Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Qua Tháp Cánh Tiên (thơ)

01/08/202207:01(Xem: 4210)
Qua Tháp Cánh Tiên (thơ)
thap canh tien


(Ngọn tháp có hình dáng như vạt áo tiên đang bay, tương truyền vua Chiêm Thành là Chế Mân cho xây dựng sẵn chính giữa thành Đồ Bàn chờ tặng Công Chúa Huyền Trân. Tác giả viết bài thơ này hoài niệm người xưa, mong có ngày thấy một pho tượng uy dũng của vua Chế Mân được dựng bên cạnh tháp)
(Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm)

Nửa gánh giang san, nửa gánh tình,
Đồ Bàn bái biệt tóc đương xanh.
Lạnh hồn tháp cổ trơ vơ đứng,
Vắng tiếng chuông đưa, gạch với mình.
Trăm năm quạnh quẽ lòng non nước,
Vạn thuở tang thương lối đế kinh.
Cánh Tiên nung phiến tình quân tử,
Tưởng áo ai bay trước tháp linh./.


Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
***



thap canh tien 2

thap canh tien-2
Tháp Cánh Tiên với lối kiến trúc mang đậm tính nghệ thuật Champa.
Ảnh: Nguyên Thanh

 



Cánh Tiên - tháp Chăm cổ nhất Bình Định



Bình Định là một trong những vùng đất của vương quốc Champa xưa. Do đó, nơi đây còn lại nhiều di tích của người Champa, trong đó, phải kể đến nhiều tháp cổ. Hiện nay, Bình Định còn 7 cụm với 13 tháp Chăm, gồm các cụm tháp Bánh Ít, Dương Long, Tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện và Bình Lâm. Các sử liệu còn ghi lại cho thấy, thành Đồ Bàn (thành Vijaya) - kinh đô của vương quốc Champa trong 5 thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471, hiện nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Công trình đáng chú ý nhất trong khu vực thành Đồ Bàn còn lại nguyên vẹn đến ngày nay là tháp Cánh Tiên.

Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi khác là tháp Đồng, tháp Con Gái, nằm cách thành phố Quy Nhơn 27km theo hướng Tây Bắc, là một trong những tháp còn lại nguyên vẹn tại Bình Định. Không giống như những khu đền tháp khác, tháp Cánh Tiên chỉ có duy nhất một tháp, được xây dựng trên một quả đồi thấp thuộc địa bàn thôn Nam An, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn. Xưa kia, nơi đặt tháp Cánh Tiên là vị trí trung tâm của thành Đồ Bàn. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại rằng: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, 4 phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”. Còn theo người dân trong vùng, nhìn từ xa, những phiến đá trang trí các tường phía trên ngọn tháp vươn ra như những cánh tiên nên gọi là tháp Cánh Tiên.

Tháp Cánh Tiên là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa. Đó cũng là một trong những tháp Chăm điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, cùng với tháp Phú Lốc, quần thể tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên ở Bình Định được xây dựng trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII. Đây là thời kỳ Champa xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn với lối kiến trúc mới mẻ. Kiến trúc tháp Cánh Tiên mang đậm tính nghệ thuật, thể hiện tài năng và trí sáng tạo của nghệ nhân Champa xưa. Tháp được xây bề thế, có bề mặt vuông, nổi trên mặt đất, cao khoảng 20m. Nếu ở các tháp khác chỉ trang trí giản lược, thì tháp Cánh Tiên lại khác biệt ở sự cầu kỳ, tinh tế trong trang trí.

4 mặt quanh tháp đều có các trụ cột ốp tường, nhô ra hài hòa với tổng thể kiến trúc. Khác với các tháp Chăm khác, phần phía ngoài của góc tường dưới gốc thân tháp đều được ốp bằng đá chạm khắc tinh tế hoa dây xoắn, toát lên vẻ đẹp vừa vững chắc, bề thế nhưng cũng không kém phần trang nhã thanh thoát.

Tháp được thiết kế 4 cửa vòm nhọn hình mũi giáo cao vút lên theo 4 hướng, xếp chồng 4 lớp, trang trí hoa văn thảo mộc cầu kỳ, tinh xảo. Tuy nhiên, chỉ có một cửa chính mở về hướng Đông thông vào trong lòng tháp, 3 cửa còn lại đều là cửa giả. Tháp Cánh Tiên có 4 tầng, tầng nào cũng có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có một tầng tháp giả nhỏ, tạo dáng lá thuôn dần lên phía trên tạo cảm giác như những chú chim đang bay. Có lẽ, bởi dáng vẻ này mà tháp được người đời tưởng tượng, gắn với hình tượng thần tiên mà đặt tên cho tháp là Cánh Tiên.

Các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá, khắc những hoa văn độc đáo nhô ra làm bộ đỡ các tháp góc ở phía trên. Những tảng đá chạm khắc hình đuôi phụng gắn trên các tầng tháp giả và hình Makara, một thủy quái trong thần thoại Ấn Độ với vòi dài, nanh nhọn trang trí ở các góc đầu tường đã tạo cho tháp Cánh Tiên một vẻ đẹp huyền bí.

Dãi dầu qua năm tháng, tháp Cánh Tiên vẫn sừng sững giữa trời xanh, là ngôi tháp có giá trị về nhiều mặt và có thể được coi là tháp đẹp nhất và cổ nhất ở Bình Định. Năm 1982, tháp Cánh Tiên đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Chăm.

Có cơ hội ghé thăm thị xã An Nhơn của miền đất võ, dừng chân tham quan thành cổ Đồ Bàn, chùa Thập Tháp (ngôi cổ tự lâu đời nhất ở Bình Định), bến My Lăng từng đi vào thơ Yến Lan, du khách đừng quên ghé thăm di tích tháp Cánh Tiên để chiêm ngưỡng kiến trúc tháp và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ bằng những bộ ảnh đẹp. Điều đó chắc chắn sẽ mang lại cảm xúc thích thú trong hành trình khám phá của du khách trên mảnh đất Bình Định.

Nguyên Thanh






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2021(Xem: 6838)
Theo Kinh Bi Hoa, tiền thân của Bồ Tát Phổ Hiền là Thái tử Năng Đà Nô, con thứ tư của Vua Vô Tránh Niệm. Nghe lời phụ vương, Thái tử phát tâm cúng dường Đức Phật Bảo Tạng cùng chư Tăng trong ba tháng An cư kiết Hạ. Quan đại thần là Bảo Hải mới khuyên Thái tử hồi hướng công đức về đạo Vô Thượng Bồ Đề, cầu thành Phật hơn là phước báu hữu lậu nhân thiên. Thái tử nghe lời và trước Đức Phật Bảo Tạng, đã phát nguyện hồi hướng Đạo Vô Thượng Chánh Giác, phát Bồ Đề tâm, tu tập vô lượng hạnh nguyện Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, cầu chứng ngôi Phật đạo và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Phổ Hiền Như Lai.
04/04/2021(Xem: 4485)
Sống giữa dương trần tựa chốn tiên, Thênh thang chẳng vướng dạ an ghiền. Sáng lên Đường luật vui bằng hữu, Chiều xuống bồ đoàn tĩnh chút duyên. Được thế cơ may đừng để cạn, Hờn chi phận mỏng phải mang phiền. Xuân qua hạ đến thời thay đổi, Hiểu rõ từng ngày giảm thụy miên. (*)
03/04/2021(Xem: 7394)
Quán Thế Âm Bồ Tát Chánh Pháp Minh Như Lai Phụ tá Di Đà Phật Cõi Cực Lạc phương Tây
02/04/2021(Xem: 4754)
Dòng thời gian! Kính bạch Thầy , tháng tư lại về (nhất là ngày 2/4 năm nào ) được đi hành hương Japan, Korea, Taiwan 16 ngày chung với các bạn của đạo tràng Quảng Đức lần đầu tiên . Kỷ niệm khó quên ....nhưng năm nay chuyện tương lai khó đoán ...nên con có bài thơ này kính dâng Thầy như gọi là tri ân cho sự thuận duyên của Pháp và Kính tặng tất cả những bạn đã đồng hành chung ... Bốn ngày lễ kéo dài mùa Phục Sinh lại đến ! Dòng thời gian lặng lẽ cứ trôi nhanh Hơn một năm ...kinh tế thế giới đóng khoanh Vì hậu quả đại dịch ...phong tỏa mở rồi bế!
01/04/2021(Xem: 9797)
Bài chúc Tết của NS Hoài Linh gây xôn xao MXH: Tự làm thơ hơn 7000 chữ, nhắc đủ 63 tỉnh thành với kiến thức sử địa quá uyên thâm! Trong dịp đầu năm mới, đông đảo các nghệ sĩ trong showbiz Việt đã gửi những lời chúc bình an, sức khoẻ đến với người hâm mộ. Thế nhưng ấn tượng và được netizen chia sẻ nhiều nhất chính là bài thơ chúc Tết được đầu tư và vô cùng sáng tạo của NS Hoài Linh. Ngoài tài làm thơ, NS Hoài Linh còn chứng minh có kiến thức lịch sử và địa lý uyên thâm khi chúc Tết theo đặc trưng từng tỉnh thành ở Việt Nam. Từ những thành phố lớn, đến vùng núi xa xôi, loạt danh lam thắng cảnh, lịch sử thành lập hay đặc nét riêng vùng miền đều được NS Hoài Linh đưa vào bài thơ mang tên Chúc Xuân một cách tài tình. Ngay lập tức, màn chúc Tết có tâm nhất Vbiz của NS Hoài Linh được người hâm mộ "thả tim" và chia sẻ rầm rộ trên MXH. Sau hơn 1 giờ đăng tải, bài thơ chúc Tết hơn 7000 chữ và gần 500 câu của NS Hoài Linh đã nhận được 86 nghìn lượt yêu thích, hàng chục nghìn bình lu
30/03/2021(Xem: 4593)
Lá rụng bao mùa vẫn thấy thê! Mẹ ơi! Sao lặng mãi chưa về! Ra đi biền biệt lời không để, Ở lại u buồn cảnh cũng lê.
30/03/2021(Xem: 5410)
Thêm một đêm mất ngủ Giấc ngủ bay đi xa Đêm kia: tình mẫu tử Đêm bây giờ: tình Cha!
23/03/2021(Xem: 5230)
Phong lan dìu dịu cổng Hồ điệp lặng lẽ thơm Bên thềm ai ngơ ngẩn Đọng sầu đón hoàng hôn
22/03/2021(Xem: 9365)
Tiếng vó ngựa vang trong đêm thanh vắng Ngày Tám Tháng Hai thế kỷ Hăm Lăm Ánh trăng thượng tuần chiếu soi vằng vặc Một bóng Người lập đại nguyện phát tâm
22/03/2021(Xem: 6837)
Được Nhạc sĩ Minh Huy gửi tặng bản nhạc Tạ Tình với lời bài thơ và lời bản nhạc có khác nhau một ít. Lời nhạc tình hơn, nhưng lời bài thơ bảy chữ hay một cách tuyệt vời. Đọc lời bài thơ, người viết thật xúc động, nhưng khi lắng nghe tiếng hát như tự tình trang trải của Ca sĩ Chi Huệ thì tâm hồn người viết lại chìm vào khung trời ngày cũ của “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” trước năm 1975 tại Sài Gòn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]