Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các nhà Lãnh đạo Phật giáo Phản ứng với Khủng hoảng Nhân đạo ở Ukraine

04/03/202220:06(Xem: 4874)
Các nhà Lãnh đạo Phật giáo Phản ứng với Khủng hoảng Nhân đạo ở Ukraine

Các nhà Lãnh đạo Phật giáo Phản ứng với Khủng hoảng Nhân đạo ở Ukraine

(Buddhist Leaders Respond to the Crisis in Ukraine)

 

Khi tiếp tục diễn ra cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, các nhà lãnh đạo Phật giáo trên khắp thế giới đang chân thành cầu nguyện cho hòa bình và gửi Thông điệp ủng hộ nhân dân Ukraine và những người quan sát từ xa cảm thấy bất lực nhưng mong muốn hành động. Hiện sự gia tăng số lượng thường dân và trong quân đội tử nạn chiến tranh chưa được xác định rõ ràng, nhưng các báo cáo ban đầu ước tính hơn 230 trường hợp thường dân bị thiệt mạng và hơn 525 thường dân bị thương.

 

Mặc dù báo cáo của Nga và Ukraine về số người thiệt mạng và bị thương khác nhau trong chiến tranh, những con số lên tới hàng trăm đến hàng nghìn.

 

Vào ngày 02 tháng 03 vừa qua, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (United Nations High Commissioner for Refugees,  UNHCR) báo cáo rằng, đã có một triệu người tỵ nạn đã rời khỏi đất nước Ukraine. Các phản ứng từ chư tôn đức giáo phẩm Tăng già Phật giáo, các tổ chức Phật giáo bao gồm từ những Thông điệp chính thức trước công chúng đến những lời cầu nguyện chân thành trên các phương tiện truyền thông xã hội. 

 

Vào ngày 28 tháng 02 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một Thông điệp, trong đó Ngài gọi Chiến tranh là "lỗi thời" và nói rằng giá trị từ bi bất bạo động là con đường phía trước.

 

"Thế giới nhân loại chúng ta luôn tương tác phụ thuộc lẫn nhau đến mức xung đột bạo lực giữa hai quốc gia chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Chiến tranh đã lỗi thời - từ bi bất bạo động là thượng sách. Chúng ta cần phát triển ý thức về tính hợp nhất của nhân loại bằng cách coi những người khác đều là huynh đệ cùng chung sống trong một đại gia đình nhân loại trên hành tinh này. Đây là cách chúng ta kiến tạo một thế giới hòa bình hơn".

 

Tính đến ngày 01 tháng 03 vừa qua, ước tính có khoảng 660.000 người dân Ukraine đã bỏ trốn tỵ nạn sang các nước láng giềng. Những ngày gần đây, Bộ Y tế Ukraine báo cáo rằng, hơn 350 thường dân bị thiệt mạng vì chiến tranh, trong đó có 14 trẻ em.

 

Quan sát các sự kiện khi tình hình chiến tranh leo thang, người sáng lập Tổ chức Phật giáo Từ tế, Trưởng lão Ni Chứng Nghiêm, đã nêu bật hoàn cảnh của những người dân Ukraine tỵ nạn chiến tranh, các tình nguyên viên Tổ chức Phật giáo Từ tế trên toàn thế giới đã cùng nhau chia sẻ những nỗi khổ niềm đau của nhân dân Ukraine.

 

Vào ngày 02 tháng 03 vừa qua, Tổ chức Phật giáo Từ tế (Buddhist Tzu Chi Foundation), một tổ chức "Quảng bá từ bi tâm khắp hoàn vũ, kết nối lộ trình dài của tình thương từ cổ chí kim", trụ sở chính tại Đài Loan, các chi hội ở khắp 5 châu, từ 35 quốc gia, 450 đạo tràng của Hội trên khắp thế giới, đã bắt đầu gây quỹ cho những người tỵ nạn Ukraine chạy trốn khỏi đất nước của họ để đến Ba Lan. Trước khi Nga tiến quân xâm lược Ukraine vài ngày, người sáng lập Tổ chức Phật giáo Từ tế, Trưởng lão Ni Chứng Nghiêm, nhà hoạt động từ thiện Phật giáo trong mọi thời đại đã lên tiếng bày tỏ sự lo lắng đối với những người dân đau khổ vì ngoại bang xâm lược mà phải đành rời xa quê hương xứ đất nước của họ:

 

"Hai hàng nước mắt cứ nhỏ lệ tuôn rơi, từ bi tâm dâng trào, đau thấu tận tâm can, khi nhìn thấy họ chạy trốn - một số người lớn bồng ẳm trẻ em trên tay, cõng trên lưng, những đứa lớn ôm những đứa bé nhỏ hơn - rất nhiều gia đình hoảng hốt chạy trốn giữa đám đông. Chúng tôi không biết điểm đến của họ từ đâu".

Các tình nguyện viên Tổ chức Phật giáo Từ tế (Buddhist Tzu Chi Foundation) ở châu Âu đã kết nối với các cơ quan và đối tác địa phương dọc biên giới Ba Lan-Ukraine. Theo giới truyền thông báo chí ước tính có hơn một nửa dân số người tỵ nạn được ghi nhận đã đến Ba Lan. Với nhu cầu to lớn này, Tổ chức Phật giáo Từ tế đã lên kế hoạch quyên góp các nhu yếu phẩm cứu trợ nhân đạo, ngay lập tức đáp ứng thỏa mãn nhu câu cấp bách cho những người dân Ukraine tỵ nạn chiến tranh, không giới hạn đối với nhu yếu phẩm viện trợ khẩn cấp, bao gồm vật tư y tế, sản phẩm sinh thái của Tập đoàn DA.AI Technology co. ltd, Đài Loan và thực phẩm.

 

Phản ánh về sự hỗ trợ trong quá khứ của Tổ chức Phật giáo Từ tế đối với những người phải tỵ nạn, Powen Yen, Giám đốc điều hành của Quỹ Tổ chức Phật giáo Từ tế, quan tâm đến các cuộc khủng hoảng bởi những người tỵ nạn từ Syria và gần đây là Afghanistan. Trong cả hai trường hợp, khi nguy cơ đe dọa cao, Tổ chức Phật giáo Từ tế đã gửi viện trợ, nếu có thể để an ủi những người cần sự đảm bảo an toàn và nơi nương tựa.

 

Trong khi rất khó dự đoán điều gì sẽ xảy ra sắp tới, các tình nguyện viên của Tổ chức Phật giáo Từ tế vẫn phải tiếp tục theo dõi tình hình và đang đánh giá các nỗ lực cứu trợ nhân đạo của mình cho phù hợp. Bất chấp những gian lao, khó nhọc, Tổ chức Phật giáo Từ tế chi nhánh Hoa Kỳ kêu gọi công chúng đóng góp cho hoạt động gây quỹ, "Từ bi tâm và tâm bao dung cho Ukraine." Các khoản quyên góp sẽ được dùng để hỗ trợ các nhu yếu phẩm nêu trên, nhưng cũng gửi một thông điệp đến những người đang tìm kiếm nơi nương tựa: khi đối với những trường hợp bị khủng hoảng, những người cô thế, đơn độc.

 

Các vị Pháp sư ni tại trụ sở chính của tổ chức gây quỹ đang khai Pháp hội Đạo tràng cầu Tiêu tai giải nạn, thụ trì "Phẩm Phổ Môn", một phẩm trong bộ Kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa, tỏa năng lượng tích cực trong sự hóa giải xung đột chiến tranh, mang lại sự hòa bình cho đất nước con người Ukraine. Tìm thêm thông tin, bao gồm cả cách các bạn có thể hỗ trợ trong các nỗ lực gây quỹ cứu tế, tại đây.

 

Thiền Sư Ni Joan Halifax, là người sáng lập ra Trung Tâm Thiền Upaya tại Sante Fe, tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ đã viết trên Lion’s Roar rằng, bằng cách nhận ra sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng ta trong cộng đồng nhân loại, chúng ta sẽ rung cảm khi hành động theo từ bi tâm.

 

"Chúng ta có thể vun đắp hòa bình bằng cách chuyển hóa cuộc sống của chính bản thân. Đồng thời, chúng ta phải tích cực hoạt động, vì bất bạo động đối với tất cả mọi người, đối thoại sâu sắc thực sự với sự tôn trọng, đánh giá cao sự khác biệt và đa dạng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm. Chúng ta phải hỏi lại bổn phận của mỗi công dân đối với quốc gia dân tộc mình, hay buông xuôi cho việc nuôi lũ quỷ hận thù và bạo lực?"

 

Trong hộp thư mail, Giáo thọ sư Thiền Chánh niệm Cư sĩ Oren Jay Sofer, người dẫn đầu các khóa tu thiền định Phật giáo, và hội thảo về nghệ thuật giao tiếp trong Thiền Chánh niệm, và giảng dạy thiền Phật giáo tại các trung tâm nhập thất và cơ sở giáo dục trên khắp Hoa Kỳ, đã cân nhắc về sự liên kết giữa chúng ta và tham gia vào việc chia sẻ, chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau qua thể hiện của từ bi tâm.

 

Cư sĩ Oren Jay Sofer hỏi: "Làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng năng lượng của mình một cách trí tuệ, để chúng ta có nguồn năng lượng từ nội hàm để cung cấp khi cần thiết? Giáo thọ sư Thiền Chánh niệm Cư sĩ Oren Jay Sofer chia sẻ Pháp thoại vào Chủ nhật tuần này với chủ đề "Trau dồi năng lượng trí tuệ".

 

Cũng trên Lion’s Roar, nữ Cư sĩ Trudy Goodman, nhà tâm lý giáo dục thanh thiếu niên, thành viên ban điều hành Trung Tâm Nghiên cứu Phật Học Barre nhắc nhở chúng ta về đại hùng lực của trí tuệ và sự hòa giải của đạo Phật vào những lúc này.

 

"Thực hành chánh niệm để trau dồi từ bi tâm, cởi mở khung khổ hạn hẹp bởi quan điểm cá nhân đến một chân trời bao la, một đại dương mênh mông của hòa bình và hạnh phúc, một không gian nơi tất cả những đối thủ có thể nghỉ ngơi trong vòng tay dịu dàng vô hạn của một tâm hồn rộng mở. Học cách thực tại với tất cả - từ nỗi kinh hoàng của sự hận thù đến sự ngạc nhiên của vẻ đẹp - là một sự thanh thản hồn nhiên tuyệt vời".

 

Ni trưởng Jetsunma Tenzin Palmo, người sáng lập Ni viện Dongyu Gatsal Ling, bang Himachal Pradesh, miền bắc Ấn Độ đã bày tỏ sự cảm thông và ủng hộ đối với đất nước con người Ukraine và kêu gọi trách nhiệm chung của thế giới, giúp nhân dân Ukraine biến đau thương thành sức mạnh để vượt qua nạn chiến tranh đau thương này.

 

"Những nỗi khổ niềm đau của con người thật là ngoài sức tưởng tượng! Tuy nhiên, cùng với đau khổ là sức mạnh kỳ diệu nếu chúng ta biết chuyển hóa nó. Tôi hy vọng rằng mọi người dựa vào bản tính chân thật siêu nhiên vốn sẵn của mỗi người, tôi mong rằng mọi người có thể thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng đoàn kết với nhau, tạo thành hùng lực để vượt qua hoàn cảnh cực kỳ khó khăn này. . . đây là lúc để thể hiện năng lực nội hàm, không chỉ với tư cách là một thành viên của một tôn giáo hay một nhóm dân tộc, đồng thể hiện sự đoàn kết với tư cách là một con người".    

 

Ukraine-01Ukraine-02Ukraine-03



Tôn giáo vì Hòa bình (Religions for Peace), một mạng lưới độc giả tôn giáo toàn cầu, đã phát hành một Thông điệp với lời cầu nguyện cho cả công dân của Ukraine và Nga, đồng thời phản đối bạo lực với bất kỳ lý do gì.

 

"Chúng tôi chắp tay cúi đầu, thành tâm cầu nguyện cho các công dân của Ukraine và Nga, những người vô tội mà phải cam chịu tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần trong nhiều thập kỷ tới. Sự hận thù sinh ra bạo lực và họ sẽ cần nhiều sự hỗ trợ để hồi phục sau những nỗi sợ hãi, bất an, cay đắng và chắc chắn bị tổn thương sau xung đột bạo lực".

 

Trong một Thông điệp được gửi vào ngày 28 tháng 02 vừa qua Cư sĩ Minoru Harada, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tổ chức Soka Gakkai International (創価学会,  SGI), đã kêu gọi hãy ngưng ngay việc bạo lực:

 

"Tôi hy vọng rằng những nỗ lực tối đa sẽ được thực hiện bởi tất cả các quốc gia liên quan để ngăn chặn tình hình trở nên tồi tệ hơn. Là một Phật tử, cùng với các thành viên tổ chức Soka Gakkai International trên khắp thế giới, chúng tôi đồng chắp tay búp sen, thành tâm cầu nguyện cho sớm chấm dứt xung đột chiến tranh và sớm mang lại sự bình an cho tất cả mọi người trong sự hòa bình lập lại".

 

Cộng đồng Phật tử cũng như những người không phải Phật tử, đang tìm kiếm chia sẻ trí tuệ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, vị sứ giả Hòa bình, người mang Đông Phương vào Tây Phương, vị Thiền sư Phật giáo Việt Nam, người có tầm ảnh hưởng trên thế giới được coi là chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, người phổ biến thiền chánh niệm ở phương Tây, nhà hoạt động vì hòa bình ở Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh là một trong 13 vị Đạo sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật trên toàn thế giới trong quá trình hơn 25 thế kỷ lịch sử Phật giáo, một vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, một trong những nhân vật có ảnh hưởng Tâm linh lớn nhất Thế giới vừa thu thần tịch diệt tại Tổ đình Từ Hiếu, Thừa Thiên Huế vào ngày 22 tháng giêng vừa qua. Gần đây, Tăng thân Trung tâm Làng Mai Quốc Tế đã chia sẻ trên Twtter:

 

"Trong cuộc sống thường nhật của mỗi cá nhân, chúng ta cống hiến cho hòa bình hoặc chiến tranh. Chánh niệm giúp chúng ta nhận thức rằng, tôi đang đi vào hướng của chiến tranh và chính năng lượng của chánh niệm sẽ giúp chúng ta hướng đến hòa bình".

 

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Trike Daily)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2017(Xem: 6862)
Quê hương là buồng cau chín Xóm làng gắn bó bên nhau Sẻ chia từng manh chiếu rách Đượm tình thấm thiết biết bao
13/03/2017(Xem: 7298)
Xưa trong rừng thẳm núi sâu - Có con dê núi sống lâu chốn này - Dê ăn hoa quả trái cây - Từ cành rơi rụng xuống ngay cỏ làn, - Một cây đặc biệt vô vàn -
13/03/2017(Xem: 6478)
Một cô vợ trẻ đẹp kia - Đang lâm bệnh nặng, sắp lìa trần gian - Nói cùng chồng rất nồng nàn: - "Mình ơi! Em thật vô vàn yêu anh - Phải xa nhau chẳng nỡ đành
07/03/2017(Xem: 9452)
Tát vũng khe ngầm đọng cổ thư - Mong về ghép đủ chữ đừng dư - Tìm soi bác học thì ngơ ngẩn - Xáo ở bình dân cũng mệt đừ
07/03/2017(Xem: 11447)
Lần đầu tiên nghe bản nhạc “Hồ Như” của Hoàng Quốc Bảo, tôi có cảm giác như có một tiếng vọng xa xăm xóay vào hồn mình. Chỉ đọc cái tựa đề không thôi mà đã dấy lên sự mông lung, hư hư thực thực. Những con chữ thênh thoang, âm điệu êm dịu khiến tôi thắc mắc và tìm hiểu thêm về dòng nhạc của ông. Một nhà văn gọi dòng nhạc của ông với ba chữ”Khúc Vô Thanh”. Còn tôi, chỉ dùng một chữ để diễn tả, đó là dòng nhạc “Không”.
07/03/2017(Xem: 10756)
Khi trải qua một biến cố, dù biến cố gây ra bởi thiên nhiên hay con người đều đem đến ít nhiều hỗn độn, tan nát. Và rồi, ta trở về sự lắng đọng để suy gẫm việc đã qua. Tĩnh lặng – bắt đầu cuộc khám phá hố thẳm tư tưởng đầy thâm u và miên viễn. Miền tâm linh trỗi dậy với bao nỗi khát khao.
07/03/2017(Xem: 8089)
Bàn tay chung sức về đây Bàn tay công đức dựng xây đạo trường Muôn người con Phật tha phương Một lòng mở rộng tình thương giữa trời .
04/03/2017(Xem: 8436)
Thành Ba La Nại thuở xưa - Có xe ngựa đẹp nhà vua ưa dùng - Thân xe lộng lẫy vô cùng - Gắn thêm một bộ yên cương sáng ngời
04/03/2017(Xem: 9378)
Sương xuống chiều dần quyện khói mây, Ngoài hiên rợp bóng mấy hàng cây. Nhà xiêu lạnh lẽo xa tôi tớ, Gác hẹp im lìm vắng bạn thầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]