Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga công khai ủng hộ Putin xâm lăng Ukraine

29/03/202207:32(Xem: 4512)
Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga công khai ủng hộ Putin xâm lăng Ukraine

Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga công khai ủng hộ Putin xâm lăng Ukraine

(How Putin Turned Religion’s ‘Sharp Power’ Against Ukraine)

 

Cuộc xâm lăng Ukraina của Nga không chỉ được thúc đẩy bởi các động cơ mang tính an ninh và quân sự. Đối với chính quyền Vladimir Putin, tôn giáo là một lý do đặc biệt quan trọng để thuyết phục người Nga về tính chính đáng của một "chiến dịch quân sự đặc biệt". Về phần mình, Giáo hội Chính thống giáo Nga công khai hậu thuẫn mạnh mẽ cuộc can thiệp quân sự của Đại Cung điện Kremlin. 

 

Thông điệp chung của chính quyền Vladimir Putin và Giáo hội Chính thống giáo Nga là cuộc tấn công Ukraina là một chiến dịch quân sự cần thiết, để khẳng định một bản sắc Nga, tâm linh tôn giáo Nga, đế chế Nga Chính thống giáo Nga nghìn năm tuổi, chống lại phương Tây. Vì thế cuộc xâm lăng Ukraina của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng được một số chuyên gia, nhà quan sát gọi là một cuộc "chiến tranh tôn giáo".

 

Lập trường của Mạc Tư Khoa về Chính thống giáo Nga (Tòa thượng phụ Moskva) cho thấy cách các cường quốc với tham vọng sử dụng quyền lực mềm thông qua tôn giáo để xây dựng tình đoàn kết hoặc gieo mầm xung đột.

 

Đã từ lâu, trước khi Nga bố trí lực lượng quân sự dọc theo biên giới Ukraine, đe dọa quốc gia láng giềng này bằng các cuộc tấn công mạng và gây sức ép kinh tế, Mạc Tư Khoa đã triển khai một vũ khí khác, vũ khí Quyền lực mềm ngày càng được sử dụng bởi các cường quốc đang bộc phát trên toàn cầu: biến Quyền lực mềm tôn giáo thành một thứ mà các học giả biết đến chủ nghĩa chuyên chế gọi là "Quyền lực sắc bén" (sharp power, 銳實力)

 

Thái độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin rất tinh ranh, đã vận dụng mềm dẻo về bản sắc tôn giáo Thiên Chúa Chính thống giáo chung của hai quốc gia, đã được chuyển thành một cuộc tấn công sắc bén, nhằm nâng cao uy thế tôn giáo của Mạc Tư Khoa và phục vụ các mục tiêu địa chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong khi Tổng thống Putin đã dẫn đầu thông qua mọt liên minh chiến lược lâu dài với Giáo hội Chính thống giáo Nga, một động lực tương tự đang hoạt động ở các cường quốc mới bộc phát khác - bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil - hiện tại các nhà lãnh đạo đều nhận thấy lợi ích chính trị trong tôn giáo.

 

Trường hợp Ukraine là minh chứng rõ ràng cho xu hướng này. Trước năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã viện dẫn tôn giáo, Giáo hội Chính thống giáo của hai quốc gia như một yếu tố của câu chuyện về sự cần thiết của việc liên kết địa chính trị của Ukraine với Nga. Trong những gì ban đầu là một câu chuyện về tình hữu nghị đoàn kết giữa hai quốc gia, nỗ lực quyền lực mềm tôn giáo ban đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã kêu gọi sự Thiên Chúa hóa Công Quốc Kiev Rus vào cuối thế kỷ thứ 10 (Công Quốc Kiev Rus, một Vương quốc - khi người Viking và người Slav hợp tác định hình lịch sử, có trung tâm là Ukraine ngày nay và thường được coi là tiền thân của nước Nga ngày nay) để xây dựng một trường hợp cho ý tưởng rằng, hai quốc gia sở hữu chung lịch sử dựa trên bản sắc và văn hóa tôn giáo.

 

Tuy nhiên, một khi rõ ràng rằng Ukraine đang quay lưng lại với Tây Âu một cách chắc chắn, chi nhánh của Giáo hội Chính thống giáo ở Ukraine liên minh trực tiếp nhất với Kremlin (Trụ sở Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa Thượng phụ Moscow, hay UOC-MP), bắt đầu nhấn mạnh ý tưởng rằng Nga nên được xem như một người bảo vệ nền văn minh Thiên Chúa giáo và các giá trị gia đình truyền thống đối lập với định hướng tương đối thế tục của nhiều quốc gia liên minh châu Âu và những gì nước này miêu tả như những nỗ lực của phương Tây, nhằm thúc đẩy nữ quyền và ủng hộ quyền cộng đồng người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (LGBTQI)

 

Sự chia rẽ nội bộ Giáo hội Chính thống giáo

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin không những đổ lỗi cho việc chính trị hóa tôn giáo ở Ukraine. Sau khi Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa thượng phụ Kiev (OCU-KP) phá vỡ sự lãnh đạo tôn giáo của Nga để giành được địa vị tự trị (tự quản) trong các hệ thống Giáo hội Chính thống giáo toàn cầu vào năm 2019 - một quá trình do cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ủng hộ và dẫn đến việc Nga cắt đứt quan hệ với Thượng phụ Đại kết ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - rìa tôn giáo dẫn đến xung đột càng thêm sắc bén. Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa Thượng phụ Moscow, hay UOC-MP) đã tìm cách ngăn cản các binh sĩ Ukraine tự vệ chống lại lực lượng ly khai do Nga và Nga ủng hộ dưới danh nghĩa tình huynh đệ Chính thống giáo và trong một số trường hợp đã từ chối thực hiện các nghi thức tôn giáo cho những người tín đồ Chính thống giáo Ukraine được rửa tội bên ngoài Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa Thượng phụ Moscow, hay UOC-MP).

 

Trong khi cuộc khủng hoảng Ulraine không mang tính chất giáo phái công khai, thì lại căng thẳng đang diễn ra giữa các nhóm Chính thống giáo khác nhau đã trở thành một yếu tố phức tạp trong cuộc xung đột, làm khoét sâu khoảng cách giữa hai quốc gia Nga-Ukraine, các nhóm tôn giáo - trong số họ gồm các tín đồ Chính thống giáo Hy Lạp, tín đồ Do Thái giáo, tín đồ Hồi giáo.

 

Hiện nay, chính trị hóa tôn giáo trong cuộc khủng hoảng Ukraine, hầu như không phải là duy nhất. Thay vào đó, nó đại diện cho một nghiên cứu điển hình rõ ràng về một hiện tượng rộng lớn hơn nhiều: khả năng ngày càng gia tăng của các quốc gia trong việc chuyển đổi quyền lực mềm tôn giáo thành các chiến thuật quyền lực sắc bén của tôn giáo khi hoàn cảnh yêu cầu.

 

Mài giũa Quyền lực sắc bén

 

Trong khi từ trước đến nay, khái niệm quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế, thường gắn liền với năng lực của các cường quốc như Hoa Kỳ, trong việc tác động đến các chủ thể quốc tế khác, thông qua sự thu hút từ văn hóa và các giá trị của nó, ngày nay chúng ta đang chứng kiến một sự chuyển đổi cơ bản trong bản chất về tự nhiên và cảnh quan của quyền lực mềm toàn cầu. Các cường quốc mới bộc phát như Trung Quốc và các bên tham gia toàn cầu bền vững như Nga đang kết hợp các hình thức tiếp cận văn hóa và tôn giáo mới vào các mối quan hệ đối ngoại của họ và tìm cách định hình, tác động đến các bối cảnh trên thế giới được coi là có ý nghĩa chiến lược.

 

Có những trường hợp, chúng ta thấy những biểu hiện tôn giáo mới của lực chiếu quyền lực cổ điển, ví dụ như những nỗ lực của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm nhấn mạnh di sản Phật giáo của họ ở các quốc gia dọc theo lộ trình của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) có hơn 120 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế ký kết văn bản hợp tác với Trung Quốc và trở thành chính sách đối ngoại “đặc sản” của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó có các quốc gia Phật giáo như Sri Lanka và Thái Lan chẳng hạn, với những cộng đồng Phật tử đáng kể. Tương tự, để thể hiện tình hữu nghị đoàn kết giữa các quốc gia Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang xây dựng cả cơ sở hạ tầng giao thông và các Thánh đường Hồi giáo mới tại các khu vực phía đông châu Phi, có đông đảo người dân là tín đồ Hồi giáo. Tại Brazil, các nhóm bảo thủ có liên hệ với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, đã mở rộng mối quan hệ xuyên quốc gia với các nhóm truyền giáo cùng chí hướng theo Giáo Hội Tin Lành Ngũ Tuần các quốc gia châu Phi nói tiếng Bồ Đào Nha.

 

Tuy nhiên, việc huy động và việc phóng chiếu bản sắc dự trên tôn giáo hoặc giá trị cũng có thể tác động rõ nét đến các động lực hòa và xung đột, đặc biệt là trong các xã hội có căng thằng xã hội hoặc giữa các cộng đồng tiềm ẩn. Về vấn đề này, những thứ mà chúng ta thấy ngày nay đã bắt đầu giống với một biến đổi tôn giáo của những gì các nhà phân tích đối ngoại, ông Christopher Walker là Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phân tích của Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ và bà Jessica Ludwig, Phó Giám đốc Đối tác Quản lý và Tư vấn Định chế gọi là “Quyền lực sắc bén” (sharp power) trong một bài báo đáng quan tâm năm 2017, bởi sự tài trợ của tổ chức Quốc gia Dân chủ.  Quyền lực sắc bén - khác hẳn với sức hấp dẫn tích cực của Quyền lực mềm hoặc sử dụng lực lượng quân sự thường gắn với Quyền lực cứng - đề cập đến việc sử dụng các công cụ thông tin, truyền thông và công nghệ để phổ biến ý tưởng và các thông điệp có khả năng gây bất hòa và căng thẳng trong các mục tiêu xã hội. Những nỗ lực của Nga nhằm làm trầm trọng thêm tình trạng phân cực chính trị và đảng phái thông qua nền tảng truyền thông xã hội trong các chu kỳ bầu cử gần đây của Hoa Kỳ chỉ là một ví dụ.

 

Orthodox Church and putin

Kết quả của các động lực quyền lực tôn giáo sắc bén mới này, đã thể hiện ở nhiều khu vực, bao gồm cả Châu Phi, Trung Đông, Nam và Trung Á và Đông Nam Á. Từ chính trị xuyên khu vực về việc nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp các cộng đồng tín đồ Hồi giáo của họ dưới danh nghĩa "chống khủng bố", đến vai trò của các mạng lưới tối cao Ấn Độ giáo xuyên quốc gia được tổ chức bên ngoài Ấn Độ, các cường quốc mới bộc phát ngày nay đang phát triển các hình thức ngoại giao công chúng các độc mới - thường có sự xâm phạm tôn giáo - có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng hòa bình toàn cầu.

 

Hành trình dẫn đến Hòa bình?  

 

Như dã lưu ý, sự đùm bọc của Đại Cung Điện Kremli và công cụ hóa Giáo hội Chính thống Nga, là một ví dụ điển hình cho thấy cách địa hình phát triển thần tốc của địa chính trị toàn cầu, buộc các nhà quan sát các vấn đề quốc tế phải chú ý đến sự liên quan mới của tôn giáo như một công cụ của quy chế lập pháp.

 

Rõ ràng bản chất chính trị - thay vì tôn giáo - của cuộc ly giáo hiện tại nội bộ Giáo hội Chính thống giáo Ukraine cũng chỉ ra một số cách mà các tác nhân và cộng đồng dựa trên đức tin, có thể là một phần của giải pháp cho Quyền lực sắc bén của tôn giáo. Làm trầm trọng thêm sự căng thẳng tôn giáo theo đường lối dân tộc của chủ nghĩa phục vụ cho Chương trình Nghị sự của những người - chẳng hạn như các nhà lãnh đạo Đại Cung Điện Kremli - đang tìm kiếm cớ can thiệp vào nội bộ Ukraine để bảo vệ lợi ích quốc gia Nga.

 

Cho đến nay, định hướng Thượng phụ Đại kết rộng rãi của các nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Ukraine ở cả hai phe phân chia UOC-MP/OCU-KP đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế khả năng của Mạc Tư Khoa trong việc lợi dụng sự ly giáo đề đạt được mục đích chính trị. Trong tương lại, hỗ trợ năng lực của các tổ chức ton giáo đóng vai trò nhịp cầu nói này sẽ là một phần quan trọng trong việc quản lý căng thẳng giữa các cộng đồng hiện nay và vè lâu dài, sửa chữa những thiệt hại cho cấu trúc xã hội của Ukraine do một thập kỷ xung đột gây raTrường hợp của UKraine cho thấy tầm quan trọng của việc khám phá và hấp dẫn đa chiều của Quyền lực mềm và Quyền lực sắc bén của tôn giáo trong nền chính trị toàn cầu đương đại và tác động của chúng đối với hòa bình và ổn định toàn cầu. Bằng cách tiếp tục và mở rộng  các nghiên cứu hiện có trên địa chính trị của Quyền lực mềm tôn giáo, ngày nay tồn tại một cơ hội quý giá để hiểu rõ hơn về tác động đối với xung đột và hòa bình của xu hướng mới này và các cường quốc đang bộc phát và họ sử dụng tôn giáo một cách chiến lược và xác định các phương pháp tiếp cận và khuôn khổ hành động để giảm thiểu tác động gây mất ổn định của chúng trong bối cảnh kiến tạo hòa bình.

 

Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Peter Mandaville

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: United States Institute of Peace)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2020(Xem: 7425)
Kính bạch Thầy thật rùng mình khi học lại đoạn kinh trong Pháp diệt tận và thấy có nhiều sự trùng hợp cho thế kỷ này và lại ngưỡng mộ vì sao Thầy mỗi sáng lại livestream cho chúng con thọ trì kinh Lăng Nghiêm . Kính xin Thầy cho con trích đoạn trong “Phật Học tinh yếu “ và bài thơ này để cùng bạn hữu thấy được Ân Đức của Thầy Tổ đã đem lời dạy của Phật đến cho hậu thế và công ơn của Tăng thân đã dìu dắt hàng hậu bối chúng con . Kính HH Đường vào biển pháp qua bao lĩnh vực. Trước tiên là vững chắc một niềm tin , Ngày ngày chuyên cần học luật, luận, kinh . Rồi chiêm nghiệm thực hành tự mình thân chứng!
13/04/2020(Xem: 7902)
Tiếng thở dài thiên cổ Cháy bỏng ngàn sau xa. Mây về từ cổ độ, Xao xác hồn cỏ hoa. Sầu lên mấy độ trăng tà Đường nghiêng ngả bước, bóng nhoà nhạt đêm. Cành sương trĩu mộng bên thềm Bóng ma trơi hiện càng thêm não nùng.
11/04/2020(Xem: 9225)
Một người giàu có thuở xưa Tác phong đứng đắn lại thừa thông minh Cho nên các kẻ chung quanh Tỏ lòng thán phục, tỏ tình kính yêu Xa gần ái mộ rất nhiều. Bỗng đâu có kẻ sớm chiều lân la Tới lui thăm viếng thiết tha Rồi sau nhận họ: “Ông là anh tôi.”
10/04/2020(Xem: 7792)
Tu sĩ Richard Hendrick sống và làm việc ở Ireland (Ái Nhĩ Lan). Ông đã đăng tải bài thơ “Lockdown” (“Phong tỏa”) của ông trên facebook vào ngày 13 tháng Ba năm 2020. Bài thơ đã được rất nhiều người tán thưởng. Bài thơ muốn truyền giao một thông điệp mạnh mẽ về niềm Hy Vọng trong cơn hỗn loạn vì bệnh dịch “corona” (Covid-19) truyền nhiễm khắp nơi và nhà cầm quyền đang ban hành những biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn bệnh lan truyền (a strong message of hope during the coronavirus pandemic). Bài thơ đã trấn an nhiều triệu người trên khắp thế giới đang bị ốm đau, chết chóc, bị chia cách và phong tỏa bởi lệnh “trú ẩn tại chỗ” để tránh lây lan bệnh dịch này. Bài thơ khuyên nhủ là tuy có “Sợ hãi” và “Cách ly” nhưng đừng đưa tới “Hận thù” và “Cô độc”. Kêu gọi mọi người Nguyện cầu và Thương yêu, mong có sự lưu tâm và tích cực giúp đỡ lẫn nhau. Tác giả tâm sự: “Chim vẫn hót, bầu trời vẫn trong xanh, tiếng hát ca vẫn vang lên. Ngay cả trong những biến cố tang thương vẫn nẩ
09/04/2020(Xem: 5789)
Thời còn trẻ tự hào mình “trí thức “ Dù đôi khi nghe chỉ trích “ Chỉ biết mình “, Nhu cầu vật chất chẳng lợi lạc chúng sinh ! Thường tự chửa ...mỗi người “ Quan niệm Sống “ ...
03/04/2020(Xem: 5828)
Bóng hình bất chợt xa xăm Thời gian bất chợt trôi nhanh đêm trường Tình tôi bất chợt điên cuồng Thơ tôi bất chợt nặng buồn nhịp âm
03/04/2020(Xem: 6898)
Mỉm cười đón ánh triêu dương Gửi theo hơi thở yêu thương cuộc trần Mắt thương ngắm dõi xa gần Trời xanh mây trắng mây hồng giao duyên
03/04/2020(Xem: 6322)
Nhìn cây gió thổi liên hồi Bao nhiêu lá rụng thây gầy xác sơ Một chiều Đông lạnh bơ vơ Nhìn hoàng hôn tím đượm buồn hẵm hiu Lắng lòng trong cõi tịch liêu Bâng khuâng nhớ Mẹ cõi lòng quặng đau. Không khóc nhưng mắt nghẹn ngào Nỗi buồn cố gắng nén vào tâm can Cuộc đời buồn thắt miên mang.
02/04/2020(Xem: 11934)
“Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông nhiều vị đã luận bàn, nhân có một chút duyên ý, chúng tôi xin ”lạm bàn” thêm một vài ý-… Nội dung Cư Trần Lạc Đạo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.” TRẦN NHÂN TÔNG
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]