Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thà Như Tê Giác, Một Mình Ra Đi (Khaggavisana Sutta- Tê Giác Kinh)

18/01/202204:57(Xem: 8169)
Thà Như Tê Giác, Một Mình Ra Đi (Khaggavisana Sutta- Tê Giác Kinh)




duc the ton-21

Thà Như Tê Giác, Một Mình Ra Đi.....

(Khaggavisana Sutta- Tê Giác Kinh)


 

Không hiểu sao bài kinh Tê Giác có trong” Kinh  Cư Sĩ tại gia Tụng Niệm của Phật Giáo Nguyên Thủy” từ năm 2001 nhưng không làm tôi để ý như những lời hồi hướng đến Chư Thiên hoặc những bài kinh Châu Báu hoặc Kinh Rãi Tâm Từ .....cho mãi tới những năm gần đây trong mùa Đại Dịch khi có nhiều thì giờ hơn để  đọc lại nhiều bản kinh và có nhiều sự cố xảy đến bất ngờ ...bổng nhiên tôi có thích thú lạ khi đọc lại 41 câu kệ của bài kinh Tê Giác mà Trưởng Lão Pháp Minh đã dịch từ năm nào...

 

Được biết Kinh Tê Giác nằm trong Đại Tập mà trong đó Đức Phật đã ca ngợi loài Tê Giác như là một biểu tượng cho những người tu hành kiên trì, nếu không có bạn đồng hành cùng tu tập thì thà một mình độc hành độc bộ tu tập tâm ý mình cho đến ngày giác ngộ, giải thoát .

 

Nếu không có bạn đồng hành

Thà như Tê giác một mình ra đi  

 

Có thể nói toàn bộ 41 câu đã chỉ rõ cách tu tập và 2 kệ chót (40-41) ta thấy được sự cần thiết của đoạn trừ Tham, Sân, Si và các Kiết Sử mới là quan trọng thế nào cho một hành giả thực sự muốn hạ thủ công phu để đến đich cuối cùng .

 

Kệ 40- Tham với Sân và Si dứt tuyệt

            Kiết sử tan vĩnh biệt Vô Minh

            Điềm nhiên chẳng sợ Tử Sinh

            Thà như Tê giác một mình ra đi

 

Kệ 41- Xum họp khó quyết nghi Chơn Giả

            Lìa bạn bè, lợi ngã phân minh

            Xả ly thế tục phàm tình ....

             Thà như Tê Giác một mình ra đi

 

Như vậy con đường tu tập thường bị trở ngại do sự thân cận giao thiệp rộng rãi nhiều bạn bè và sẽ có nhiều thị phi đố kỵ do tính ngã mạn một trong những triền cái, kiết sử mà người căn cơ còn kém khó thể vượt qua ..

 

Để tránh những thì giờ phóng dật với cái tâm hoang vu  ...mỗi một bước đi, mỗi một lời nói hành động chúng ta cần tỉnh thức, tỉnh giác để không tạo nghiệp cho ngày vị lai...

 

Vì thế càng đọc tôi lại càng thấy thấm thía làm sao.... rồi lại đem tất cả những cẩm nang tu học của mình mà chiêm nghiệm về một cái bản ngã phàm tình do ảo tưởng tạo ra đã gây bao nhiêu đổ vỡ cho sự quan hệ tương giao trong đời hay đạo .

 

Sở dĩ tôi nhắc đến Đời ..khi quá khứ chợt hiện về với những ngày  vừa bước chân vào ngưỡng của Đại Học, Vị Thầy mà tôi phải tập sự với Ngài trong 2 năm (giống như Y chỉ Sư ) 24/24 đó là  Giáo Sư Tiến Sĩ Dược Khoa Trần Ngọc Tiếng...vừa là Giảng Sư của Phân Khoa Vi Trùng Học thường nhắc nhở tôi  nhắc nhở khuyên dạy tôi nhiều lần mà cho đến nay Tôi vẫn tự hỏi thầm Ngài có phải là một nhà hiền triết hay môt học giả rành  triết hoc tâm lý của Đạo Phật chăng ?

 

Chỉ một tháng sau ngày ra mắt và được  kề cận bên  Thầy, Ngài đã kêu tôi ra một góc phòng và chỉ dạy “ Thầy biết con luôn muốn được an toàn và khẳng định vị trí tốt nhất của mình nên thườgn tìm cách thiết lập mối quan hệ với người chung quanh ...nhưng con lại có một bản ngã cao lắm ..e rằng khi gặp một đối nghịch, hụt hẵng, hoặc bất cứ việc gì chạm vào tự ngã con làm đau lòng con ...chắc chắn con sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái tự cô lập chính mình và sẽ buông tay không tiếp tục công việc nữa ...Thầy sợ ngày ấy sẽ đến với con . Đừng sống trong ảo tưởng nữa con nhé . Hãy nhận ra sự sống của vạn vật và thận trọng với sự hiểu biết của con ...Hãy trở về hiện trạng thực tế con nhé ...Từ đây Thầy sẽ kiếm soát con thật kỹ để ngăn chận sự bành trướng của cái Ta con đó, đừng mong muốn nhiều người quan tâm lưu ý đến con ..hãy trở về chính mình và tự săn sóc mình ngay bây giờ cho đến sau này khi con ra trường hành nghề nha con “  

 

Thời gian đã trôi qua 50 năm rồi mà lời Thầy như vẫn còn vang vọng bên tai thế nhưng cho đến bây giờ tuổi đã vào đông tôi vẫn còn bị vấp ngã đôi lần chưa trưởng thành như sự mong ước của Vị Thầy nay đã về đất lạnh. Tôi vẫn phải đầu hàng con tim để rồi lo âu sợ hãi vẫn vơ khi nghe lời chỉ trích, phê bình và muốn buông tất cả....

 

Không hiểu có phải các chư thiên mà tôi thường hồi hướng sau những lần nghe pháp thọai đã dẫn dắt tôi trở về với thực tế nên sau khi đọc  bài kinh Tê Giác này tôi đã vội vàng sưu tầm lại những lời hỏi đáp trên trang nhà  Sư Phụ Viên Minh  cho các Phật Tử khắp nơi về “10 hạnh Ba La Mật và chữ BUÔNG”và vô tình tôi  cảm thấy có sự trùng hợp thế nào với lời Giáo Sư Trần Ngọc Tiếng làm sao đó.... dù rằng lời hỏi đáp này mới xảy ra vào năm 2016.

 

Theo đó Sư Phụ dạy rằng “ Sự sống trong Ta và chung quanh Ta đang vận hành một cách kỳ diệu mà qua đó CHỈ CẦN MỞ RỘNG tâm hồn thì sẽ học được biết bao nhiêu bài học quý báu trong vẻ đẹp muôn màu của vũ trụ . Đừng đắm chìm khi không được  vừa ý mình , Khi con trở về với hiện trạng thực tế trong sinh hoạt hằng ngày cùng với sự tương giao với mọi người, mọi vật và mọi mặt của cuộc sống mà con không lập trình  theo một tư dục của mình thì con sẽ tự tại và thanh thản vì mọi ảo giác đã biến mất “

 

Trước khi mời các bạn xem qua 10 hạnh ba la mật và Chữ Buông có liên quan đến 10 hạnh này ...  Kính mời các bạn đọc những ý nghĩ trong tôi lúc này nhé!

 

BẬN LÒNG CHI

 

Chuyện sinh tử ..Đến đi trong KHỔ ĐẾ

Biết vô thường ...tu tập bận lòng chi

Càng lo toan thương ghét ..lộ Sân, Si

Biết mỗi khoảnh khắc trong đời ..Thông Điệp

 

Cảnh giác lời nói, ý nghĩ ...sẵn sàng tạo nghiệp

Khen, chê thị phi do ngã mạn phát sinh

Học Đạo rồi ...Vô Ngã,  cái gì mình ?

Khi tâm ngừng cuồng vọng ...thanh thản lạ !

 

Thái độ sống .. từ phẩm chất nội tâm tất cả

Thăng trầm, thành bại ..phước quá khứ để dành

Mặc ai ..chưa tỉnh giác ..mãi lo chuyện  đấu tranh

Hạnh phúc khổ đau chính họ tự chọn lấy

 

Tất cả phiền não nằm trong cái Thấy

Bận lòng chi ...đã trừ diệt kiết sử chưa ?

Tư lương mang gì... khi trở lại quê xưa

Có phải chỉ nụ cười ... khám phá trò chơi ảo!!!

Và mình được  phụng hiến theo cách ... để hoàn hảo!

( thơ Huệ Hương )

 

Lời kết :

 

Đọc lại  một vài lần kinh Tê Giac bạn sẽ tự nhiên ao ước thệ nguyện làm sao mình được trở  thành một người tốt, tận tâm tận lực với trách nhiệm mìmh... dù biết rằng trần gian chỉ là chỗ tạm nhưng cuộc sống tùy duyên thuận pháp vẫn luôn có ý nghĩa với những người con của Đấng Thiện Thệ .

 

Kính mời bạn xem qua 10 hạnh Ba La Mật của một người sơ cơ như mình nhé và chỉ cần chọn lấy một điều để phát nguyện làm thành người tốt trong cơ bản thôi bạn nhé

 

!- Bố thí Ba La Mật- nguyện cho tôi có lòng rộng lượng và từ tâm

2- Trì Giới Ba La Mật- nguyện cho tôi trong sạch, có đức hạnh, giữ giới luật

3- Xuất gia Ba La Mật- nguyện cho tôi không ích kỷ, mà vị tha, biết hy sinh

4-Trí tuệ  Ba La Mật- nguyện cho tôi có trí tuệ , biết chia sẻ hiểu biết củ mình với kẻ khác.

5- Tinh tấn Ba La Mật- nguyện cho tôi tích cực, cố gắng, có nghị lực và kiên trì

6- Nhẫn nại  Ba La Mật- nguyện cho tôi nhẫn nại, chịu đựng, và tha thứ những sai trái của kẻ khác

7- Chân Thật Ba La Mật- nguyện cho tôi chân thật và lương thiện

8- Quyết Tâm Ba La Mật- nguyện cho tôi cương quyết và vững chắc

9- Tâm Từ Ba La Mật – nguyện cho tôi tử tế, biết thương ngườivaf thân ái với tất cả mọi người

10-Tâm Xả Ba La Mật- nguyện cho tôi khiêm tốn, yên lặng và điềm tĩnh, thanh thản

 

Và kính mời xem thêm BUÔNG ( liên hệ đến 10 Ba La Mật )

 

Bố thí để Buông cái Ta ích kỷ

Trì giới để Buông cái Ta luôn có Thân, Lời, Ý ...ác

Xuất Gia (Ly Dục) để Buông cái Ta ham muốn trần cảnh

Trí Tuệ để Buông cái Ta tà kiến

Tinh tấn để Buông cái Ta phóng dật

Nhẫn Nại để Buông cái Ta đối kháng

Chân Thật để Buông cái Ta ảo tưởng

Quyết định để Buông cái Ta thụ động  

Tâm Từ để Buông cái Ta bất mãn

Tâm Xả để Buông cái Ta chấp thủ

 

Tản mạn một chút các bạn nhé ...chợt nhớ lại cổ nhân thường nói “ Gặp được hiền triết tri âm, tri kỷ chỉ một đêm thôi còn hơn 10 năm đọc sách” ...nhưng trộm nghĩ nếu không đọc sách thì làm sao có được những kinh nghiệm của người xưa để lại, làm  sao biết cái nào phải chấp nhận, cái nào phải bác bỏ để mà đàm đạo được ... Bá Nha Tử Kỳ sở dĩ tri âm cũng là vậy ...họ đã có thể trình bày hết những gì ...qua nhịp đập của con tim trong sự quán chiếu bình đẳng và tự do của một thực tại hiện hữu..

 

Phải chăng Tuệ giác chính là hoa trái mà mình đã thu gặt khi học tập ...đó là những hạt giống Chánh Kiến đã có sẵn và tiềm tàng nơi mình, nếu được nâng niu tưới tẩm từng ngày thì nó sẽ nẩy mầm, Và theo vòng tròn Bát Chánh Đạo dù không có bạn đồng hành nhưng ta vẫn có thể thông minh hơn, sáng suốt hơn và sẽ giải quyết dễ dàng hơn trong đời sống hằng ngày dù độc cư và nhất là  trong thời buổi công nghệ này.

 

Chính vào lúc mà Tê Giác có được được trí Tuệ hẳn nhiên một lúc nào đó sẽ tự mình biến thành chiếc thuyền Bát Nhã vượt qua được biển Sinh, Lão, Bênh, Tử..hoặc như một ngọn đèn sáng quắc chói rọi vào nơi hắc ám vô minh...cũng có thể .à một thần dược giúp tiêu trừ mọi bịnh tật ...cũng có thể là một chiếc búa sắt có thểchawtj hết ngọn, rễ cành lá của cây phiền não như...kệ 40 cuối bài kinh Tê Giác

 

 

 

Tham với Sân và Si dứt tuyệt

Kiết sử tan ...vĩnh biệt vô minh

Điềm nhiên chăng sợ Tử sinh

Thà như Tê Giác ra đi một mình

 

Kính trân trọng,

 

Melbourne những ngày cận Tết , đón Xuân Nhâm Dần-2022

Huê Hương     

 

 

 

 

 

 
 ***

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2016(Xem: 7339)
Rồi một ngày sẽ đến Thân xác này rã tan Đất trở về với đất Còn chi nữa mà tham.
07/10/2016(Xem: 10027)
Chùm Tứ Cú Lục Bát có Nụ Cười hưởng ứng. Chào ngày mới Chào nhau ngày mới nắng vàng Từng tia hi vọng ấm tràn ước mơ Chào nhau ngày mới bài thơ Tiễn ngày qua đã trống trơ tiếng cười.
07/10/2016(Xem: 11307)
Vào Thu đọc thơ Nguyễn Du: Hai bài thơ mang tên Thăng Long của Nguyễn Du Một phần nghiên cứu dịch văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du qua bài Thăng Long 昇龍 [1] Tản mạn nhận diện Quốc hiệu Việt Nam trong ý thơ của bài thơ Thăng Long Khái niệm lịch sử của Thăng Long Thăng Long, là kinh thành - kinh đô của đất nước Đại Việt, từ vương triều Lý , (gọi là nhà Lý hoặc Lý triều, 1009-1225) cho đến triều đại nhà Lê Trung Hưng (1533-1789), tổng cộng 564 năm[2]. Thăng Long cũng được hiểu và được biết đến trong lịch sử vốn là địa danh tên cũ của Hà Nội hiện nay. Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên” theo nghĩa Hán-Việt, hay 昇隆[4] nghĩa là “thịnh vượng”. Từ Thăng Long: “昇隆” là từ đồng âm với tên “昇龍: Thăng Long”, nhưng mang nghĩa khác với “昇龍”.
07/10/2016(Xem: 8053)
Hoàng cung cảnh đẹp vô cùng- Hoa thơm, cỏ lạ một vùng tươi xinh- Có hòn non bộ hữu tình- Có hồ bán nguyệt in hình trời mây
07/10/2016(Xem: 7593)
Anh chàng Đại Lãng thuở xưa- Có tài đô vật rất ư tuyệt vời- Lại thêm sức mạnh hơn người,- Khi trong nội bộ ngay nơi viện nhà
07/10/2016(Xem: 7795)
Mười tám năm - Hoa Vô Ưu - Vườn xưa lấp lánh cánh hoa tâm - Mười tám năm Kẻ còn người mất - Hương Vô Ưu - Thơm ngát cõi vô thường
06/10/2016(Xem: 7366)
Cái chết từ từ sẽ đến Lo chi cho lắm cực thân Thảnh thơi nhẫn tu mà sống Có gì ta phải rối răm .
03/10/2016(Xem: 9918)
Ta đứng giữa rừng thu hắt hiu Sợi thu vàng vọt rớt trong chiều Hoàng hôn phủ gót chân hoang dã Nghe nàng thu chết giữa cô liêu
03/10/2016(Xem: 7654)
Đời người trong hơi thở Ra vào từng phút giây Thở ra mà không lại Là vĩnh biệt từ đây .
01/10/2016(Xem: 7645)
Ngồi thuyền Bát Nhã ngắm trăng Bát cơm Hương Tích trăm năm vẫn về Tào Khê trà uống bên lề Lăng Già sáng tỏ tứ bề không gian
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]