Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngọc bất trác bất thành khí...

01/09/202119:03(Xem: 6913)
Ngọc bất trác bất thành khí...
tre dep


Ngọc bất trác bất thành khí... 
Kính dâng Thầy bài thơ bổ túc cho bài Thừa Tự Pháp ( bài thứ ba trong Trung Bộ Kinh ) đã gửi lần trước . Hy vọng lần này sẽ thật hoàn chỉnh và đầy đủ vì con đã nghe đi nghe lại lần thứ ba và sẽ được Thầy hứa khả .. Con đính kèm lại bài Thừa Tự Pháp , nhưng không có copy bài giảng của Sư Sán Nhiên Kính đảnh lễ Thầy, HH




Những bài kinh Trung Bộ ...
Khi được giảng sâu vô cùng lợi ích 
Thừa tự Pháp Phật nào phải chỉ đọc, tụng kinh (1) 
Học hiểu và thực hành ứng dụng đời sống mình 
Qua  câu ngạn ngữ 
“ Ngọc bất trác bất thành khí , 
Nhân bất học bất tri lý “


Người Phật Tử trau dồi “ Giới,  Định, Tuệ “ sẽ như ý 
16 ác pháp là tài vật của mỗi bản thân (2) 
Chỉ việc từ bỏ đúng lời Phật dạy ... ấy đào luyện tâm 
Để thanh lọc  Bản gốc của Vô Minh và Ái Dục ! 


Niết Bàn chỗ đến ...
không có 10 kiết sử và bốn lậu hoặc (3-4) 
Tam tạng kinh điển luôn liên hệ tương quan 
Kinh tạng cần luật,  luận bổ túc rất cần 
Nhiệm mầu của Pháp Bảo giúp ta nắm vững 


Nỗ lực không lui sụt thì tài sản Nghiệp không chỗ đứng 
Vì trí tuệ , Chánh kiến sẽ khởi sinh 
Bản lai không năng, sở tác ...Thể tánh tịnh minh
Sẽ giải  thoát được luân hồi sinh tử 


( trích toát yếu lời dạy của Đức Phật và lời Đức Xá Lợi Phất triển khai)


Huệ Hương 



(1) Đối với những người có phẩm hạnh đang ước nguyện hành trì miên mật theo con đường Tam vô lậu học (Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā)), bài kinh Thừa  Tự  Pháp này đóng vai trò giống như một chiếc gương soi rọi toàn thân, được đặt ở ngay cổng vào thành phố nhờ đó mà những Cận sự nam, Cận sự nữ, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni có thể phát hiện ra những lỗi lầm và thiếu sót của mình được phản chiếu trong đó. Do đó, họ sẽ tắm rửa sạch sẽ và tô điểm mình bằng thứ trang sức của Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā), được thực hành tinh tấn và miên mật.

(2) 

Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Như vậy 16 ác pháp gồm 

Phần nộ, hiềm hận 

Tham lam, giận dữ 

Giã dối , não hại 

Tật đố, bỏn xẻn 

Man trá, phản bội 

Ngoan cố, bồng bột nông nổi 

Ngã mạn,tăng thượng mạn , 

Kiêu man, phóng dật 

(3) kinh Tăng chi Bộ 

Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười?

  • Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử.

Thế nào là năm hạ phần kiết sử?

  • Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Đây là năm hạ phần kiết sử.

Thế nào là năm thượng phần kiết sử?

  • Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Đây là năm thượng phần kiết sử.

Này các Tỷ-kheo, đây là mười kiết sử.

(4)

Có bốn lậu là: dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu.

a) Ở đây, thế nào là dục lậu? 

Pháp nào đối với các dục có sự mong muốn, tham luyến, vui thích, ái nhiễm, luyến thương, nôn nóng, hôn mê, quyến luyến. Đây được gọi là Dục Lậu.

b) Ở đây, thế nào là hữu lậu? 

Pháp nào đối với các hữu có sự mong muốn, tham luyến, vui thích, ái nhiễm, luyến thương, nôn nóng, hôn mê, quyến luyến. Đây được gọi là Hữu Lậu.

c) Ở đây, thế nào là kiến lậu? 

Cho rằng đời là thường còn, hay cho rằng đời không thường còn; cho rằng đời cùng tột, hay cho rằng đời không cùng tột (vô biên); cho rằng mạng sống là thế, thân thể cũng là thế (nguyên văn: Mạng sống và thân thể là một), hay cho rằng mạng sống là khác, thân thể là khác; cho rằng Như Lai còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn sau khi chết; cho rằng Như Lai còn và không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn cũng không không còn sau khi chết. Kiến như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Đây được gọi là kiến lậu.

d) Ở đây, thế nào là vô minh lậu? 

Sự không hiểu khổ, không hiểu tập khởi của khổ, không hiểu sự diệt khổ, không hiểu pháp hành đưa đến sự diệt khổ, không hiểu quá khứ, không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, (tức là những kiếp sống liên quan đến kinh nghiệm hiện tại), không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh. Pháp nào như vậy là sự không biết, không thấy, không lĩnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiếu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Đây được gọi là Vô Minh Lậu.

Thừa Tự Pháp

 

Tại Kỳ Viên Tự… Đức Phật khuyến khích,
Người xuất gia nên thừa tự Giáo Pháp của Ngài
Gồm Luật, Kinh, Vi diệu Pháp Tạng còn truyền lại đến nay
Đừng đắm chìm Tứ vật dụng được cúng dường, thọ hưởng ! 

 

Cư sĩ tại gia từ đấy cũng cần nên tu dưỡng
Khi phần cuối được Ngài Xá Lợi Phất tuyên giảng tuyệt vời
Vượt khỏi tam giới, tránh nghiệp báo, luân hồi
Sẽ có được Tuệ Quán với Tam Vô Lậu Học 

 

Thật ngạc nhiên Giới, Định, Tuệ nằm trong 3 tạng báu ngọc
Luật Tạng, Kinh Tạng và Vi diệu pháp thậm thâm
Luật và Kinh mỗi Tạng gồm 21.000 pháp môn
Riêng Vi Diệu pháp đến 42.000 pháp môn vượt trội 

 

Để phân biệt Thánh Sản và Tài vật thế nhân mong mỏi
Chỉ cần nhớ lại bài kệ Pháp Cú thâm sâu
Chư ác mạc tác
Chúng Thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo
Hoặc giữ tâm được trọn vẹn tiếp thâu
Chư hành vô thường
Thị sanh, diệt pháp
Sanh,diệt diệc dĩ
Thị sanh tịnh lạc
Để từ đấy sống viễn ly theo Đạo Sư chỉ dạy


Khi không thực hành được… những nguyên nhân gây hại
Do hưởng thụ, lười biếng, đọa lạc dính mắc triền miên
Chỉ cần từ bỏ sẽ hết đảo điên
Gánh nặng buông xuống… đào luyện tâm thừa tự Pháp ! 

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.

Huệ Hương

 



facebook-1
***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2024(Xem: 1379)
Ảo tưởng là cơn mê ngày…rất nguy hiểm Đâu biết rằng: chính tự mỗi con người, phải hoàn bị trôi tròn Trách nhiệm , bổn phận thật chu đáo mỗi ngày hơn Với tất cả tâm thành trong nhân cách, tài năng đích thực! Và động lực xuất phát giá trị sâu xa ấy luôn được tiếp tục !
09/09/2024(Xem: 1316)
Ngày nắng rồi lại ngày mưa Làm sao cho hết những mùa phôi pha Nhân hòa gió thuận triền xa Đầu non gánh nỗi ta bà khói sương Đượm buồn mắt lệ hoài thương Đồng hoang cỏ biếc vô thường chân mây
08/09/2024(Xem: 1854)
Khởi đầu mới cũng là ngày kết thúc Chu kỳ tròn số bảy lúc khởi nguyên Trong tâm linh số bảy thật thiêng liêng Tôn giáo nào cũng dè kiêng như thế. Tây quan niệm ngày nghỉ ngơi thượng đế Xứ ta thì ngày để mọi người vui Nên đến chùa lễ Phật ngập tiếng cười Hay vào khóa tu cho đời huân tập.
08/09/2024(Xem: 2355)
Nắng rọi, trời hồng trải mọi miền Lung linh hoa vẫn nét trinh nguyên Nồng nàn mùi đất nhiều năm trước Bước nhịp chuyển đều theo cách riêng Ước nguyện dù đường ngàn nẻo lối Bờ này, bờ kia đâu chẳng thiêng Tịnh độ trần gian khơi nguồn Đạo Thắp sáng chân tâm, dấu ấn Thiền!
05/09/2024(Xem: 1074)
Kiếp người này ai chẳng đeo mang Ghét thương tham ái lắm buộc ràng Nút thắt ân tình luôn trói chặt Tìm đâu cửa thoát đến bình an. Đeo mang vì sở hữu thêm nhiều Ham muốn khiến lòng bị đốt thiêu Theo đuổi tìm cầu vì sợ mất Biết rằng tạo nghiệp cứ phải liều.
05/09/2024(Xem: 1498)
Phật dạy phương pháp “Nhẫn Nhục” để đối trị lòng sân hận! Đấy cũng là phẩm chất đạo đức thể hiện của con người, Chịu đựng bức bách, hủy hoại mà vẫn mỉm cười Với tâm an tịnh, thong dong phá được mọi ưu tư phiền não (1)
05/09/2024(Xem: 1144)
Hằng ngày tập ăn chay Gìn giữ dạ thẳng ngay Yêu bữa cơm đạm bạc Lòng thanh thản như mây. Sáng tinh sương thả bộ Thảnh thơi giữa đất trời Cảm nhận từng hơi thở Thánh thót mấy vần thơ. Trưa dạo bước thiền hành Trong sáng đạo tâm lành Quên hết đi ngoại cảnh Chỉ còn Phật trong ta.
02/09/2024(Xem: 2538)
Mời người về đây tu viện Quảng Đức Xứ Úc hiền hòa Thầy đã dựng xây Mái ấm tâm linh, chở che người con xa xứ Bao bàn tay Phật tử cùng chung xây dựng Quảng Đức, trái tim người bất diệt!
30/08/2024(Xem: 1349)
Quên hết mầu xanh đỏ tím vàng Thấy mình về ngược thuở hồng hoang Vượt lên vô sắc và vô trú Ngoài cả thời gian lẫn không gian. Quên hết tình si dẫu muộn màng Đời ai chẳng hứng chịu trái ngang Duyên đã không tròn đừng lỡ nhịp Đường ai nấy bước kẻo dỡ dang.
29/08/2024(Xem: 2231)
Xin đa tạ tất cả …khi tìm được con đường đã chọn! Nhất là những điều bình dị trong cuộc sống, giúp thư thái an nhiên Hiểu rõ bản thân hơn trong khoảng khắc tịnh yên Liều thuốc tốt cho Tâm khi sử dụng đúng thời đúng lúc!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]