Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháo chạy trên Quê Hương (thơ của Diệu Danh)

13/10/202107:25(Xem: 4688)
Tháo chạy trên Quê Hương (thơ của Diệu Danh)

ve que 3

Tháo chạy trên Quê Hương

Nói sao cho hết nỗi ưu buồn!
Đồng bào tôi tháo chạy trên chính Quê Hương
Từng đoàn người trốn chạy
Dắt díu nhau trên những đoạn đường
Từ Bình Dương đến Gia Lai,
Hoặc còn dài hơn thế nữa!
Hành trang là mấy mươi gói mì khô
Ăn tạm bữa 1 ngày 2 gói,
Nước lã uống cầm hơi!
Mong cầu sự sống! 
Người đèo xe gắn máy
Người còng cõi đạp xe
Kẻ khốn cùng di chuyển với đôi chân
Tháo chạy khỏi thành Hồ
 để mưu cầu cho sự sống!
Màn trời chiếu đất!
Mặc cho đe doạ! mặc cho chốt chặn
của lũ người không có lòng nhân
Bám vào dân để mưu cầu bổng lộc
Nhân phẩm đâu, giá trị của con người?!
Dù sao trên con đường chạy 
vẫn tìm thấy tình người
Của những người có lòng dạ hảo tâm
Gói thức ăn, chút tiền lệ phí
An ủi người những lúc gặp nguy cơ
Chúc cô,  chú, anh, chị, em lên đường
Bình an trên nẻo đường về quê cũ
Tay run run, họ đón nhận ân tình
Nước mắt rơi trong phút giây tưởng chừng như tuyệt vọng
Bao năm trước người vào Nam mưu cầu sự sống
Đất hiền lành mạch sống của Quê Hương
Người miền Nam chân chất nhiều tình thương
Không phân biệt Bắc Trung Nam cùng nòi giống
Bỗng ngày kia dịch covid lan tràn
Saigon bị phong tỏa!
Kẻ tà quyền chống dịch bằng AK
Đàn áp dân lành chẳng xót xa
Chống dịch như chống giặc!
Khiến dân lành cùng chung số phận
F0, F1, tất cả đưa vào một chỗ
Chẳng khác nào tù nhốt ở trại giam
Nằm la liệt đói khát chẳng thuốc than
Thân phận con người sao mà như sinh vật?
Cùng đường không còn đất để dung thân
Họ đành tháo chạy về lại quê nhà
Dù sao cũng có chút muối cà
Có chết cũng về nơi chỗ đã sinh ra
***
Hôm nay nắng ấm trời nơi xứ người
Theo bước chân người tháo chạy trên Quê Hương
Có nhiều người đã đến được quê nhà
Nhà cửa đã mất!
Họ sống nhờ nơi người quá cố
Nghĩa trang làm nơi nương tựa
Chuồng heo làm nhà
Giữa đồng hoang dựng 4 cái cột mỏng manh
báo cũ làm vách, lá làm nóc xiêu vẹo
che đỡ nắng mưa
Người hảo tâm thương đồng bào cùng màu da, giọng nói
Họ theo về để chia xẻ cảm 
Gạo đây, nước mắm đây, mì gói
của đồng bào trong ngoài nước
Gửi về đây với tất cả niềm thương
Xin cô, bác, anh, chị, em nhận chút lòng thơm thảo
Hẹn gặp lại chuyến thăm lần sau khác
Mong mọi người qua khỏi cảnh tai ương
Hình ảnh này sẽ được đi vào trang sử
Ghi lại đây chế độ phi nhân
 của đảng cs gian tham không liêm sỉ
Hút máu dân lành để sống cảnh huy hoàng
Chẳng khác nào như lũ sói lang
Ăn trên xác đồng bào khốn khổ
Tình nghĩa đâu trong 2 chữ đồng bào?
Miệng vẫn trơn nịnh kêu gào
Dân làm chủ, chính quyền là đầy tớ!
Cúi đầu lạy Hồn Thiêng sông núi
Dân Việt Nam mau thoát qua ách nạn!
46 năm rồi đất nước đã tan hoang
Toàn dân hãy đứng lên phá tan bọn tà quyền
Đừng để cơ đồ thêm rách nát
Cho Việt Nam một ngày mai tươi sáng
Ngẩng cao đầu không hổ thẹn với  Tiền Nhân.
Hannover, Đức Quốc 13/10/2021
Diệu Danh



Covid: Người dân tháo chạy khỏi TPHCM lần ba?

Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại TP HCM

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại TP HCM


Đêm qua, 30/9, lại có hàng ngàn người dân "tháo chạy" khỏi TPHCM. Sự việc xảy ra sau khi có thông tin TPHCM gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn.

Tuy nhiên, họ đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TPHCM với các địa phương khác.

Dòng người trở về quê này được cho vẫn là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa.

Báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin về sự kiện này. Ngay lập tức, nhiều tiếng nói mạnh mẽ trên mạng xã hội cũng mô tả và bình luận về tình cảnh của người dân và cách thức quản lý của chính quyền.

 

Thông tin trên báo chí nhà nước

"Tự phát" là chữ được truyền thông sử dụng để mô tả đám đông dân chúng kẹt tại cửa ngõ TPHCM.

Một rào chắn đầu hẻm tại TPHCM

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐỘC GIẢ GỬI CHO BBC NEWS TIẾNG VIỆT

Chụp lại hình ảnh,

Một rào chắn đầu hẻm tại TPHCM

Tờ VietnamNet chạy tựa: "Tự phát rời TP.HCM, cả nghìn người mắc kẹt ở cửa ngõ về miền Tây lúc nửa đêm." Bài báo viết: "Khuya 30/9, quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bình Chánh theo hướng về Long An xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài do nhiều người tự phát về quê."

"Khi qua khỏi cầu Bình Điền khoảng 1km, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ kiểm soát dịch Covid-19 chặn lại do những người này thuộc đối tượng không được phép di chuyển khỏi địa phương."

Tiền Phong Online mô tả hàng ngàn người, có cả trẻ em tự đi xe máy về quê, nhưng "đến cửa ngõ giáp ranh Long An thì bị lực lượng chức năng yêu cầu quay về nơi xuất phát."

Hai đầu đường Phan Đình Cung dẫn ra Phan Xích Long bị bịt bằng tấm chắn cao.

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐỘC GIẢ GỬI CHO BBC NEWS TIẾNG VIỆT

Chụp lại hình ảnh,

Hai đầu đường Phan Đình Cung dẫn ra Phan Xích Long bị bịt bằng tấm chắn cao.

VnExpress mô tả: "Nhiều người dân lái xe máy về miền Tây bị lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát cửa ngõ giáp ranh Long An và TP HCM chặn lại, yêu cầu quay về nơi ở..." "Càng về tối lượng người đổ về càng đông, đứng chắn một làn đường khiến quốc lộ ùn tắc."

"Lực lượng chức năng sau đó vận động họ đến tập trung trước nhà sách ở giao lộ đường Bùi Thanh Thiết và quốc lộ 1, cách chốt kiểm soát cửa ngõ chừng một km. Gần 50 cảnh sát cơ động cũng được huy động để giữ trật tự."

Vẫn theo báo này, "Đám đông liên tục rồ ga cùng hô to "về quê, về quê", nhiều người nằm vạ vật trên đường, vỉa hè... Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Bình Chánh nói qua loa "dịch bệnh ở TP HCM mới cơ bản được kiểm soát, theo chỉ đạo của Chính phủ, bà con chưa thể về quê."

Mạng xã hội nói gì?

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết trên trang cá nhân: "Những người lao động nhập cư vào Sài Gòn, Bình Dương đã bị chặn lại ở các cửa ngõ thoát ra vào đêm 30/9. Họ đã bị giam chặt trong các khu nhà trọ tồi tàn thiếu đói suốt 4 tháng qua, phải chờ từng bữa ăn từ thiện."

Ông cũng nói: "Nay họ không thể chịu đựng hơn, hãy để họ về quê nhà của họ."

Danh khoản Thanh Phuong bình luận: "Bao nhiêu người muốn về quê là kèm theo ngần ấy gia đình thân yêu của họ khắc khoải trông đợi ở quê nhà ,an dân sao được?"

Di Thiên Lương cho rằng: "Không thể ép buộc người ta ở lại được. Ai lo đời sống cho họ? Chỉ phải đưa về quê và tổ chức kiểm soát họ cách ly để tránh lây nhiễm. Cứ đóng chốt chặn không cho họ về quê để dồn người ở đó làm mồi cho Covid."

Bình luận trên MXH

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH

Chụp lại hình ảnh,

Bình luận trên MXH


Bạn Nam Tran không đồng tình với việc này: "Có clip phá rào chạy về lúc 5h sángrồi đó...tôi thật sự lo lắng cho các tính miền tây thời gian tới sẽ bùng dịch vì kiểu về này của dân."

Nguyễn Thị Bích Thủy viết trên nhóm Hội quán Kim Hoàn: "Tiến thoái lưỡng nan! Thật sự họ trả nhà thuê và muốn về quê nhà. Làm sao quay xe được nữa."

Thanh Quy Bui đáp lại bằng ý kiến: "Lại gom vào khu cách ly, lại... chọt mũi 2 ngày 1 lần. Chánh quyền sẽ làm cái mà họ làm giỏi nhất từ đầu dịch tới giờ."

Vân Bùi góp ý: "Nếu như các địa phương lấy quỹ phòng chống thiên tai dịch bệnh kết hợp với kinh phí của những ai có nhu cầu về quê. Cho về từng đợt ( mỗi đợt tầm 500-1000 người + tuân thủ cách ly đúng ngày) thì bà con được về quê an toàn.giảm tải cho TPHCM."

Một rào chắn đầu hẻm ở quận Phú Nhuận

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐỘC GIẢ GỬI CHO BBC NEWS TIẾNG VIỆT

Chụp lại hình ảnh,

Một rào chắn đầu hẻm ở quận Phú Nhuận

Danh khoản Trinh.V Việt bày tỏ: "Nhìn bọn trẻ tội quá. Cùng cảnh ngộ với cuộc sống mưu sinh của những người tha quê."

Có lẽ ít người kìm lòng được khi chứng kiến những người lao động nghèo khổ, đặc biệt là trẻ em phải chịu đựng những khó khăn, khổ sở như thế này. Trước đó, nhiều người dân lao động tại TPHCM cũng từng cố gắng rời thành phố hai lần hồi giữa năm nay.

Trong buổi họp báo sáng 30/9, Phó Giám đốc Công an TPHCM cho hay, trước ngày 1/10, Công an TPHCM sẽ giải tỏa tất cả các chốt nội đô, từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới".

Tuy vậy, vẫn duy trì 12 chốt chính, 39 chốt phụ ở các quận, huyện giáp ranh các tỉnh để kiểm soát người ra vào TPHCM. Liên quan vấn đề người dân mong muốn rời TPHCM về quê, đại tá Nguyễn Sỹ Quang khẳng định, người dân không được tự ý đi bằng xe cá nhân.

Có thông tin "bà con chờ đợi vạ vật cả đêm đã quyết định phá rào và vượt qua hàng phong tỏa của lực lượng cảnh sát để về quê tìm sự sống lúc 5h sáng 01/10/2021 tại chốt Tân Túc, Bình Chánh." BBC chưa có điều kiện kiểm chứng thông tin này.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58758933



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2020(Xem: 7382)
Chàng kia nuôi một bầy dê Đúng theo phương pháp, tay nghề giỏi giang Nên dê sinh sản từng đàn Từ ngàn con đến chục ngàn rất mau Nhưng chàng hà tiện hàng đầu Không hề dám giết con nào để ăn
05/03/2020(Xem: 9694)
Lời cuối cùng Đúc Phật còn chỉ dạy: " Tôn kính Ta, thực hành đúng Giáo Pháp Ta" Là Phật tử ...nay con đã nhận ra , Trách nhiệm chính mình ....thanh tịnh Giải thoát .
03/03/2020(Xem: 7028)
Nét Đẹp Truyền Thống Kính mừng Nguyệt san Chánh Pháp kỷ niệm 100 số vào tháng 3-2020 Mừng Chánh Pháp qua nét đẹp truyền thống Pháp duyên lành với số báo 100 Cuộc hành trình là cả sự tâm thành Công đức đó đại chúng đều hoan hỉ.
21/02/2020(Xem: 6441)
Thâm tâm chợt dâng lên niềm hỷ lạc , Dù bên ngoài nhiều tin tức khẩn trương ... Giáo pháp Như Lai đã xoa dịu vấn vương . Với trong tay... kinh vạn lời đọc thành tiếng! Nhiều giờ trôi qua , lòng còn xao xuyến , Đến bây giờ mới khế hợp căn cơ . Nghi tình bất hợp lý rơi rụng bao giờ ... Khai mở tất cả bao điều vướng mắc ! Năng lực nhận biết về bao điều bất trắc , Hiện tượng thế gian đều hiển hiện Vô Thường ... Chiêm nghiệm xã hội cần đoàn kết hỗ tương Lẽ phải .. sống chân thật ... sẽ giúp bừng ngộ ! Rằng đường đời “ Không bao giờ có tuyệt lộ “!
21/02/2020(Xem: 9030)
Có thể ngày mai vẫn rất dài Vẫn bình minh hẹn với sương mai. Một ngày vẫn sống trên trần thế Chẳng chút chi ngờ chuyện đổi thay..
18/02/2020(Xem: 6510)
Kính bạch Thầy , có nhìn thấu được sinh hoạt của một Tăng sĩ thời đại mới như Thầy, con nay mới hiểu được thế nào là “Tuỳ duyên bất biến “ . Kính dâng Thầy và bạn hữu bài thơ. Kính HH Thời đại công nghệ đa đoan lắm việc! Phật pháp tại thế gian cũng phải tuỳ duyên , Tăng sĩ thông thạo ngũ minh... chính ưu tiên . Phụng hiến tận tình ...không quên tỉnh thức !
13/02/2020(Xem: 8565)
Thuở xưa có kẻ đi đường Rất là khát nước nên dừng chốn đây Kiếm tìm nước khắp Đông Tây Thấy sương lóng lánh giăng đầy phía xa
13/02/2020(Xem: 7052)
Vạn đóa Hồng cho nhân loại Kính dâng Thày và đại chúng nhân ngày Valentine 14/2 với tất cả sự cầu nguyện luôn dồi dào sức khỏe Kính HH Kính dâng vạn đóa Hồng cho nhân loại , Vào ngày tình yêu mười bốn tháng hai.... Thế giới quên rồi vì đang phải nạn tai Dịch Covid 19 đang lan tràn phát nhiễm ... Chúc người người vững niềm tin trong niệm niệm. Sau cơn mưa trời lại sáng xanh trong .. Nào cười lên đón nhận đóa hoa Hồng Dừng tuyệt vọng luôn có phép mầu hiển hiện ! Huệ Hương
13/02/2020(Xem: 6894)
Sự khiêm cung của người luôn thầm lặng Giữa cảnh đời bá nháo phố BoLsa Mà ngày đêm Người vẫn trì chí viết ra Lời kinh Phật sẻ chia dòng Hương Pháp
12/02/2020(Xem: 7223)
Ở Ba La Nại thời xưa Có nhà giàu nọ rất ưa bạc bài Ông thường chơi với một người Cũng mê bài bạc, tứ thời ăn thua
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]