Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dứt Bỏ Ảo Tình

16/01/202222:38(Xem: 8812)
Dứt Bỏ Ảo Tình

Dứt Bỏ Ảo Tình
DỨT BỎ ẢO TÌNH
 
Một thời Đức Phật Thích Ca
Ở thành Xá Vệ, nhà nhà an vui,
Ngài đi giáo hóa khắp nơi
Lời vàng thuyết pháp giúp đời thiết tha.
Có người ngoại đạo phương xa
Vì nghe danh Phật tìm qua gặp ngài
Quản chi vất vả đường dài
Mong nghe ngài dạy những lời gấm hoa.
Nhiều ngày vất vả trôi qua
Cuối cùng người khách phương xa tới thành
Ruộng đồng Xá Vệ tươi xanh
Khách dừng chân nghỉ, nhìn quanh ngắm trời
Ruộng bên khách thấy hai người
Một già, một trẻ cuốc nơi ven đồng.
*
Chợt nghe tiếng thét hãi hùng
Chàng trai gục xuống vũng bùn mê man
Lão ông vứt cuốc chạy sang
Mới hay rắn độc trong hang cắn người
Chàng trai đã chết mất rồi
Lão ông buồn thoáng, xong thời thản nhiên
Trở về cuốc đất lại liền
Khách xa thấy vậy ngạc nhiên trong lòng
Tới nơi thăm hỏi lão ông
Biết ra người chết là con trai đầu.
"Sao không thấy cụ buồn rầu
Chẳng hề đau xót! Nỡ đâu lạnh lùng!"
Khách xa thắc mắc hỏi cùng,
Ôn tồn khách được lão ông trả lời:
"Đã sinh ra ở trên đời
Sống rồi lại chết. Ai người thoát đây?
Hãy gieo nhân tốt kiếp này
Trái lành, quả ngọt hái đầy kiếp sau
Ích chi phiền não thương đau?"
Lão ông nhắn khách nếu vào thành trong
Vui lòng ghé đến nhà ông
Nhắn tin bà lão rằng con chết rồi:
"Cơm trưa mang một phần thôi
Phần kia để lại cho người nhà ăn!"
Khách ra đi, nghĩ băn khoăn:
"Mạng con sao chẳng quý bằng cơm canh!"
Khách lòng buồn bã vào thành
Theo lời chỉ dẫn tìm nhanh đến nhà.
*
Nhắn tin con chết cho bà
Bà nghe, khuôn mặt thoáng qua chút buồn
Rồi bình thản nói: "Cám ơn!"
Khách nghe sửng sốt hỏi luôn lão bà:
"Tại sao bà chẳng xót xa?"
Ôn tồn bà nói: "Mẹ cha khác nào
Chủ nhà trọ, đón khách vào
Khách là con cái, chiều nào dừng chân
Qua đêm ngủ đỡ nhọc nhằn
Để rồi mai sáng gói khăn lên đường
Chủ nhà trọ dù nhớ thương
Chẳng nên cứ mãi vấn vương muộn sầu
Chính do nghiệp báo từ lâu
Mà con cái thác sinh vào mẹ cha
Đến khi mãn nghiệp lại ra
Chết rồi ích lợi chi mà khóc thương!"
Vừa khi chị gái ngoài vườn
Vào nghe tin dữ, chỉ vương nét buồn
Nói rằng: "Sống chết lẽ thường
Khi không còn sống, xót thương ích gì!
Chị em nào có khác chi
Những cây gỗ ở rừng kia đóng bè
Thả vào dòng nước xuôi đi
Sông hồ phẳng lặng bè thì êm trôi
Nếu mà bão táp tơi bời
Vỡ bè, cây ghép tức thời lìa tan
Cuốn theo sóng nước thênh thang
Mỗi người mỗi ngả kết đoàn nữa đâu!
Nhân duyên kiếp trước hợp nhau
Kiếp này chung cửa sinh vào mà thôi!
Con người tuổi thọ ngắn dài
Tùy theo nghiệp báo. Chớ hoài khổ đau!"
Vợ chàng trai phía bếp sau
Chạy lên rõ chuyện, cúi đầu khẽ than:
"Chồng tôi thôi đã lìa trần!"
Thế rồi chẳng thấy nằm lăn khóc gào
Khách kinh ngạc biết là bao
Hỏi thăm sao vợ nỡ nào thờ ơ.
"Chồng tôi đã chết" vợ thưa
"Dù cho gào khóc cũng thừa mà thôi
Vợ chồng đạo nghĩa ở đời
Khác chi một cặp chim ngoài rừng xanh
Đêm về cùng ngủ một cành
Sáng ra tung cánh bay quanh kiếm mồi
Có duyên trở lại cặp đôi
Chẳng may gặp nạn tách rời còn đâu!
Vợ chồng số mạng khác nhau
Cớ sao mua thảm chuốc sầu thân ta!"
Khách nghe xong lặng người ra
Tiếc công lặn lội tìm qua xứ này
Nhân tình thế thái buồn thay
Gia đình cái tốt cái hay chẳng còn,
Khách kia lòng dạ héo hon
Muốn quay về nước nhưng còn phân vân:
"Chỉ riêng gặp mấy nông dân
Mà ta phê phán có phần sai chăng?"
Đã qua đây hãy tìm thăm
Vào ra mắt Phật, điều hằng thiết tha.
Vườn Kỳ Viên cũng chẳng xa
Đường vào tịnh xá lá hoa phô đầy
Đón chào khách lạ ghé đây,
Khách vào lễ Phật, giãi bày tâm can
Buồn gia đình bác nông dân
Làm điều trái với thế nhân thường tình
Mỉm cười Phật dạy: "Chúng sinh
Mỗi khi mất mát người mình thương yêu
Thường hay than khóc đủ điều
Đó là 'nhân tính' nói theo tình đời
Nhưng về 'chân lý' cao vời
Có chi đáng trách nơi người nông dân
Gia đình này chẳng lỗi lầm
Họ hay rõ được 'sắc thân' vô thường
Dù cho có tiếc có thương
Làm sao nắm giữ. Vấn vương làm gì
Dù phàm hay thánh khác chi
Ai mà tránh khỏi chết đi một ngày
Cuộc đời sống chết kề ngay
Là hai đầu mối vần xoay chẳng ngừng
Tiếp nhau luân chuyển khôn cùng
Ai mà hiểu vậy đáng mừng lắm thay
Thế là giải thoát được ngay
Ảo tình dứt bỏ, thân này sống vui!
Khách nghe lời Phật dạy rồi
Đột nhiên tỉnh ngộ, quỳ nơi Phật đài
Xin làm đệ tử của ngài
Ở luôn học đạo cuộc đời thơm hương!
 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Truyện Cổ Phật Giáo)
 
_____________________________________________


youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2011(Xem: 9002)
Tôi may mắn chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài đang tá túc Trong vườn cây Kỳ Đà. Triều vua Ba Tư Nặc Có vị quan đại thần, Bảy con trai, trong đó Sáu người đã thành thân. Ông giàu có, hiền đức,
08/08/2011(Xem: 9002)
Ở đời có ba việc. Một là việc của mình. Hai, việc của người khác. Ba, việc của thần linh. Ta thất bại, đau khổ, Sợ thần linh, sợ trời. Việc mình làm không tốt, Cứ thích xen việc người. Muốn vui ư? Đơn giản: Hãy làm tốt việc mình. Không xen việc người khác, Không sợ việc thần linh.
01/08/2011(Xem: 11220)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
01/08/2011(Xem: 13563)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
01/08/2011(Xem: 16610)
"TámTiết thơ giúp tập luyện Tâm thức"là tựa của một bài thơ ngắn do một nhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúp phát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và người khác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tự nguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại cho họ tất cả những gì đạo hạnh của mình), và xem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình... Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
31/07/2011(Xem: 10114)
Làn tóc rối trải dài trên thềm vắng Trăng có về, ngây ngất bức thảm hoang Người lữ hành trên đường đời cô quạnh Từng bước chân nghe nặng nỗi vô thường
31/07/2011(Xem: 9358)
Cuộc đời người, ai là người không đi kiếm mùa xuân, một mùa xuân viên viễn, cho chính mình hoặc gia đình, thân nhân. Một sớm mai thức giấc, nhìn nhau lại hỏi xuân là gì và có mặt tự bao giờ.
31/07/2011(Xem: 9880)
Xin gửi đến nhau tâm tình của người con Phật, khi chung quanh mây mù của lòng tham sân si còn dày đặc. Bàn tay, tấm lòng của chúng ta đến với nhau với tâm tư vì người, sẽ là những hạt tư lương đẹp tràn lan trên mọi nẽo đường vũ trụ, sẽ làm ấm lòng người và nước mắt có rơi, cũng chỉ là nước mắt của hạnh phúc, vì còn những con người vẫn mang tâm nguyện làm đẹp cuộc đời…
30/07/2011(Xem: 16857)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
26/07/2011(Xem: 10080)
Quán tưởng (thơ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]