Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bất kể Tôn giáo nào, Người Ukriane vẫn Khát vọng Hòa bình

12/04/202208:31(Xem: 4201)
Bất kể Tôn giáo nào, Người Ukriane vẫn Khát vọng Hòa bình

Bất kể Tôn giáo nào, Người Ukriane vẫn Khát vọng Hòa bình

(Ukrainians want peace, regardless of their religion)

 

Ukraine là quốc gia lớn nhất nằm hoàn toàn trong khu vực châu Âu với nhiều thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Đặc biệt, thủ đô Kiev của Ukraina là thành phố cổ kính với bề dầy lịch sử văn hóa và kiến trúc, là một địa chỉ thú vị để du khách khám phá. Tại Châu Âu, theo diện tích đất Ukraine lớn thứ hai và đông dân hàng thứ tám, sau Nga. Mặc dù là một quốc gia nghèo nhất ở châu Âu, nhưng những vùng đất nông nghiệp rộng lớn của nó đã giúp nước này trở thành một trong những nhà sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới, hàng năm xuất khẩu khoảng 24 triệu tấn, được trồng ở khu vực đông nam nơi quân đội Nga đã xâm lược.

 

Với hàng nghìn năm lịch sử, Ukraine chủ yếu thể hiện những phong trục truyền thống, rất khiêm tốn. Nghệ thuật, âm nhạc, văn học, kiến trúc kết hợp và tinh thần sáng tạo thông qua  tổng hợp tinh hoa văn hóa các nước láng giềng địa lý và truyền thống tôn giáo của họ.

 

Liên quan đến tôn giáo của hơn 44 triệu người dân Ukraine, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Razumkov, một tổ chức tư vấn phi chính phủ được thành lập ở thủ đô Kyiv vào năm 1994, đã phát hiện ra rằng 67,3% người dân tự nhận là thành viên của một trong số các chi nhánh của các cơ sở Giáo hội Chính thống giáo; 10,2% dân số khác là Thiên Chúa giáo theo nghi thức Hy Lạp hoặc theo nghi thức Latinh; 9,9% khác là tín đồ đạo Tin Lành hoặc những tín đồ không phân biệt giáo phái cụ thể. Tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo chiếm 0.4% dân số; Tín đồ đạo Hindu, đạo Phật và người Pagan chiếm khoảng 0.1% tổng số công dân Ukraine.

 

Những tín đồ các tôn giáo đáng kể khác nhau này bởi các học thuyết của họ. Một số giáo dân có thể cho rằng, tất cả các tôn giáo đều có một cuốn Thánh kinh thiêng liêng, hoặc thờ cúng một đấng thần linh, hoặc có những giới luật riêng. Nhưng nhưng đặc điểm cụ thể này không xác định mọi tôn giáo, thậm chí cả những tôn giáo được thực hành ở Ukraine.

 

Chính xác hơn là đề cập đến một danh sách rộng hơn nhiều đặc điểm thường thấy trong các tôn giáo, bao gồm cả những đặc điểm nơi đó được tôn vinh.

 

Tác phẩm "Trải nghiệm các tôn giáo trên thế giới" (Experiencing the World's Religions) của Michael Molloy: Truyền thống, Thử thách và Thay đổi, tám yếu tố tổng quát hơn này hiện diện ở một mức độ nào đó trong cái thường được gọi là "tôn giáo". Chúng có những đặc điểm 1. Một hệ thống tín ngưỡng; 2. Một cộng đồng; 3. Trung tâm Thần thoại; 4. Nghi lễ; 5. Đạo đức; 6. Những trải nghiệm cảm xúc đặc trưng; 7. Biểu hiện vật chất và 8. Tính thiêng liêng.

 

"Các tôn giáo của người dân Ukraine rất khác dựa trên các học thuyết hoặc tín ngưỡng của họ, nhưng lại rất giống nhau về hành vi đạo đức của họ. Một hằng số đạo đức trên phạm vi tôn giáo là kiến tạo và duy trì hòa bình."

 

Do đó, hợp lý để kết luận rằng, bất kể bản sắc tôn giáo hay thực hành của họ, khoảng 90% người dân Ukraine coi trọng chung sống hòa bình và khát khao điều đó cho bản thân và gia đình của họ. Những người theo mỗi truyền thống tâm linh cầu nguyện rằng, các địa điểm và không gian linh thiêng của họ sẽ không bị hư hại và không bị ô nhiễm.

 

Bất chấp sự phân biệt bè phái, họ đều có chung một niềm tự hào về quyền độc lập tự do của quốc gia mình và cảm thấy thôi thúc mạnh mẽ để đứng lên kháng chiến chống lại thực dân đế quốc xâm lược, cho dù giáo lý tôn giáo của họ có cho phép họ được sử dụng vũ trang, bạo lực để tự vệ hay không.

 

Những bậc làm cha, làm mẹ đều lo sợ cho sự an toàn của con cái họ và muốn che chở cho chúng khỏi bị tổn hại và đau thương bởi chiến tranh. Tất cả người dân Ukraine này không thể hiểu nổi, tại sao cuộc sống đang yên bình và các hoạt động bình thường của họ đột nhiên bị đe dọa và đang bị tấn công bởi Đế quốc Nga xâm lược.

 

Để cung cấp một bức tranh đầy đủ thông tin hơn về những người dân Ukraine thuộc các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau - họ tin gì và những niềm tin đó đưa họ đến với hòa bình quý giá như thế nào - cá nhân tôi đã chuyển sang một nhóm thân hữu bạn bè, những người theo nhiều truyền thống tôn giáo được đại diện bởi nhân khẩu của Ukraine. Tôi nợ các học giả học viên này lòng biết ơn sâu sắc vì những đóng góp của họ cho phân tích này.


Philip LeMasters
Linh mục Philip LeMasters

 

Linh mục Philip LeMasters, Tổng Giám mục, Tổng Giáo phận Giáo hội Chính thống giáo Đông phương tại Ukraine, Giáo sư Đạo đức Cơ đốc và là giám đốc chương trình danh dự tại Đại học McMurry ở Abilene, Texas, Hoa Kỳ. Trong các chuyến đi của mình, ông bắt đầu quan tâm đến Thiên Chúa giáo toàn cầu và đã thuyết trình ở các nơi Scotland, Ấn Độ, Syria, Hy Lạp, Romania, Hà Lan, Canada và Cộng hòa Georgia. Ông rất thích tập thể thao sáu lần trong một tuần, thích nấu ăn cho gia đình và đọc những cuốn sách về lịch sử chính trị. Ông cam kết xây dựng tình bạn tôn giáo xuyên biên giới và thường phát biểu tại các sự kiện đại kết và liên tôn giáo.

 

Phản ánh niềm tin của 67.3% dân số Ukriane là Chính thống giáo, Linh mục Philip LeMasters viết:

 

"Tầm nhìn phụng vụ và đạo đức của Giáo hội Chính thống giáo Đông phương tại Ukraine . . . đòi hỏi sự chú trọng nhiều hơn vào những thách thức trong việc kiến tạo và duy trì hòa bình hơn là những thách thức trong việc gây hấn chiến tranh . . . Cam kết hướng tới một nền hòa bình năng động là nền tảng của đạo đức xã hội Thiên Chúa giáo Chính thống . . . " Đức Toàn Chân, Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew viết rằng, "Chúng ta có nghĩa vụ đạo đức là ngăn giặc giữ nước, chống chiến tranh như một nhu cầu chính trị và thúc đẩy hòa bình như một nhu cầu tồn tại." . . . "Chính thống giáo không có một lý thuyết chiến tranh chính nghĩa rõ ràng và coi việc cướp đi sinh mạng trong chiến tranh, ngay cả trong cuộc chiến cần thiết và không thể tránh khỏi, là một cam kêt bi thảm, đổ vỡ mà cần phải ăn năn. . . Chiến tranh là biểu hiện của tội lỗi cho thấy tình trạng tinh thần hư hỏng của nhân loại sa ngã. . . Nếu những người ở trên ngôi cao tuân giữ các điều răn của Đức Chúa và chúng tôi phục chúng trong sự khiêm nhường, sẽ có hòa bình và niềm vui lớn lao trên hành tinh, trong khi bây giờ cả vũ trụ đau khổ vì tham vọng quyền lực và sự không phục của những kẻ kiêu hãnh. . . Giáo hội có thể chấp nhận chiến tranh như một điều cần thiết bi thảm để bảo vệ công lý, bảo vệ kẻ yếu và bảo tồn hòa bình bất toàn, nhưng vẫn là mệnh lệnh, có thể có giữa các quốc gia và mọi người trên thế giới".

 

JPawlikowski001-scaled
Linh Mục John Pawlikowski



Con dân Đức Chúa

 

Linh Mục John Pawlikowski, người Servite và là thành viên của khoa sáng lập tại Liên hiệp Thần học Công giáo ở Chicago, Mỹ, nơi ông là Giáo sư danh dự về đạo đức xã hội, đã giảng dạy suốt 49 năm qua. Là một vị Chức sắc tôn giáo tích cực tham gia đối thoại Thiên Chúa giáo-Do Thái giáo, ông từng sáu năm trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Cơ đốc nhân và người Do Thái quốc tế. LM John Pawlikowski là người có công trong việc lập kế hoạch và phát triển Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust của Hoa Kỳ ở Washington, DC, nơi ông phục vụ trong Hội đồng Quản trị khi được bổ nhiệm Tổng thống trong bốn nhiệm kỳ.

 

Liên quan đến Thiên Chúa giáo tại Ukraine, ông viết:

 

"Có hai nhánh chính của Giáo hội Thiên Chúa giáo ở Ukraine. Lớn nhất là Giáo hội Thiên Chúa giáo Ukraine, là một trong những cộng đồng lớn nhất được gọi là cộng đồng "Lễ chế" Thiên Chúa giáo Đông phương (hoặc Hy Lạp) liên kế với Tòa thánh Vatican. . . Nó hiện diện mạnh mẽ ở UKraine, quê hương tinh thần của họ, tập trung ở phía tây (tức là Ba Lan cũ) của đất nước . . . Phần khác Giáo hội Thiên Chúa giáo theo nghi thức Latinh, có hệ thống cấp bậc riêng cũng như Giáo hội Thiên Chúa giáo theo nghi thức Ukraine. . . Cộng đồng Thiên Chúa giáo trên toàn cầu, bất chấp nhiều chia rẽ nội bộ, rõ ràng vẫn đứng về phía Ukraine. Giám mục đứng đầu Giáo hội Thiên Chúa giáo Ukraine đã tuyên bố lên án vụ tấn công của Đế quốc Nga là vi phạm Nhân quyền. Tại Hoa Kỳ, quần chúng Thiên Chúa giáo ở nhiều nơi trên Hợp chủng quốc này đã kêu gọi chấm dứt chiến tranh, trong đó Đế quốc Nga được xác định rõ ràng là kẻ xâm lược. Đức Giáo hoàng Francis đã có chuyến viếng thăm chưa từng có tại Đại sứ quán Nga tới Tòa thánh để phản đối Đại sứ liên quan đến thảm họa nhân đạo xảy ra ở Ukraine. Và ngày hôm sau, Ngài đã đích thân gọi điện Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để bày tỏ sự ủng hộ của Ngài đối với người dân Ukraine".

 

Elijah Brown
Phó giáo sư Elijah Brown




Tín đồ đạo Tin lành với Cơ đốc nhân phi giáo phái

 

Phó giáo sư Elijah Brown, Tổng thư ký, Liên minh thế giới Baptist có trụ sở tại Falls Church, Va. BWA là một tổ chức hoạt động bắt đầu vào năm 1905, nhằm đoàn kết những người Baptist toàn cầu trong mục vụ, cầu nguyện, gây quỹ cho các mục đích nhân đạo và có chương trình, giáo dục và thông công. Cơ qua đan xen lỏng lẻo mà Elijah Brown chỉ đạo này có 51 triệu thành viên đại diện cho 245 cơ quan thành viên tại 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trước đây, ông là Phó Chủ tịch điều hành của 21Wilberforce, một tổ chức Nhân quyền Cơ Đốc có trụ sở tại Virginia và là Phó giáo sư tôn giáo tại Đại học học Baptist Đông Texas ở Marshall, Texas, nơi ông là Giám đốc sáng lập Trung tâm Tự do. Phó giáo sư Elijah Brown đã đệ trình các báo cáo lên Liên Hợp Quốc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, cũng như nhiều tổ chức và nhóm. Vào tuần trước trong chuyến viếng thăm Ukraine, Phó giáo sư Elijah Brown đã tiếp cận với gia đình Baptist toàn cầu, một số người trong số họ là một phần của 9,9% người theo đạo Tin Lành hoặc không theo giáo phái tại quốc gia này. Ông nói:

 

"Tôi ở thủ đô Kyiv, đứng gần Sophia, nhà thờ lâu đời nhất ở Ukraine - nơi mà các tín đồ đã tụ tập để thờ phượng trong gần 1.000 năm. Hơn 150.000 quân Nga đã tập trung ở ba phía Ukraine và trong vài ngày qua tôi đã ở đây, đã có xảy ra những cuộc tấn công mạng liên tục. Tuy nhiên, trong vài ngày qua, ban lãnh đạo quốc gia của Liên minh Baptist Ukraine đã tập hợp lại để cầu nguyện và lập kế hoạch. Họ đã lên kế hoạch để tất cả các nhà thờ của họ trên khắp đất nước này trở thành những trung tâm ẩn náu trong trường hợp có sự di dân rộng rãi. Họ đã khuyến khích tất cả các nhà thờ Baptist tích trữ thực thẩm, xăng dầu và các dịch vụ thiết yếu khác để nếu có hỗn loạn và lộn xộn, các nhà thờ Baptist có thể là ngọn hải đăng trong cộng đồng của họ. Là những anh chị em trong một gia đình Baptist toàn cầu, tất cả chúng ta đều được kêu gọi trở thành những người kiến tạo hòa bình và những người cầu nguyện". Là một gia đình Baptist bắt nguồn từ Chúa Giêsu Kytô là Chúa, chúng tôi làm chứng cho lẽ thật Kinh Thánh rằng: "Nếu một thành viên đau khổ, thì tất cả các thành viên đều khổ lụy". Điều quan trọng đối với những người theo đạo Tin lành Baptist trên khắp thế giới là đứng cùng với những người đang đau khổ và nhiệt thành cầu nguyện cho hòa bình. Chúng tôi vẫn biết ơn những người Baptist người Nga và Ukraine, những người là một phần của Liên minh Baptist Thế giới và đang thể hiện chứng tá Phúc âm trung thành trong cộng đồng của họ".


Rachel Mikva
Giáo sĩ Rachel Mikva

 

Người Do Thái

 

Giáo sĩ Rachel Mikva là Giáo sĩ Herman Schaalman Chủ tịch về nghiên cứu Do Thái và Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Liên tôn tại Chủng viện Thần học Chicago, Hoa Kỳ. Trước khi gia nhập khoa CTS, bà là giáo sĩ Do Thái giáo thuộc Giáo hội ở Chicago và New York, nơi bà vận động cho công lý và truyền cảm hứng cho các giáo đoàn của mình sử dụng các nguồn tài nguyên sâu sắc trong văn bản của họ để giúp thay đổi thế giới. Giáo sĩ Rachel Mikvalà tham gia vào các cuộc thảo luận công khai rộng rãi khác nhau như cải cách tư pháp hình sự, xung đột Israel-Palestine, hiểu biết liên tôn giáo, công bằng về giới và chủng tộc. Nhà xuất bản Đại học Cambridge sẽ xuất bản tác phẩm mới nhất của bà, một cuốn sách giáo khoa dành cho sinh viên đại học và nghiên cứu sinh hậu đại học về các nghiên cứu liên tôn giáo và sự tham gia. Giáo sĩ Rachel Mikvalà tự giới thiệu mình là "một Giáo sư bà Giáo sĩ Do Thái, người làm việc tại các điểm giao nhau của các văn bản thiêng liêng.

 

Liên quan đến người Ukraine Do Thái giáo, 0,3% Giáo sĩ Rachel Mikvalà suy nghĩ:

 

"Tác giả sách Thi thiên đã hát, 'Hãy tìm shalom, và theo đuổi nó'. Shalom, một từ tiếng Do Thái có nghĩa là hòa bình, hài hòa, toàn vẹn, trọn vẹn, thịnh vượng, phúc lợi và yên bình, không chỉ là sự tự do và thoát khỏi bạo lực mà còn là sự toàn vẹn cho sự hưng thịnh của tạo hóa. Xem sự phát triển rực rở này là trọng tâm trong các mục đích của Đức Chúa Trời, các giáo sĩ Do Thái gáo thời Hậu cổ đại đã dạy: 'Shalom vĩ đại! Về tất cả các điều răn khác trong Torah, đã viết rằng: 'Nếu các người xảy ra khi . . .,' Nếu xảy ra. . .,' (hoặc) 'Nếu các ngươi thấy. . .' - ngụ ý rằng các người phải thực hiện điều răn nếu cơ hội đến với các người, nhưng các người được miễn. Tuy nhiên, trong trường hợp hòa bình, đã viết rằng, "Hãy tìm kiếm hòa bình và theo đuổi nó" (34:15). "Hãy tìm kiếm nó ở nơi các người ở và theo đuổi nó ở một nơi khác" (Lev. Rab. 9:0).


Mohamed Elsanousi
Học giả Mohamed Elsanousi 




 

Người Hồi giáo

 

Mohamed Elsanousi là một học giả Hồi giáo và là Giám đốc Mạng lưới các nhà xây dựng hòa bình tôn giáo và truyền thống ở Washington, DC, "Một mang lưới tăng cường xây dựng hòa bình thông qua hợp tác hỗ trợ vai trò tích cực của các tác nhân tôn giáo và truyền thống trong quá trình xây dựng hòa bình." Mạng lưới này đã hình thành quan hệ đối tác với hơn 90 tổ chức chính phủ, liên chính phủ và xã hội dân sự trên toàn cầu. Trước khi lãnh đạo mạng lưới xây dựng hòa bình này, học giả Mohamed Elsanousi là trợ lý tại Văn phòng Quan hệ giữa các tôn giáo của Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ. Công việc của ông đã dẫn đến việc thành lập một liên minh các đối tác liên tôn giáo trong việc chống lại chứng sợ Hồi giáo bởi Chiến dịch Shoulder. Học giả Mohamed Elsanousi đã điều phối một loạt các cuộc triệu tập quốc tế của Diễn đàn Thúc đẩy hòa bình trong các xã hội Hồi giáo, đã đưa ra cả tuyên bố Marrakesh và Hiến chương cho một Liên minh mới của các đức hạnh - hai tuyên bố mang tính bước ngoặt được người Hồi giáo hình dung, phát triển và chứng nhận. Ông là diễn giả nổi bật tại Đối thoại Baptist-Hồi giáo Quốc gia lần thứ tư vào năm 2018 tại Trung tâm Hội nghị Greenlake và Wisconsin. Học giả Mohamed Elsanousi được nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo lớn ở Mỹ, cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới, các quan chức chính phủ cấp cao và lãnh đạo các tổ chức đa phương tin tưởng và tôn trọng. Kiến thức của ông về thế giới Hồi giáo là không có đối thủ.

 

Liên quan đến người Ukraine theo Hồi giáo 0,5%, học giả Mohamed Elsanousi lưu ý:

 

"Hòa bình là trung tâm của đức tin Hồi giáo. nguồn gốc của Hồi giáo bắt nguồn từ hai chữ 'Hòa bình'. Do đó, việc thúc đẩy hòa bình là nền tảng của đức tin Hồi giáo, từ sự thờ phượng đến các mối quan hệ giao dịch với sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Những lời dạy của nhà tiên tri Muhammad cho chúng ta biết rằng, tình yêu là nền tảng của đức tin và 'trong tình cảm nhân loại, lòng thương xót và lòng trắc ẩn dành cho nhau là của một cơ thể: khi bất kỳ chân tay nào bị đau nhức, toàn bộ cơ thể sẽ phản ứng như mất ngủ và sốt.' Với tinh thần nhân văn này, chúng ta nên cảm nhận nỗi đau và những đau khổ mà anh chị em của chúng ta phải trải qua ở Ukraine và nỗ lực mang lại hòa bình".




43-Prof.-Anantanand-Rambachan-2
Giáo Sư Anantanand Rambachan



 

Người theo Hindu giáo.

 

Anantanand Rambachan là giáo sư tôn giáo, triết học và nghiên cứu châu Á tại Đại học St. Olaf, một trường ưu tú do Luther tài trợ ở Northfield, Minn. Là tác giả của nhiều cuốn sách, chương sách và bài báo, ông đã tham gia vào các mối quan hệ giữa các tôn giáo trong một phần tư thế kỷ với tư cách là một đối tác đối thoại và diễn giả của người Hindu. Giáo sư Anantanand Rambachan là khách mời theo đạo Hindu tại bốn Đại hội đồng, Hội đồng Giáo hội Thế giới gần đây nhất ở Canada, Úc, Ximbabwe và Barazil. Ông là thành viên thường trực của các cuộc tham vấn của Hội đồng Giáo hoàn về Đối thoại Liên tôn tại Tòa thánh Vatican, đồng thời là cố vấn cho Dự án Đa nguyên của Đại học Harvard và là thành viên của Hội đồng Cố vấn Quốc tế của Quỹ Đức tin Tony Blair.

 

Giáo sư Anantanand Rambachan nhận xét về đức tin Hindu được người UKraine chấp nhận 0,1%:

 

"Hy vọng về hòa bình là một khát vọng và giá trị cốt lõi trong truyền thống Ấn Độ. Mỗi lời cầu nguyên của người Hindu kết thúc bằng việc đọc đi lặp lại ba lần từ 'Hòa bình' (Om śantiḥ śantiḥ śantiḥ). Việc lặp đi lặp lại từ này thể hiện hy vọng của người Hindu về hòa bình trong thế giới tự nhiên, trong cộng đồng con người và trong trái tim của chính chúng ta. Đồng thời, no nhấn mạnh mối quan hệ tương hỗ của cả ba mặt cầu. Chúng ta sẽ không đạt được hòa bình trong một thế giới có bạo lực và bất công trong các cộng đồng nhân loại và trong đó thiên nhiên bị tàn phá và khai thác một cách bừa bãi. Như vậy, chúng ta không phải là tác nhân hữu hiệu của hòa bình trên thế giới nếu chúng ta thiếu hòa bình trong chính chúng ta. . . Giá trị đạo đức thể hiện một cách hùng hồn nhất sự tôn kính đối với cuộc sống này là Ahimsa (không bị tổn thương), trong truyền thống Ấn Độ giáo được coi là đức tính quan trọng hàng đầu. Theo sự hiểu biết của Ahimsa, Thánh Gandhi giải thích rằng, ở dạng tiêu cực, nó có nghĩa là tránh gây thương tích cho chúng sinh. Trong hình thức tích cực, Ahimsa là thực hành của tình yểu và lòng bác ái (daya) đối với tất cả mọi người. Ahimsa là con đường lâu dài duy nhất dẫn đến hòa bình . . . Thật đáng buồn và thật bi thảm, chúng ta lại chứng kiến cảnh bạo lực "vô hồn" đối với những thường dân vô tội Ukraine, Trái tim của chúng ta tan nát bởi mỗi tên lửa được phóng đi và với mỗi sinh mạng quý giá của con người bị cướp mất đi".



Dhammadipa Sak (Fa Yao)-2
Thượng tọa Tiến sĩ Dhammadipa Sak (Fa Yao)

 

Phật giáo đồ

 

Thượng tọa Tiến sĩ Dhammadipa Sak (Fa Yao), Viện trưởng Viện Thiền học và Chùa Trí tuệ Hoa Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Hoa Kỳ, Ủy viên Quốc hội các Tôn giáo Thế giới, Ủy viên Tổ chức Nghệ thuật Phật giáo Chue Feng (Đài Loan), Chủ tịch Ban Trị sự Hiệp hội Bhavana Trung Quốc (Đài Loan), và Nguyên Trụ trì Tu viện Chuang-Yen và chùa Giác Ngộ. Ngài đã thực hiện các khóa tu thiền trên khắp thế giới và Châu Á. Ngài thông thạo nhiều ngôn ngữ cả cổ và hiện đại, bao gồm các thứ tiếng Phạn, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Anh. Những mối quan tâm rộng rãi của Ngài về triết học phương Tây, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và phong trào liên tôn, cũng như chuyên môn của Ngài trong cả Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa.

 

Phật tử UKraine khoảng 0,1%, Thượng tọa Tiến sĩ Dhammadipa Sak viết:

 

"Ngoài mọi nghi ngờ, mục tiêu chính của Đức Phật là giải thoát khỏi khổ đau (dukkhā nirodha). Đức Phật đã từng nhắc nhở chúng ta rằng, lòng tham ái quá mức (kāma) là nguyên nhân, nguồn gốc và cơ sở cho 'sự tranh cãi giữa các tầng lớp, vua, quý tộc, thầy tu, gia chủ, cha, mẹ, anh em, vợ chồng, con cái. . . và họ lao vào trận chiến, tranh đoạt giữa những lằn tên, nhác giáo, gươm đao và nơi đó họ bị thương tích bởi những mũi tên và giáo mác. . . do đó họ phải chịu cái chết bi thảm hoặc đau khổ vì chết người.' Trong lịch sử nhân loại, hết lần này đến lần khác, loài người đã để xảy ra những thảm kịch bất cần như thế, chẳng hạn như Đế quốc Nga đem quân xâm lược Ukraine, là bằng chứng không thể chối cãi về sự thiếu hoàn toàn toàn lòng nhân ái và sự tôn trọng lẫn nhau của con người".

 

Andras Corban-Arthen là người sáng lập và là giám đốc tinh thần của Cộng đồng EarthSpirit có trụ sở tại Massachusettsm, Hoa Kỳ. Ông là chủ tịch của Đại hội các Tôn giáo dân tộc châu Âu, có trụ sở chính tại Vinius, Cộng hòa Litva (Lithuania). Ông là thành viên của Hội đồng cố vấn của Ecospirituality Foundaton, một tổ chức phi chính phủ Tư vấn của Liên Hợp Quốc. Andras Corban-Arthen đã giảng dạy hoặc thuyết trình về các truyền thống ngoại giáo trên khắp nước Mỹ và nước ngoài từ những thập niên 1970, các tác phẩm của ông đã được đăng trên nhiều sách báo và phương tiện truyền thông. Xuất thân từ Galiza, Tây Ban Nha, ông sống với đại gia đình ở Glenwood, khu bảo tồn thiên nhiên của người ngoại giáo rộng 135 mẫu Anh ở Cao nguyên Berkshire phía tây Massachusetts.

 

Ông giới thiệu ngoại giáo Ukraine, một loại tâm linh vũ trụ được khoảng 0,1% dân số, theo cách này:

 

"Có hai hình thức chính của ngoại giáo Ukraine. Đầu tiên đại diện cho tôn giáo dân gian truyền thống, dân tộc có thể bắt nguồn từ sự xuất hiện của Cơ Đốc giáo. Chủ yếu nó thực hành trong các cộng đồng vùng nông thôn, mặc dù rất khó để xác định có bao nhiêu trong số đó tồn tại được vì trong một thời gian khá dài, nó đã được thực hành song song với Cơ Đốc giáo . . . Hình thức ngoại giáo thứ hai được gọi là Rodnovery và đại diện cho sự phục hưng hiện đại của Tín ngưỡng Cổ truyền, chủ yếu liên quan đến những người vì bất cứ lý do gì đã từ chối Cơ Đốc giáo và đang tìm kiếm tôn giáo bản địa của tổ tiên họ. Trong cả hai hình thức ngoại giáo, người ta cho rằng trải nghiệm về thần thánh hoặc thánh thiêng được nắm giữ bởi đất đai, bởi thế giới tự nhiên và có thể được đồng hóa thông qua việc nuôi dưỡng một mối quan hệ tôn trọng hài hòa (tức là hòa bình) với thiên nhiên. Phần lớn trọng tâm của ngoại giáo Ukraine liên quan đến việc tôn kính các vị thần và nữ thần xưa, nghi lễ tưởng niệm tổ tiên, vun trồng "mối quan hệ đúng đắn" với đất đai và duy trì các mối quan hệ gia đình và cộng đồng bền chặt.

 

Trong thời kỳ Liên bang Xô Viết, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản vô thần cực đoan, hầu hết các hình thức ngoại giáo đều bị nhà cầm quyền Đảng Cộng sản bài trừ và thậm chí đàn áp. . . Với sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Đông Âu, và sự sụp đổ của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô, chủ nghĩa ngoại giáo đã có thể hồi hương Ukraine và đã có sự phát triển đáng kể từ đó. Viễn cảnh hiện tại về một sự xâm lược chiếm đóng của Đế quốc Nga và có thể bị cưỡng bức thôn tính, được nhiều người ngoại giáo Ukraine coi là mối đe dọa đối với sự tồn vong của họ".

Rob Sellers
Tác giả Rob Sellers





 

Kết luận

 

Trong suốt sự nghiệp của tôi với tư cách là một Bộ trưởng, nhà truyền giáo, giáo sư, học giả và nhà văn, tôi đã được bồi đắp tình bạn đại kết và liên tôn. Ngoại trừ, LeMasters và Borown, những người mà tôi biết qua sự liên kết với cộng đồng Cơ đốc giáo rộng lớn hơn, tôi đã làm việc cùng với tất cả những ngời đóng góp khác cho bài viết này, khi chúng tôi là thành viên ban quản trị Nghị viện các tôn giáo trên thế giới. . . Tôi sẽ luôn biết ơn những gì tôi đã học được từ nhiều nhà lãnh đạo tô giáo đáng quan tâm này và đặc biệt cảm ơn vì lòng tốt của họ, với tôi với tư cách là đối tác đối thoại và bạn bè của họ.

 

Từ những lời chia sẻ và giải thích của họ, có thể thấy rõ rằng người Ukraine - bất kể tôn giáo hay trung thành, lịch sử cá nhân khác nhau hoặc hệ thống tín ngưỡng và tập tục văn hóa hoặc thế giới quan của họ - đều khát vọng hòa bình trên đất nước thân yêu của họ. Họ mong muốn gia đìmnh và cộng đồng của họ thịnh vượng. Họ muốn những giáo lý tâm linh của họ để định hình cách họ có thể sống cùng nhau vì lợi ích chung.

 

Vì vậy, chúng ta đừng chỉ cầu nguyện cho những người Ukraine có tôn giáo giống như tôn giáo mình. Thay vào đó, chúng ta có thể nhớ đến những người theo mọi tín ngưỡng - và 11% tuyên bố không có tín ngưỡng - những người nhiệt thành mong muốn rằng hòa bình và sự hưng thịnh của con người sẽ sớm thay thế những ngày chiến tranh kinh hoàng này.

 

Tác giả Rob Sellers, Giáo sư Thần học và sứ mệnh danh dự tại Chủng viện Logsdon thuộc Đại học Hardin-Simmons ở Abilene, Taxas. Ông từng là Chủ tịch Nghị viện của các tôn giáo trên thế giới, văn phòng ở Chicago.

 

Tác giả Giáo sư Rob Sellers

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: Baptist News Global)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2021(Xem: 9467)
Thiền sư, thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, cuồng sỹ, du sỹ, lang thang sỹ, văn nghệ sỹ tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã ra đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường sáng tạo vừa lao đao, khổ lụy vừa hùng tráng, thênh thang, vượt qua mộng thực đôi bờ sinh tử, bằng một bước nhảy trọng đại, xuất thần nhập thánh đáo thiên tiên. Huyền cảm tự do, họ thuận nhiên về trên cuộc lữ phong trần giữa một chiều diệu hóa hay một đêm trăng sao ảo huyền cùng tao ngộ bên “thềm cô phong tuyệt đỉnh hội mây ngàn” và hòa âm cung bậc với toàn thể cuộc đời. Đó là thể điệu chịu chơi Cưỡi Sóng Phiêu Bồng mà nhà thơ Thái Huyền đã hý lộng hát ca Khúc Lý Lả:
05/01/2021(Xem: 7943)
Theo thống kê chưa đầy đủ, Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác khoảng 170 ca khúc phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay, trong số đó đặc biệt là nhạc phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” được chào đời vào lúc ông mới 15 tuổi. Riêng nhạc phẩm "Thành phố buồn" thì chắc rất nhiều người đã từng nghe qua nhiều lần trong đời mình đến quen thuộc... Tưởng niệm bậc tài danh của làng tân nhạc Việt Nam, xin mạn phép lắp ghép tên một số nhạc phẩm của ông thành bài “Lục Bát Ngắt Dòng” để thay cho nén tâm hương cầu nguyện hương linh nhạc sĩ được sớm về cõi tịnh an!
03/01/2021(Xem: 8731)
Kính mừng Khánh Tuế lần thứ 77 Sư Thúc Giới Đức ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) Kính dâng Thầy bài thơ Chúc mừng Khánh Tuế của Sư Thúc nhằm ngày 4/1/2021 ( 22-11 âm lịch ) Kính đa tạ Thầy , HH Kính bạch Sư Thúc, Khánh Tuế hai hai một một năm nay rơi vào năm mới, Chúc thọ Ngài kính lễ thật thành tâm Đại dịch hoành hành ngay ngày ra Thất sau ba năm Chưa kịp xưng tán ... tròn đủ năm mươi hạ lạp,
01/01/2021(Xem: 7150)
Niềm Hy Vọng cho năm 2021 ! Niềm Hy Vọng cho năm 2021 ! Kính dâng Thầy những gì con được nhìn thấy vào lúc không giờ sáng nay 1/1/2021 .Kính chúc Thầy và đạo tràng ĐGĐQĐ vạn sự như ý trong năm nay HH Đón chúa Xuân 2021 về trong hy vọng, Thành tâm chúc mọi người an lạc từ đây. Nguyện đem công đức tu tập hằng ngày, Trang nghiêm thanh tịnh hồi hướng về pháp giới !
01/01/2021(Xem: 5110)
Có nên quên năm 2020?  Đây là tâm sự của các bạn đồng tuổi bên Mỹ và Canada Nhân dịp đầu năm thăm hỏi nhau Kính được dâng Thầy như một thông tin cần xem để hiểu cộng đồng dân mình nghĩ gì về một năm qua . Kính chúc Thầy một năm mới 2021 được vạn sự như ý ? Kính. HH Đầu năm dương lịch gọi hỏi thăm thân hữu ! Hải ngoại phương xa, nghe tâm sự thảm thê Không nói về tiền bạc ... cảnh phong tỏa ... quá não nề Từ nhà dưỡng lão đến tuổi già đơn độc !
01/01/2021(Xem: 5903)
Thêm một ngày bạc râu tóc nhẩm từng chữ gió vô thường trang sách cũ mỏi gân cốt nghe thiên cổ lạnh buốt xương. . Học vô cùng tâm như nắng soi khắp cõi chiều rất vàng đêm Niết bàn vui tịch lặng ngày Bồ Tát hạnh cưu mang. . Thêm một ngày đi rất mỏi từng bước tâm từng bước thiền ngồi bên sông, xem mây nổi thấy không ta, thấy không thuyền. .
27/12/2020(Xem: 7180)
Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc, Hay ở lều cỏ cũng giống như nhau. Hãy lên Núi Yên Tử để xem am nhỏ, Của ông vua từ bỏ ngai vàng. Đối với bậc đạo sư thì ngồi trên ghế nạm vàng, Hay ngồi trên tảng đá cũng đều như vậy. Đối với các bậc đạo sư thì mặc chiếc áo vài ngàn đô-la của Luân Đôn, Ba Lê, Nữu Ước, Hay mặc chiếc áo vá của các A La Hán thời xưa thì cũng chẳng khác gì. Đối với các bậc đạo sư thì thuyết pháp cho ba, bốn người nghe, Thì cũng giống như thuyết pháp cho ngàn vạn. Tại sao thế? Bởi vì các bậc đạo sư không chấp vào nhiều-ít để sanh tâm. Đức Phật khởi đầu chỉ thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như. Sao giáo pháp của Ngài lưu truyền mãi mãi? Nếu ngàn vạn người nghe, Chỉ nghe cho sướng mà không tu, giống như giải trí, Thì cũng chẳng bằng ba bốn người nghe mà quyết chí tu hành.
27/12/2020(Xem: 6553)
Từ thuở ấu thơ, đến lúc trưởng thành, và cho đến khi đã "đầu bạc răng long" như hôm nay đây, với tôi, ngày "Nô-en", lúc nhỏ anh em chúng tôi thường gọi vậy, không là ngày mừng một đấng Tối Cao Thiêng Liêng sanh hạ dương thế, mà đơn thuần chỉ là "Lễ Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn của Ba Me". Vâng, đúng là vậy. Song thân tôi thành hôn vào ngày 25 tháng 12 năm 1940. Tôi vẫn còn nhớ như in những đêm Noel hằng năm ngoài trời lạnh buốt, nhưng bên trong nhà anh chị em chúng tôi sum vầy bên Ba Me thật ấm cúng, quây quần bên những phần quà to nhỏ gói giấy hoa giấy kính sặc sỡ vui mắt, để rồi dự trò chơi "bốc thăm nhận quà", ai cùng có quà nhưng nhiều ít lớn nhỏ khác nhau, hên xui, sau đó còn được Ba phát cho cọc tiền cắc mới cứng keng... Mấy em nhỏ thì bị dụ lên giường ngủ sớm, để sáng mai dậy sớm thấy trên đôi dép của mình có... tiền, tiền của "Ông già Nô-en" mới lén cho hồi nửa khuya. Hihihi...."Ông già Nô-en" đó là Papa kính yêu của chúng tôi chứ ai vô?!
27/12/2020(Xem: 5323)
Thăm Mẹ Những vần thơ con viết và dâng tặng những bà Mẹ trong viện dưỡng lão Con vào thăm Má giữa ngày đông Khẩu trang che mặt chẳng che lòng Đàn chim chíu chít bên khung cửa Ríu rít cười vui mặc gió đông Má biết ngoài kia khắp nơi nơi Thế giới này đây sắp rụng rời Cô Vít năm nay tung hoành quá Ngăn chặn đường đi khắp muôn nơi Người người đối mặt khăn che mặt Chẳng nhận ra nhau nở nụ cười Tết đến rồi đây Má biết không? Năm nay cấm pháo không người tụ Chỉ có cho nhau một tấm lòng Cùng nhau chung sức dâng lời nguyện Thế giới rồi đây khỏi đảo điên Diệt con vi rút qua mùa bệnh Để thấy được nhau nở hoa cười Đời người qua lắm bao năm nhỉ? Người đã đi rồi để tiếng thơm Con nhớ lời thương Thầy con dặn Hãy nói cho nhau được những lời Yêu thương, sầu ghét của lòng tôi Thương yêu sầu ghét của lòng tôi Đừng đợi đi rồi ngồi thương tiếc Non xanh nước biếc đã qua rồi! Má nhìn qua cửa xem chim hót Tuyết cũng rơi rơi thấy ấm lòng Má nhớ ngày xưa khi còn trẻ Con cườ
26/12/2020(Xem: 6974)
Những ngày cuối của năm 2020.! Mong rằng bạn giống như mình đồng ...tâm trạng Chờ đón niềm vui khi năm mới sẽ sang Trọn năm hai không hai không lúc nào....chẳng kinh hoàng! Đại dịch cúm đang biến thể, rắc gieo sợ hãi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]