Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi nào nên nói và khi nào nên im lặng.

03/10/202116:57(Xem: 8985)
Khi nào nên nói và khi nào nên im lặng.

 duc the ton-21



Khi nào nên nói và khi nào nên im lặng.

(Thử tìm hiểu làm sao để được "nói năng như Chánh Pháp - im lặng như Chánh Pháp"

qua Kinh Vô Úy Vương Tử (58) trong Trung Bộ Kinh )

 



“Lời nói không là dao

Mà cắt lòng đau nhói

Lời nói không là khói

Mà khoé mắt cay cay

Lời nói không là mây

Mà đưa ta xa mãi

Sao không ngồi nghĩ lại

Nói với nhau nhẹ nhàng”…

Có phải những câu thơ trên nhắc nhở ....chúng ta không nên xem thường lời nói.

Lời nói tuy là gió bay nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của người khác cũng như chính bản thân của chúng ta.

Lời nói là thứ vô hình nhưng mang trong mình một sức mạnh lớn lao, nó tác động đến chúng ta theo nhiều cách khác nhau, thậm chí là vượt xa những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng được.

Bằng lời nói, ta có thể thấy người khác mỉm cười, vui vẻ và hạnh phúc . Nhưng cũng bằng lời nói, chúng ta có thể khiến người khác đau khổ, căm ghét hay thù hận.

Những lời nói tốt đẹp có thể kết nối mọi người, nó là phép màu có thể làm sáng ngày buồn của ai đó, khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, quan tâm.

Một lời nói đúng lúc cũng giúp người thân cảm thấy đặc biệt, vợ chồng cảm thấy được chăm sóc, và thậm chí làm cho đồng nghiệp hoặc nhân viên cảm thấy được đánh giá cao.

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Lời nói cũng có thể giúp xua đi căng thẳng, hàn gắn những vết thương lòng, bồi đắp sức mạnh, niềm tin và động lực cho những người đang gục ngã, những tâm hồn khô héo.

Bằng lời nói, những diễn giả có thể thay đổi cách suy nghĩ của bạn, những vị tướng có thể tăng thêm nhuệ khí cho quân binh của mình, những vị vua có thể hàng phục được kẻ giặc, những người tốt có thể cứu rỗi những người lạc lối.

Tuy vậy, cái gì cũng có hai mặt của nó, dùng những lời lẽ khắc nghiệt, những chua ngoa và dối trá có thể giết chết một người đang tuyệt vọng.

Dùng những lời lẽ tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời, những bất cẩn có thể nhóm lên xung đột, còn những ngông cuồng có thể gây nên bạo lực và lửa khói.

Trên đường đời ....lời nói của chúng ta dẫu vô hình nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh vô cùng khó kiểm soát.

Ngôn từ và lời nói của ta định hình tính cách con người ta. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi sử dụng. Do vậy, thay vì ngồi đó để phê bình người khác, tốt hơn chúng ta nên dành thì giờ để tập trung vào những công việc cần làm.


Người thông minh không phải là người luôn biết mình cần nói những gì, mà còn phải biết khi nào nên im lặng.

Giá trị của im lặng quý như vàng.

Giá trị của lời nói ra cũng quý như vàng.

Trong trường hợp nào cần không nói, giữ im lặng và nói ra khi nào.

Người đời thường lên án những kẻ có thói xấu nói lắm nói nhiều, nói bừa và không đúng lúc đúng chỗ.

Tuy vậy đôi khi lại chê trách thái độ sai lầm giữ im lặng, ngại nói và sợ nói ra của con người Việt Nam. Vì họ cho rằng " Im lặng là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống!"

Ngày trước khi còn đi học cấp Tiểu học và đôi khi lên đến giữa Trung học chúng ta vẫn thường được dạy bảo " Im lặng là vàng nói là bạc chỉ có lắng nghe là kim cương. "

Bây giờ có khi ngồi ngẫm lại quảng đời đã đi qua , mới thấy thực sự không như vậy đâu ....Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để khả dĩ mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý.

Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện.

HT Từ Thông đã từng nói :

"Vũ trụ tôi ngao du rồi cũng đoạn tháng qua ngày

Nhìn sự vật thú vị tôi cười và biết nó ...

Nói gì .....cũng không bao giờ trúng "

Nhưng ... Ngài đã không im lặng mà vẫn tiếp tục chỉ dạy ...dù là những lời ấy có thể là liều thuốc đắng ....Và trong cách sống giữa thời đại này những người cầu tiến có phải cần xem xét lại cách giao tiếp để học cách giữ lời nói, cách bảo trọng nhưng cũng phải mạnh dạn và dũng cảm lên tiếng khi nào cần thiết và biết giữ im lặng, biết nói lời đúng lời hay..

Thử tìm hiểu một chút về Im lặng các bạn nhé ! Các văn bản triết học thường cho rằng :

. Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan của con người trong cuộc sống.

Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì. ......

. Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể đem lại tai họa cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác.

. Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì: Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó.

. Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng.

. Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân, cuộc sống trước khi nói hay hành động.

. Im lặng để giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm.

. Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn đề nào đó.

. Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác.

. Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm hồn.

. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống!

Và sau cùng ..... im lặng đôi khi lại là câu trả lời tốt nhất.

Trái lại nếu bạn không biết lên tiếng ( nói) trước những vấn đề hệ trọng thì Martin Luther King Jr cho rằng :"Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng. "

Điều đó có nghĩa là con người cần phải lên tiếng trước những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, đời sống con người, liên quan đến cuộc sống gia đình, bản thân.

Lên tiếng là bày tỏ chính kiến của bản thân truớc những vấn đề quan trọng của cuộc sống, là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, của tình yêu đối với con người và cuộc sống.

Lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng là một cách sống đẹp để khẳng định giá trị, khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự chủ động tự tin của bản thân, bày tỏ nguyện vọng, mơ ước của mình.

Lên tiếng để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược chà đạp lên cuộc sống của con người

.Lên tiếng để bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp.

Lên tiếng để bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Lên tiếng để mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời.

Và bạn có từng nghe người ta thường nói: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương” hoặc: “Nói là gieo, nghe là gặt” là câu tục ngữ rất đúng với cuộc sống hàng ngày.

Bạn không thể nói khi bạn chưa nghe, chưa hiểu về câu chuyện bạn đang muốn nói.

Và kỹ năng lắng nghe cũng là một kỹ năng quan trọng trong “Đắc nhân tâm”. Người hạnh phúc nhất là người biết lắng nghe tốt nhất. “Người hạnh phúc là người lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ” (Ralph Waldo Emerson)

Đến một tuổi nào đó có lẽ chúng ta mới biết rằng " Cảm xúc con người vô cùng phức tạp, " ......Khi tuổi càng cao, trái tim càng thu nhỏ, dù đã được bao bọc rất kỹ nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như mũi nhọn xé nát lòng người.

Thành ra, người lớn chỉ nghĩ mà không cần nói, còn người trẻ thì cứ nói mà không cần nghĩ!

Lại nữa " Người ta càng về già càng thấy cô đơn, hay hoài niệm về thời son trẻ rồi bới tìm, rồi thở dài" ... Có lẽ, họ tiếc nuối điều gì của ngày đã qua.

Còn giới trẻ thì nôn nao mong cho ngày mau tới, sẽ vứt bỏ nếu không thích, cần gì người khác hiểu. Và dĩ nhiên họ không bao giờ chịu im lặng!Đa phần người ta than thở hoặc nóng nảy và cố gắng chắp vá, chồng chéo tất cả vào nhau, rối tung, mệt mỏi, chán nản, trách đời bất công, sao ông trời khó khăn với người này, dễ dãi với người kia?

Chỉ có những ai đi đến gần đến mức cuối cùng của ngày về bến cũ khi ấy mới nhận ra bức tranh cuộc sống thật đẹp, thật xứng đáng.

Và phải chăng để nhận ra được điều mong muốn để hoàn thành nó, có khi người ta đã âm thầm đi tìm, luôn kiên nhẫn và im lặng.

Tuy nhiên.....Một trong những vấn đề quan trọng mà đức Phật thường khuyên chúng ta, cần nên thận trọng đối với vấn đề nói năng.

Nói như thế nào có lợi và nói như thế nào không lợi là một vấn đề cho chúng ta nghiền ngẫm suy tư.

Tục ngữ người Trung hoa có câu: ‘bịnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất’ có nghĩa là bịnh do ăn uống mà sinh, tai họa do nói năng mà có.

Từ thực tế cuộc sống cho thấy, lời nói không phải là lưỡi dao, nhưng nó có khả năng giết mạng người bằng cách nói những lời độc áckhiến cho người khác phải tự vận hoặc sống trong sự hận thù và đau khổ.

Ngược lại, lời nói cũng không phải là liều thuốc bổ dưỡng, nhưng nó có thể là những chất liệu khiến cho người nghe cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Có lẽ đó là lý do tại sao đức Phật khi giải thích nguồn gốc sinh của khổ đau lại đề cập đến ba nghiệp: thân, khẩu và ý nghiệp.

Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.

Những người hay nói nhiều hay phê bình người khác thường là những người nói có thói quen nói năng bừa bãi, không chín chắn trong suy nghĩ

Thân và khẩu nghiệp là hai cửa ngõ biểu hiện ý nghiệp. Trong đó khẩu nghiệp là một cửa ngõ rất quan trọng, là nơi thực thi ý chí để buông ra những lời nói xấu xa hay tốt đẹp.

Đối với người Phật tử, chúng ta phải hiểu rằng dầu là thân nghiệp, khẩu nghiệphoặc là ý nghiệp thì nghiệp nào cũng có hệ quả của nó. Tuy vậy, thân nghiệp thì khó phạm hơn khẩu nghiệp .

Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu nghiệp cũng được gọi là Ngữ nghiệp.Khi nói Khẩu nghiệp là có ý nói: Khẩu ác nghiệp.

Khẩu ác nghiệp có 4 tội:

– Vọng ngữ (nói láo),

– Ỷ ngữ (nói thêu dệt),

– Lưỡng thiệt (đâm thọc),

– Ác khẩu (chửi rủa).

Trong 4 tội này, người ta hay mắc nhất là ác khẩu.

Và tội ác do khẩu nghiệp sẽ đưa chúng sinh đi vào ba cõi sáu đường

Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp sớm hay muộn thì cũng đều có báo ứng. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được..

Thường thì khẩu nghiệp chúng ta rất dễ phạm do chánh niệm trên lời nói rất khó. Vì vậy, chúng ta nói lời làm cho người khác đau có thể chúng ta không để ý, chúng ta nói lời để chia rẽ người khác cũng không để ý, chúng ta nói lời làm hỏng đời người khác

Người hay nói chuyện nhảm nhí, hay nói chuyện thiên hạ, hay nói chuyện tào lao, hay nói chuyện vô ích thì đời sau sanh ra làm người gầy còm thể chất yếu đuối ....

Thế nhưng, có một số trường hợp ngoại lệ, không thể nói thẳng nói thật, vì sự thành thật đôi khi có hại cho mình hoặc người khác. Ví dụ kẻ cướp tìm người để cướp đoạt tài sản, mình biết người đó đang trốn chỗ này hay chỗ kia, nhưng không thể thành thật chỉ điểm người đó cho kẻ cướp, đây là một ví dụ điển hình, thật ra trong cuộc sống còn không biết bao nhiêu chuyện trái ngang. Nếu thế thì theo đạo Phật, thế nào gọi là nói láo? Dựa vào tiêu chuẩn nào để không rơi vào tội nói láo? Hay nói một cách khác, thế nào gọi là lời nói có ích lợivà thế nào là lời nói không có ích lợi?

Đây cũng chính là lời cật vấn mà ngoại đạo Nigantha Nataputta, thuộc giáo phái Kỳ-na-giáo đã xúi giục vương tử Abhaya nạn vấn Thế Tôn, nhằm hạ nhục Thế Tôn bằng câu hỏi hai móc, được ghi lại trong ‘Kinh Vương tử Abhaya’ (Abhayarajakumarasuttam)[số 58 trong Trung Bộ Kinh như sau:

Này Vương tử, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nói với Sa-môn Gotama như sau: ‘Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích chăng?’ Nếu như Sa-môn Gotama thừa nhận có nói những lời nói như vậy, thì vương tử hãy đặt vấn đề với Sa-môn Gotama: ‘Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn xử sự như vậy, thời có gì sai khác gì giữa kẻ phàm phu với Ngài? vì kẻ phàm phu nói lời nói khiến người khác không ưa, không thích. Nếu như Sa-môn Gotama trả lời Ngài không nói những lời nóinhư vậy, thì cật vấn với Sa-môn Gotama: Thế thì tại sao Devadatta phẫn nộ, không hoan hỷ với lời dạy của Thế Tôn?

Này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không thể nhả ra, cũng không thể nuốt vào. Vì như một móc sắt bị mắc vào cổ họng của một người nào, người ấy không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào được. Cũng vậy, này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào.

Qua sự kiện này, nó gợi ý cho chúng ta thấy, tuy rằng giáo pháp mà đức Phật nói ra là chân lý của sự sống, tuy nhiên nó là những gì ngược lại với sự suy nghĩ của người dân Ấn đương thời, nhất là những người mang tư tưởng tôn thờ sùng kính Bà-la-môn hay các trường phái triết học khác. Do vì quá sùng kính tôn giáo của mình cho nên những lời giảng dạy của đức Phật trở thành đối tượng phê phán hay chỉ trích của ngoại đạo, vì Ngài là người nói lên sự thật của cuộc sống. Sự thật đó vô tình đã làm tổn thương đến sự tồn vong đến hệ thống giáo lý của họ. Thật ra lời dạy của Ngài không nhằm mục đích công kích hay đả phá bất cứ tôn giáo nào, cũng không nhằm mục đích thâu tóm tín đồ hay trục lợi cá nhân, giáo lý của Ngài là giáo lý nói lên chân lý của cuộc sống, phải chăng đó là ý nghĩa của câu nói:

Ta không tranh luận với bất cứ ai trong thế gian, chỉ có người trong thế gian tranh luận với ta.

.....

-- Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói những lời, do những lời ấy người khác không ưa, không thích chăng?

-- Này Vương tử, phải chăng ở đây, (câu hỏi) có dụng ý một chiều?

-- Bạch Thế Tôn, các vị Nigantha đã bị bại ở đây rồi.

-- Này Vương tử, vì sao Vương tử lại nói như vầy: "Bạch Thế Tôn, các vị Nigantha đã bị bại ở đây rồi"?

-- Bạch Thế Tôn, ở đây, con đi đến Nigantha Nataputta, sau khi đến con đảnh lễ Nigantha Nataputta rồi ngồi xuống một bên. Bạch Thế Tôn, Nigantha Nataputta nói với con đang ngồi một bên: "Này Vương tử, Vương tử hãy đi đến luận chiến với Sa-môn Gotama, và nhờ vậy tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi cho Vương tử: "Sa-môn Gotama có thần lực như vậy, có uy lực như vậy, đã bị Vương tử Abhaya luận chiến". Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, con thưa với Nigantha Nataputta: "Thưa Tôn giả, nhưng làm thế nào, tôi có thể luận chiến với Sa-môn Gotama, một vị có thần lực như vậy, có uy lực như vậy?" -"Này Vương tử, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nói với Sa-môn Gotama như sau: "Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích chăng?" Nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Vương tử, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích", thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy, thời có gì sai khác giữa kẻ phàm phu với Ngài? Kẻ phàm phu có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích". Còn nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Vương tử, Như Lai không có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích", thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy, thời vì sao Devadatta được Ngài trả lời như sau: Devadatta phải đọa vào đọa xứ, Devadatta phải đọa vào địa ngục, Devadatta phải đọa trong một kiếp, Devadatta không thể nào cứu chữa được? Và vì Ngài nói những lời như vậy, Devadatta phẫn nộ, không hoan hỷ". Này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không thể nhả ra, cũng không thể nuốt vào. Ví như một móc sắt bị mắc vào cổ họng của một người nào, người ấy không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào được. Cũng vậy, này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào".

Lúc bấy giờ, có đứa con nít ngây thơ nằm giữa trên đầu gối của Vương tử Abhaya. Rồi Thế Tôn nói với Vương tử Abhaya:

-- Này Vương tử, Vương tử nghĩ thế nào? Nếu đứa con nít này, do sự vô ý của Vương tử, hay do sự vô ý của người vú hầu, thọc một cái que hay nuốt một hòn đá vào trong miệng, vậy Vương tử phải làm gì?

-- Bạch Thế Tôn, con phải móc cho ra. Bạch Thế Tôn, nếu con không thể móc ra lập tức, thời với tay trái con nắm đầu nó lại, với tay mặt lấy ngón tay làm như cái móc, con sẽ móc cho vật ấy ra, dầu có phải chảy máu. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì con có lòng thương tưởng đứa trẻ.

-- Cũng vậy, này Vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai ở đây biết thời giải thích lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy. Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình

Dựa vào tiêu chuẩn gì khi nào nên nói, nên im lặng ?

Thú vị khi sưu tầm liên kết với đề tài

Học kinh 58 Vương Tử vô uý ...luận chiến Như Lai

Lời dạy Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác siêu việt tối thượng

Đúng thời , nhu nhuyến, từ tâm, lợi ích ...hợp đối tượng .

( thơ HH )


Còn nhớ lại những ngày còn nhỏ tại quê nhà theo cha mẹ viếng thăm cảnh chùa đôi khi bắt gặp câu “Nói năng như Chánh pháp” được thể hiện đâu đó trong khung cảnh trang nghiêm thanh nhã của chốn thiền môn.

Đó là câu nói khá quen thuộc của nhà Phật, cốt yếu khuyên nhắc những người con Phật, đặc biệt là người xuất gia, cần phải lưu tâm gìn giữ và vận dụng lời nói của mình sao cho phù hợp với Chánh pháp hay thể hiện lời nói đúng như lời Phật dạy.

Nghĩa là những lời nói ra phải bảo đảm mang lại lợi ích cho mình và lợi lạc cho người khác.

Trong phương pháp giáo dục của Ngài, Đức Phật quan tâm huấn luyện các học trò mình rất kỹ, cốt yếu tập cho họ có được một nền tảng đạo đức trong sáng, thể hiện trong đời sống cá nhân cũng như trong quan hệ ứng xử với mọi người.

Cụ thể là việc rèn luyện thân, miệng, ý trở nên đoan chánh ngay thẳng, không rơi vào khiếm khuyết hư hỏng.

Tất cả mọi hành vi thiện hay ác, tốt hay xấu của con người đều xuất phát từ ba cửa ngõ là thân, miệng, ý.

Do đó, nếu một người mà thân, miệng, ý không được uốn nắn cho ngay thẳng thì mọi hành vi của người ấy sẽ rơi vào khiếm khuyết xấu ác, đưa đến hại mình hại người. Trái lại, người nào có thân tu tập, có lời tu tập, có tâm tu tập thì mọi hành động của người ấy sẽ trở nên hiền thiện tốt đẹp, đưa đến lợi mình lợi người. Vậy thế nào là lời nói đưa đến lợi mình lợi người hay “nói năng như Chánh pháp”?

Trước hết, người con Phật phải biết giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình, không để cho miệng lưỡi rơi vào những lời nói sai trái xấu ác gây tổn hại cho tự thân và phương hại đến người khác như nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm vô ích. Thay vào đó, vị ấy chỉ nên nói những điều chân thật, đúng đắn; những điều đưa đến đoàn kết, hòa hợp; những điều tao nhã, hiền hòa; những điều có ý nghĩa, lợi lạc. Đức Phật nhắc nhở các học trò mình:

“Vị Thánh đệ tử từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo; nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không phản lại đời. Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này, không đến nói chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác, vị ấy nói những lời nhẹ nhàng, thuận tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, vị ấy nói những lời như vậy. Vị ấy từ bỏ nói lời phù phiếm, tránh xa nói lời phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi”.

Như vậy, nói năng như Chánh pháp hay thể hiện lời nói đúng như lời Phật dạy trước hết là tập dứt bỏ nói dối, chỉ chuyên tâm nói đúng sự thật; dứt bỏ nói lời gây chia rẽ người này người khác, chỉ nói những lời đưa đến hòa hợp; dứt bỏ nói những lời thô ác, chỉ nói những lời nhẹ nhàng hiền hòa; dứt bỏ nói những điều phù phiếm vô ích, chỉ nói những điều có ý nghĩa, khiến tâm tư được tịnh lạc. Theo lời Phật, người nào thể hiện lời nói của mình theo cách trên tức là có khẩu hành thanh tịnh, biết nghĩ đến lợi ích của mình và lợi lạc cho người khác1.

Một phương diện quan trọng khác liên quan đến việc thể hiện lời nói phù hợp với Chánh pháp hay đúng với tinh thần lời Phật dạy, đó là người Phật tửcần phải cân nhắc lời nói của mình, xem điều mình nói ra có đúng thời hay không, có chân thật hay không, có nhu nhuyến hay không, có lợi ích hay không và có từ tâm hay không. Nếu lời nói ra hội đủ năm đức tính trên thì được xem là “nói năng như Chánh pháp” hay thực tập “khẩu hành thanh tịnh” đưa đến tự lợi và lợi tha.

Nói cách khác, Đức Phật khuyên chúng ta nên nói đúng thời, nói lời chân thật, nói lời nhu thuận, nói lời có lợi ích và nói với lòng từ bi thương quý mọi người. Ngài nhắc nhở các đệ tử:

“Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Thầy có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Thầy có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Thầy có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Thầy có thể nói lời nhu nhuyến hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Thầy có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ- kheo, khi nói với các người khác, các Thầy có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Thầy cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, như vậy các Thầy cần phải học tập”

Đúng thời tức là lời nói ra phải đúng lúc, hợp thời, đúng đối tượng, khiến cho người nghe có thể tiếp thu lời nói một cách có hiệu quả. Một người đang ăn hay đang mải mê làm công việc mà nói cho người ta nghe về điều gì đó thì không đúng lúc và lời nói sẽ không có hiệu quả. Hãy để cho người ta rảnh tay đã rồi mới nói thì lời nói mới có tác dụng tốt đẹp. Tương tự, một người đang học cấp một mà nói những vấn đề thuộc trình độ cấp ba thì cũng không đúng lúc và lời nói cũng không có hiệu quả.

Chân thật tức là lời nói ra phải chân chánh đúng đắn, xuất phát từ tâm chân trực, thẳng thắn, không thiên vị, không vụ lợi. Kinh Phật gọi là “nói như hoa”, nghĩa là lời nói đúng sự thật, thấy thì nói có thấy, không thấy thì nói không thấy; biết thì nói có biết, không biết thì nói không biết; nghe thì nói có nghe, không nghe thì nói không nghe ...

Nhu nhuyến tức là lời nói ra phải nhẹ nhàng, từ tốn, hiền hòa, thuận tai, dễ nghe, khiến người khác hoan hỷ, hài lòng, phát khởi lòng tin hướng về thiện pháp. Kinh Phật gọi là “nói như mật” hay nói lời từ tốn, tức là “lời nói không hại, khiến tai ưa nghe, khả ái, đi thẳng đến tâm, lễ độ, được nhiều người ưa thích, được nhiều người thích ý” hay “mặt đối mặt với ai, không nói lời mất lòng; chỉ nói từ từ, không có vội vàng”

Có lợi ích nghĩa là lời nói ra phải bảo đảm đưa đến lợi lạc cho người nghe, khiến cho người nghe phát khởi tín tâm, tăng trưởng điều lành, giảm thiểuđiều ác, tăng trưởng giới đức, tâm đức, tuệ đức, giải thoát và giải thoát tri kiến đức.

Để làm được điều này, người con Phật phải biết tránh đề cập các vấn đề thuộc lãnh vực dục vọng thế gian, chỉ tập trung thảo luận hay làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến Phật pháp, khiến cho người nghe tăng trưởng tín tâm mà chuyên tâm thực hành lời Phật dạy6.

Có từ tâm nghĩa là lời nói ra phải xuất phát từ động cơ thương quý người khác, mong muốn cho người nghe được lợi ích an lạc, không phải vì ghét bỏ hay do sân hận bực phiền mà “trút lên đầu người ta” những lời báng bổ. Đức Phật khuyên các học trò mình nuôi dưỡng thái độ tôn trọng và thương quý người khác bằng cách thực thi thân hành từ ái, khẩu hành từ ái, ý hành từ ái đối với hết thảy mọi người, cả trước mặt lẫn sau lưng7. Khẩu hành từ áitức là những lời nói ra có từ tâm, xuất phát từ lòng thương quý người khác, mong muốn cho người khác được tiến bộ lợi lạc trong thiện pháp.

Để hỗ trợ cho việc thực thi lời nói có hiệu quả tốt đẹp, nghĩa là đúng thời, chân thật, nhu nhuyến, có lợi ích và có từ tâm, Đức Phật khuyên mỗi người chúng ta cần phải biết nuôi dưỡng tâm ý trong sáng, không biến nhiễm, có lòng lân mẫn đối với người khác, có nội tâm an tịnh, không hận, không sân, tuyệt không nói lời ác. Bởi mỗi lời nói hay việc làm là hiện thân của ý tưởng hay hệ quả sự vận hành của tâm thức. Vì vậy, nếu một người có tâm ý trong sạch, an tịnh, không cấu uế, không giận dữ bực phiền, có lòng thương quý người khác thì tự nhiên sẽ có lời nói chân chánh, hiền thiện, lợi mình lợi người. Tâm trong sáng hiền thiện thì lời nói trong sạch hiền hòa.

Nhìn chung, “nói năng như Chánh pháp” hay thực thi lời nói phù hợp với Chánh pháp, đúng như lời Phật dạy, là một pháp môn tu tập hết sức căn bảnvà quan trọng của người con Phật.

Tu tập lời nói thuộc về phạm trù đạo đức, giúp cho cá nhân cơ hội thực tập và hoàn thiện nhân cách của chính mình, đồng thời khiến cho cuộc sống trở nên hiền thiện tốt đẹp, đưa đến hạnh phúc an lạc cho nhiều người.

Do tầm quan trọng của nó trong cuộc sống, đạo Phật xem lời nói là một phương tiện hữu hiệu, cần được sử dụng đúng đắn và thích đáng để thiết lập hạnh phúc cho mình và tạo an lạc cho người khác.

Nói như thế nào để không gây tổn hại cho mình và không phương hại đến người khác, để mang lại lợi ích cho mình và lợi lạc cho người khác.

Người con Phật luôn tự dặn lòng mình như thế và tìm thấy các chỉ dẫn căn bản cho việc thực thi lời nói của mình thông qua những lời dạy của những bậc hiền triết .

Lời kết :

Đây là những gì người viết đã sưu tầm và tổng hợp lại và liên kết với bài kinh thứ 58 trong Trung Bộ Kinh " Vương Tử Vô Uý" để chia sẻ vài quan điểm về khi nào nên nói và nên im lặng . Và được nghe phần vấn đáp từ Giảng Sư Thích Nguyên Tạng cho một đạo hữu trên pháp thoại online

Kính mong được đem đến vài điều đã học được từ Đức Phật chỉ dạy hầu tiến tu trong Đạo mà còn hành xử trong đời được nhiều thuận lợi và ai người khi thân cận tiếp xúc đều có chút ấm áp vui vẻ trong lòng .

Kính trân trọng,

Huệ Hương .

3/10/2021




facebook-1
***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2015(Xem: 8154)
Nén hương Sân nắng Lư đồng Về đây
23/12/2015(Xem: 6998)
Đàn reo rung tiễn chân người Về nơi tươi thắm tiếng cười giòn tan Tiễn nàng nhẹ bổng sang ngang Sớm khuya hai trái tim vàng kết duyên
19/12/2015(Xem: 13092)
Nợ nước thù chồng nặng cả hai Cùng em chia sẻ bước chông gai Sơn hà dựng lại, dân ghi đức Vương bá xây nền quốc chính ngôi Lãng Bạc gương xưa còn rạng tỏ Cột Đồng dấu cũ chửa mờ phai Biển dâu mấy độ mòn bia đá Thanh sử màu son vẫn sáng ngời!
18/12/2015(Xem: 14437)
" Bồ Đào mỹ tửu dạ quang bôi " Dục ẩm Tỳ Bà mã thượng thôi " Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu " Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?
18/12/2015(Xem: 17727)
Mười năm kháng chiến chống quân Minh Lê Lợi khởi nghĩa đất Lam Sơn Anh hùng áo vải nêu chí khí Toàn dân hợp lực cứu núi sông
18/12/2015(Xem: 14457)
Bạch Đằng giang xóa tan ngàn năm Bắc thuộc Vua Ngô Quyền xây dựng thiết lập triều ca Tiếp ngàn xưa bao đời lịch sử Ông Cha Nối ngàn sau Việt Nam non nước một nhà
17/12/2015(Xem: 14354)
Trong khu rừng kia có một con khỉ rất hạnh phúc. Nó tìm ăn những trái cây ngọt lịm khi đói và nằm nghỉ ngơi khi mệt. Một ngày, con khỉ đang lang thang bìa rừng thì thấy một ngôi nhà… Trong ngôi nhà nhỏ bé đó, nó thấy một cái bát to đựng toàn táo, những quả táo tuyệt đẹp. Con khỉ liền trộm lấy một quả và chạy thật nhanh trở lại khu rừng.
15/12/2015(Xem: 22052)
- Tên thật: Triệu Thị Trinh, hoặc Triệu Thị Chinh, Triệu Trịnh Nương, còn có tên: Triệu Ẩu, Nhụy Kiều Tướng Quân, Lệ Hải Bà Vương. - 19 tuổi, thu phục con voi trắng một ngà dữ dằn, phá hại mùa màng, giết hại dân lành. Chính con voi này Bà cỡi mỗi khi ra trận. Cũng năm 19 tuổi này, Bà đã vào rừng lập chiến khu tại Sơn Tùng, hàng ngàn tráng sĩ xin theo, học kỹ chiến thuật, rèn binh bày trận. Và chính nơi đây là Trung tâm cuộc Khởi Nghĩa vào năm 248, thời kỳ Bắc thuộc lần Thứ Hai. - Bà tuẩn tiết ngày 21 tháng 02 năm Mậu Thìn 248 tại Núi Tùng, Thanh Hóa, lúc bấy giờ Bà mới 23 tuổi. - Bà sinh tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Nhưng về năm sinh, tôi xin đánh dấu hỏi ở đây: Nhiều sử sách bài viết đã ghi nằm trên tủ sách và online trên hệ mạng, rõ ràng rằng: "Triệu Thị Trinh - Bà Triệu (225-248)" ; Lại rõ ràng rằng: "Bà Triệu Thị Trinh sinh ngày 02 tháng 10 năm 226 (Bính Ngọ)". Điểm này xin dành cho những bậc Thức giả và các nhà Sử học.
15/12/2015(Xem: 11629)
KHUYẾN TU Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày, Tu hành gắng lấy, để cầm tay, Bến mê lánh khỏi trăm phần khó, Cửa Pháp nương nhờ lắm chuyện may ! Nợ trước bốn ơn, lo gắng trả, Thân sau ba cõi, nguyện đừng vay, Vô thường niệm niệm xin ghi nhớ, Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày!" Thơ của HT Huyền Vi
14/12/2015(Xem: 12599)
- Một bậc anh hùng kiệt hiệt - Một nhà quân sự lỗi lạc - Một vị tướng lãnh phi thường - Một nhà Vua trẻ nhưng đường đường chính chính nhất trong các triều đại Vua Chúa VN. Vua Quang Trung - Vua Quang Trung Người anh hùng áo vải Tây Sơn Đệ nhất tướng tài nước Việt Nam Đánh Nam, dẹp Bắc yên thiên hạ Thống nhất giang sơn hưởng thái bình
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]