Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháo chạy trên Quê Hương (thơ của Diệu Danh)

13/10/202107:25(Xem: 2764)
Tháo chạy trên Quê Hương (thơ của Diệu Danh)

ve que 3

Tháo chạy trên Quê Hương

Nói sao cho hết nỗi ưu buồn!
Đồng bào tôi tháo chạy trên chính Quê Hương
Từng đoàn người trốn chạy
Dắt díu nhau trên những đoạn đường
Từ Bình Dương đến Gia Lai,
Hoặc còn dài hơn thế nữa!
Hành trang là mấy mươi gói mì khô
Ăn tạm bữa 1 ngày 2 gói,
Nước lã uống cầm hơi!
Mong cầu sự sống! 
Người đèo xe gắn máy
Người còng cõi đạp xe
Kẻ khốn cùng di chuyển với đôi chân
Tháo chạy khỏi thành Hồ
 để mưu cầu cho sự sống!
Màn trời chiếu đất!
Mặc cho đe doạ! mặc cho chốt chặn
của lũ người không có lòng nhân
Bám vào dân để mưu cầu bổng lộc
Nhân phẩm đâu, giá trị của con người?!
Dù sao trên con đường chạy 
vẫn tìm thấy tình người
Của những người có lòng dạ hảo tâm
Gói thức ăn, chút tiền lệ phí
An ủi người những lúc gặp nguy cơ
Chúc cô,  chú, anh, chị, em lên đường
Bình an trên nẻo đường về quê cũ
Tay run run, họ đón nhận ân tình
Nước mắt rơi trong phút giây tưởng chừng như tuyệt vọng
Bao năm trước người vào Nam mưu cầu sự sống
Đất hiền lành mạch sống của Quê Hương
Người miền Nam chân chất nhiều tình thương
Không phân biệt Bắc Trung Nam cùng nòi giống
Bỗng ngày kia dịch covid lan tràn
Saigon bị phong tỏa!
Kẻ tà quyền chống dịch bằng AK
Đàn áp dân lành chẳng xót xa
Chống dịch như chống giặc!
Khiến dân lành cùng chung số phận
F0, F1, tất cả đưa vào một chỗ
Chẳng khác nào tù nhốt ở trại giam
Nằm la liệt đói khát chẳng thuốc than
Thân phận con người sao mà như sinh vật?
Cùng đường không còn đất để dung thân
Họ đành tháo chạy về lại quê nhà
Dù sao cũng có chút muối cà
Có chết cũng về nơi chỗ đã sinh ra
***
Hôm nay nắng ấm trời nơi xứ người
Theo bước chân người tháo chạy trên Quê Hương
Có nhiều người đã đến được quê nhà
Nhà cửa đã mất!
Họ sống nhờ nơi người quá cố
Nghĩa trang làm nơi nương tựa
Chuồng heo làm nhà
Giữa đồng hoang dựng 4 cái cột mỏng manh
báo cũ làm vách, lá làm nóc xiêu vẹo
che đỡ nắng mưa
Người hảo tâm thương đồng bào cùng màu da, giọng nói
Họ theo về để chia xẻ cảm 
Gạo đây, nước mắm đây, mì gói
của đồng bào trong ngoài nước
Gửi về đây với tất cả niềm thương
Xin cô, bác, anh, chị, em nhận chút lòng thơm thảo
Hẹn gặp lại chuyến thăm lần sau khác
Mong mọi người qua khỏi cảnh tai ương
Hình ảnh này sẽ được đi vào trang sử
Ghi lại đây chế độ phi nhân
 của đảng cs gian tham không liêm sỉ
Hút máu dân lành để sống cảnh huy hoàng
Chẳng khác nào như lũ sói lang
Ăn trên xác đồng bào khốn khổ
Tình nghĩa đâu trong 2 chữ đồng bào?
Miệng vẫn trơn nịnh kêu gào
Dân làm chủ, chính quyền là đầy tớ!
Cúi đầu lạy Hồn Thiêng sông núi
Dân Việt Nam mau thoát qua ách nạn!
46 năm rồi đất nước đã tan hoang
Toàn dân hãy đứng lên phá tan bọn tà quyền
Đừng để cơ đồ thêm rách nát
Cho Việt Nam một ngày mai tươi sáng
Ngẩng cao đầu không hổ thẹn với  Tiền Nhân.
Hannover, Đức Quốc 13/10/2021
Diệu Danh



Covid: Người dân tháo chạy khỏi TPHCM lần ba?

Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại TP HCM

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại TP HCM


Đêm qua, 30/9, lại có hàng ngàn người dân "tháo chạy" khỏi TPHCM. Sự việc xảy ra sau khi có thông tin TPHCM gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn.

Tuy nhiên, họ đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TPHCM với các địa phương khác.

Dòng người trở về quê này được cho vẫn là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa.

Báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin về sự kiện này. Ngay lập tức, nhiều tiếng nói mạnh mẽ trên mạng xã hội cũng mô tả và bình luận về tình cảnh của người dân và cách thức quản lý của chính quyền.

 

Thông tin trên báo chí nhà nước

"Tự phát" là chữ được truyền thông sử dụng để mô tả đám đông dân chúng kẹt tại cửa ngõ TPHCM.

Một rào chắn đầu hẻm tại TPHCM

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐỘC GIẢ GỬI CHO BBC NEWS TIẾNG VIỆT

Chụp lại hình ảnh,

Một rào chắn đầu hẻm tại TPHCM

Tờ VietnamNet chạy tựa: "Tự phát rời TP.HCM, cả nghìn người mắc kẹt ở cửa ngõ về miền Tây lúc nửa đêm." Bài báo viết: "Khuya 30/9, quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bình Chánh theo hướng về Long An xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài do nhiều người tự phát về quê."

"Khi qua khỏi cầu Bình Điền khoảng 1km, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ kiểm soát dịch Covid-19 chặn lại do những người này thuộc đối tượng không được phép di chuyển khỏi địa phương."

Tiền Phong Online mô tả hàng ngàn người, có cả trẻ em tự đi xe máy về quê, nhưng "đến cửa ngõ giáp ranh Long An thì bị lực lượng chức năng yêu cầu quay về nơi xuất phát."

Hai đầu đường Phan Đình Cung dẫn ra Phan Xích Long bị bịt bằng tấm chắn cao.

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐỘC GIẢ GỬI CHO BBC NEWS TIẾNG VIỆT

Chụp lại hình ảnh,

Hai đầu đường Phan Đình Cung dẫn ra Phan Xích Long bị bịt bằng tấm chắn cao.

VnExpress mô tả: "Nhiều người dân lái xe máy về miền Tây bị lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát cửa ngõ giáp ranh Long An và TP HCM chặn lại, yêu cầu quay về nơi ở..." "Càng về tối lượng người đổ về càng đông, đứng chắn một làn đường khiến quốc lộ ùn tắc."

"Lực lượng chức năng sau đó vận động họ đến tập trung trước nhà sách ở giao lộ đường Bùi Thanh Thiết và quốc lộ 1, cách chốt kiểm soát cửa ngõ chừng một km. Gần 50 cảnh sát cơ động cũng được huy động để giữ trật tự."

Vẫn theo báo này, "Đám đông liên tục rồ ga cùng hô to "về quê, về quê", nhiều người nằm vạ vật trên đường, vỉa hè... Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Bình Chánh nói qua loa "dịch bệnh ở TP HCM mới cơ bản được kiểm soát, theo chỉ đạo của Chính phủ, bà con chưa thể về quê."

Mạng xã hội nói gì?

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết trên trang cá nhân: "Những người lao động nhập cư vào Sài Gòn, Bình Dương đã bị chặn lại ở các cửa ngõ thoát ra vào đêm 30/9. Họ đã bị giam chặt trong các khu nhà trọ tồi tàn thiếu đói suốt 4 tháng qua, phải chờ từng bữa ăn từ thiện."

Ông cũng nói: "Nay họ không thể chịu đựng hơn, hãy để họ về quê nhà của họ."

Danh khoản Thanh Phuong bình luận: "Bao nhiêu người muốn về quê là kèm theo ngần ấy gia đình thân yêu của họ khắc khoải trông đợi ở quê nhà ,an dân sao được?"

Di Thiên Lương cho rằng: "Không thể ép buộc người ta ở lại được. Ai lo đời sống cho họ? Chỉ phải đưa về quê và tổ chức kiểm soát họ cách ly để tránh lây nhiễm. Cứ đóng chốt chặn không cho họ về quê để dồn người ở đó làm mồi cho Covid."

Bình luận trên MXH

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH

Chụp lại hình ảnh,

Bình luận trên MXH


Bạn Nam Tran không đồng tình với việc này: "Có clip phá rào chạy về lúc 5h sángrồi đó...tôi thật sự lo lắng cho các tính miền tây thời gian tới sẽ bùng dịch vì kiểu về này của dân."

Nguyễn Thị Bích Thủy viết trên nhóm Hội quán Kim Hoàn: "Tiến thoái lưỡng nan! Thật sự họ trả nhà thuê và muốn về quê nhà. Làm sao quay xe được nữa."

Thanh Quy Bui đáp lại bằng ý kiến: "Lại gom vào khu cách ly, lại... chọt mũi 2 ngày 1 lần. Chánh quyền sẽ làm cái mà họ làm giỏi nhất từ đầu dịch tới giờ."

Vân Bùi góp ý: "Nếu như các địa phương lấy quỹ phòng chống thiên tai dịch bệnh kết hợp với kinh phí của những ai có nhu cầu về quê. Cho về từng đợt ( mỗi đợt tầm 500-1000 người + tuân thủ cách ly đúng ngày) thì bà con được về quê an toàn.giảm tải cho TPHCM."

Một rào chắn đầu hẻm ở quận Phú Nhuận

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐỘC GIẢ GỬI CHO BBC NEWS TIẾNG VIỆT

Chụp lại hình ảnh,

Một rào chắn đầu hẻm ở quận Phú Nhuận

Danh khoản Trinh.V Việt bày tỏ: "Nhìn bọn trẻ tội quá. Cùng cảnh ngộ với cuộc sống mưu sinh của những người tha quê."

Có lẽ ít người kìm lòng được khi chứng kiến những người lao động nghèo khổ, đặc biệt là trẻ em phải chịu đựng những khó khăn, khổ sở như thế này. Trước đó, nhiều người dân lao động tại TPHCM cũng từng cố gắng rời thành phố hai lần hồi giữa năm nay.

Trong buổi họp báo sáng 30/9, Phó Giám đốc Công an TPHCM cho hay, trước ngày 1/10, Công an TPHCM sẽ giải tỏa tất cả các chốt nội đô, từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới".

Tuy vậy, vẫn duy trì 12 chốt chính, 39 chốt phụ ở các quận, huyện giáp ranh các tỉnh để kiểm soát người ra vào TPHCM. Liên quan vấn đề người dân mong muốn rời TPHCM về quê, đại tá Nguyễn Sỹ Quang khẳng định, người dân không được tự ý đi bằng xe cá nhân.

Có thông tin "bà con chờ đợi vạ vật cả đêm đã quyết định phá rào và vượt qua hàng phong tỏa của lực lượng cảnh sát để về quê tìm sự sống lúc 5h sáng 01/10/2021 tại chốt Tân Túc, Bình Chánh." BBC chưa có điều kiện kiểm chứng thông tin này.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58758933



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2024(Xem: 836)
Nhòa AN sống khổ mãi trông đời, Sáng lặng, thêm AN trải khắp trời. Hoa thắm đẹp nào …AN cảnh rộn, Cõi huyền AN chẳng… lạc niềm rơi. Hòa cùng thế tỉnh duyên AN pháp, Chứng rõ thời AN phận nhẹ người. Tà kiến khó AN trao chánh niệm Ngà thân hiển nét rạng AN cười
17/01/2024(Xem: 1202)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 1764)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1292)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 727)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
07/01/2024(Xem: 21305)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
03/01/2024(Xem: 1153)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1384)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1402)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 1739)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567