng không có cái Sống,
Ngoài Sống rồi và chưa Sống,
Thì khi Sống cũng không có cái Sống.
Trong cái sống cũng chỉ là cái sống.
*
Chết rồi thì không có Chết nữa,
Chưa Chết cũng như không có Chết.
Ngoài Chết rồi và chưa Chết,
Thì khi Chết cũng không có cái Chết.
Khi không có cái Chết thì không Chết.
*
Tất cả đều Thật  đều Láo,
Cả hai Thật và Láo cả hai.
Không phải Láo cũng không phải là Thật,
Không phải Thật láo, không phải Láo thật,
  Đây là lối dạy kỳ cục của Phật.
*
Không có Ngã sở ở trong ấy,
Ngã không trụ vào trong chỗ ấy. 
Vô sở trụ, Ngã vô ngã,
Ngã không đời này, Ngã không đời nào.
Ngã không  trước sau, không chặng giữa.
*
Tất cả đều thật  không thật,
Cả hai thật và cả không thật.
Không phải không thật, phải thật,
Không phải không thật cũng không phải thật,
Đây là lối dạy bất nhị của Phật.
*
Đi rồi, cũng như không có đi.
Chưa đi, cũng không có cái đi,
 Ngoài đi rồi và chưa đi.
Thì khi đi cũng không có cái đi.
Khi chưa đi cũng không có chưa đi.
*
Tất cả điều như thị như rứa,
Nhưng không phải  giống như rứa.
Như rứa mà không như rứa,
Không như ri cũng không phải như rứa.
Không như Rứa thì nó như răng Rứa?
*
Đáo bĩ ngạn rồi, không bĩ ngạn. 
Chưa đáo bĩ ngạn, không bĩ ngạn.
 Bĩ ngạn rồi, đáo bĩ ngạn. 
Thì bĩ ngạn không có đáo bĩ ngạn.
Bĩ ngạn đáo cũng chưa đáo bĩ ngạn.
*
Không ở bến này, không bờ kia,
Không ở giữa dòng, không đầu cuối
Không  thọ vô nhất kiếp,
Kiếp này không ở đây, không về đâu.
Không hữu Không không, vô Không vô Hữu.
*
Tỉnh tỉnh lặng, Tỉnh tỉnh loạn tưởng,
Tịnh tịch tĩnh tỉnh, Lặng tỉnh tỉnh.
Lặng hôn trầm,Tịch hôn trầm.
Như vậy sẽ đoạn tận được khổ đau.
Đó là phật thuyết tuần tự nhi tiến.
*
 Ngộ rồi cũng không có Ngộ.
Chưa Ngộ cũng không có cái Ngộ.
Ngoài Ngộ rồi và chưa Ngộ.
Thì khi Ngộ cũng không có cái Ngộ.
Khi không Ngộ cũng như có Ngộ Không.
 
☆☆☆☆☆
 
Ghi Chú:
 
Những câu luận giải trên đây nêu lên bản chất của một hiện tượng bằng cách dựa vào phép, tôi gọi nó là “Ngũ” đoạn luận đã nói lên một sự quán thấy không nhất thiết biệt đãi hay thiên vị sở trụ vào một nơi chốn nào cả (Trung Quán) - tức là vượt lên trên cả hai vị thế đối nghịch nhị nguyên.  Trung Quán Luận Tụng của Long Thụ khá khúc chiết và cô đọng, không phải dễ hiểu và nhất là dịch thuật ra những ngôn ngữ khác.
 
Trong Tập Trung Quán Luận Tụng (Madhyamaka-karikas) là tập luận giải chủ yếu và độc đáo nhất của Long Thụ. Trong tập luận này, có một câu (tiết 15.8) có thể xem là tiêu biểu nhất phản ảnh học thuyết Trung Quán được Học Giả và Triết Gia Phật Giáo Guy Bugault dịch:
 
"Tout est bien comme il semble, rien comme il semble. À la fois comme il semble et non comme il semble. Ni l'un ni l'autre. Tel est l'enseignement progressif (anuśāsana) des Bouddha." (Stances du Milieu par excellence, Guy Bugault, Gallimard, Paris, 2002)
 
Tôi liều lĩnh dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Huế: Tất cả là tốt giống như rứa, không phải giống như rứa.  Có lần giống như rứa và không giống như rứa. Không phải như ri cũng không phải như rứa.  Đó là thuyết tuần tự nhi tiến của Phật.
 
Câu tiết 15.8 trên của Tập Trung Quán Luận Tụng được Guy Bugault dịch sang tiếng Pháp khá văn chương và triết lý tuy nhiên câu dịch dưới đây của Thiền Sư và Triết Gia Phật Giáo Stephen Batchelor dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh đơn giản và dễ hiểu hơn:
 
"Everything is real, not real; both real and not real; neither not real nor real: this is the teaching of the Buddha." (Verses from the Center, Stephen Batchelor, Sarpham College, 2000)
 
Tôi xin dịch sát nghĩa như sau: Tất cả đều thật; không thật; cả hai thật và cả không thật; không phải không thật cũng không phải thật:  đây là lối dạy của Phật.
 
Hay, tất cả đều thật; đều láo; cả hai thật và láo cả hai; không phải láo cũng không phải thật:  đây là lối dạy kỳ cục của Phật.
 
Mong những lời diễn giải từ những bài thuyết pháp đơn giản của Đức Phật và luận lý tư nghị của Luận Sư Long Thụ trên đây làm cho tâm của Ta được giác ngộ, giải thoát khỏi các lậu hoặc và không có chấp thủ nữa.
 
Thực tại đang diễn dịch thay đổi trong vô thường nhưng tâm phan duyên của chúng ta không thấy như thị mà lại sở tùy và bám trụ vào sự vật thay đổi đó là nguyên nhân phát sinh đau khổ. 
 
Nhận thức như vậy được ghi rõ trong Kinh A Hàm, Đức Phật gọi là “không như thật tuệ tri” hay “Không như lý tác ý.” 
 
Thấy như vậy nhưng không phải như vậy.
 
Tương tự như ý Bùi Giáng: [Thực tại] lịch sử sang trang chạy quàng.  Đó là lịch sử [thực tại.]
 
Ngược lại, Trí Tuệ là cái thấy đúng như sự thật (như thật huệ tri,) hay cái thấy của Phật Nhãn “Như lý tác ý” đầy minh tâm.
 
(Tài Liệu: Kinh Tiểu Bộ, Kinh Bāhiya Sutta, Version 2, Tác Giả Lê Huy Trứ, [email protected], April 2, 2016)
 
Lê Huy Trứ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2011(Xem: 8998)
Tôi may mắn chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài đang tá túc Trong vườn cây Kỳ Đà. Triều vua Ba Tư Nặc Có vị quan đại thần, Bảy con trai, trong đó Sáu người đã thành thân. Ông giàu có, hiền đức,
08/08/2011(Xem: 8995)
Ở đời có ba việc. Một là việc của mình. Hai, việc của người khác. Ba, việc của thần linh. Ta thất bại, đau khổ, Sợ thần linh, sợ trời. Việc mình làm không tốt, Cứ thích xen việc người. Muốn vui ư? Đơn giản: Hãy làm tốt việc mình. Không xen việc người khác, Không sợ việc thần linh.
01/08/2011(Xem: 11214)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
01/08/2011(Xem: 13560)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
01/08/2011(Xem: 16570)
"TámTiết thơ giúp tập luyện Tâm thức"là tựa của một bài thơ ngắn do một nhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúp phát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và người khác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tự nguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại cho họ tất cả những gì đạo hạnh của mình), và xem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình... Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
31/07/2011(Xem: 10107)
Làn tóc rối trải dài trên thềm vắng Trăng có về, ngây ngất bức thảm hoang Người lữ hành trên đường đời cô quạnh Từng bước chân nghe nặng nỗi vô thường
31/07/2011(Xem: 9350)
Cuộc đời người, ai là người không đi kiếm mùa xuân, một mùa xuân viên viễn, cho chính mình hoặc gia đình, thân nhân. Một sớm mai thức giấc, nhìn nhau lại hỏi xuân là gì và có mặt tự bao giờ.
31/07/2011(Xem: 9873)
Xin gửi đến nhau tâm tình của người con Phật, khi chung quanh mây mù của lòng tham sân si còn dày đặc. Bàn tay, tấm lòng của chúng ta đến với nhau với tâm tư vì người, sẽ là những hạt tư lương đẹp tràn lan trên mọi nẽo đường vũ trụ, sẽ làm ấm lòng người và nước mắt có rơi, cũng chỉ là nước mắt của hạnh phúc, vì còn những con người vẫn mang tâm nguyện làm đẹp cuộc đời…
30/07/2011(Xem: 16501)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
26/07/2011(Xem: 10077)
Quán tưởng (thơ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]