Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Quan Âm Thị Kính (PDF)

08/08/202119:45(Xem: 19708)
Truyện Thơ: Quan Âm Thị Kính (PDF)

Quan-Am-Thi-Kinh-001

QUAN ÂM THỊ KÍNH


Truyện Thơ:
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Tranh Minh Họa:
Hương Bối


LỜI NÓI ĐẦU

Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” thấy có bản in năm 1868 mang tiêu đề là “Quán Âm Chú Giải Tân Truyện”, bằng chữ Nôm. Tất cả gồm 788 câu thơ “lục bát” và một lá thư của tiểu Kính Tâm gửi về cha mẹ được viết theo lối văn “biền ngẫu”. Bản in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911.

Nhân vật chính trong truyện là Thị Kính, một hóa thân của “Bồ Tát Quan Thế Âm”. “Bồ Tát” có nghĩa là người tu hành gần đến bậc Phật và thường có lòng từ bi cứu khổ cho khắp cả mọi chúng sinh. “Quan” là quan sát, xem xét, lắng nghe. “Thế” là thế gian, là cõi đời. “Âm” là âm thanh, là tiếng nói. “Quan Thế Âm” là lắng nghe các âm thanh, các tiếng kêu cứu của người thế gian đang bị lâm nạn, đang chìm trong biển khổ để đến cứu vớt họ.

Theo nghĩa kinh điển nhà Phật hai chữ “quan” và “quán” có đồng một nghĩa. Chính vì thế mà người ta có thể nói là “Quan Thế Âm” hay “Quán Thế Âm” cũng được. Về sau người ta gọi tắt là “Quan Âm” hay “Quán Âm”.

Tóm tắt truyện “Quan Âm Thị Kính” như sau: Có một người nam tu hành qua chín kiếp. Gần thành Phật. Cuối cùng chỉ vì một thoáng tà tâm nên bị đầu thai xuống trần thế làm con gái. Tên Thị Kính. Cô gái lấy chồng là Thiện Sĩ. Bị nghi oan là muốn giết chồng. Cô trở về nhà cha mẹ. Cải trang thành người nam. Tìm đến chùa Vân xin đi tu. Được gọi là chú tiểu Kính Tâm. Trong làng có ả Thị Mầu lẳng lơ, mang thai, đổ tội cho tiểu là cha đứa trẻ. Tiểu không nhận tội, bị làng tra khảo và mọi người chê bai. Sư chùa Vân phải lãnh tiểu về. Thị Mầu sinh con đem đến bỏ cho tiểu. Tiểu nhẫn nhục nuôi trẻ. Khi tiểu qua đời mọi người mới biết tiểu là người nữ. Gia đình Thị Mầu phải lo việc tang ma.

Thị Mầu xấu hổ tự tử chết. Trong đám tang Kính Tâm có sự hiện diện của cha mẹ Kính Tâm cùng chàng Thiện Sĩ và đứa trẻ con Thị Mầu. Kính Tâm siêu thăng thành Phật Quan Âm. Cha mẹ và đứa trẻ cũng được siêu thăng. Riêng Thiện Sĩ thời làm con vẹt đứng nhờ một bên.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” đề cao các hạnh trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục cùng cực. Ngoài ra truyện còn đề cập tới hai vấn đề là chữ “hiếu” và chữ “nhân” của người xuất gia theo đạo Phật.

Tiểu Kính Tâm tuy xuất gia nhưng lòng thương nhớ cha mẹ vẫn tràn đầy. Người xuất gia không chấm dứt tình cảm với gia đình mà chỉ nâng tình cảm đó lên một bình diện rộng lớn với một mức độ thắm thiết, sâu sắc và cao cả hơn mà thôi. Quan niệm hiếu không chỉ nhắm vào mỗi việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ bằng vật chất mà còn phải tìm mọi cách để độ cho cha mẹ thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, vì Đạo Phật là đạo giải thoát.

Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, chịu khổ sở, nhưng vẫn hết lòng nuôi con Thị Mầu chu đáo, tận tình như nuôi con đẻ của chính mình. Bởi vì Đức Phật dạy người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sinh như là người mẹ thương yêu con ruột của mình.


Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất 
gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Cả hai chữ hiếu và chữ nhân đều vẹn toàn. Tinh thần Phật Giáo đã là một ngọn hải đăng chói sáng hướng dẫn cho bà Thị Kính trong hành trình vượt qua con sông mê để vươn tới bến bờ giác ngộ, để bà Thị Kính trở thành tiểu Kính Tâm và sau đó tiểu Kính Tâm trở thành Đức Phật Quan Âm.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” được lưu truyền trong dân gian qua các thế hệ cả hơn một thế kỷ rồi nhưng vì chất chứa nhiều từ ngữ và điển tích khó hiểu nên gây trở ngại cho người đọc. Trong cuốn “TRUYỆN THƠ QUAN ÂM THỊ KÍNH” này soạn giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao đã đọc lại truyện xưa, dựa vào các lời chú thích, nhất là tham khảo cuốn “Giải Thích Truyện Quán Âm Thị Kính” của Thiều Chửu, để gần như theo sát với nguyên bản mà kể lại toàn bộ câu truyện, cũng bằng thơ “lục bát”, với lời lẽ bình dị, cho người đọc dễ hiểu hơn.

DIỆU PHƯƠNG



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2021(Xem: 4382)
Một đoàn ca kịch nước kia Năm nay trình diễn phải đi xa nhà Chỉ vì nạn đói xảy ra Ở trong nước họ thật là nguy tai Đoàn đành đi ra nước ngoài Đường đi trắc trở chông gai vô vàn
23/10/2021(Xem: 4255)
Có người mắc bệnh dây dưa Rất là trầm trọng, quá ư lâu ngày Nên mời thầy thuốc thật hay Đến nhờ xem mạch. Ông thầy phán luôn: “Anh nên ăn thịt gà con Bệnh thời thuyên giảm chẳng còn ngại chi.”
22/10/2021(Xem: 6489)
Trong thế giới muôn loài của thiên nhiên cẩm tú nầy, chắc chỉ có loài chim yến trong vòng sống cuộc đời ngắn ngủi với tình yêu chung thủy đẹp đẽ nhất, xứng đáng là biểu tượng của tình yêu hạnh phúc mùa xuân!
21/10/2021(Xem: 5222)
Kính chúc mừng Giảng Sư TT.Thích Nguyên Tạng vừa đạt mốc kỷ lục với 300 bài pháp thoại online trong mùa đại dịch ( 20/5/2020-21/10/2021 ) Hôm nay sau 11:59 pm lệnh lockdown được gỡ bỏ !! Thành phố Melbourne 262 ngày ... ......kỷ lục thế giới chẳng ai mong Thế nhưng Đạo tràng online hạnh phúc ấm lòng Được Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng .....truyền trao tâm huyết đúng 300 bài pháp thoại ! Kính tán dương chúc mừng Ngài ...biện tài vô ngại Tác Như Lai Sứ ... từ bi bình đẳng thêm ...trí vô sư Mỗi một ý nghĩa bài pháp chỉ nẻo đến ...Chân Như Từ lời dạy Đức Phật trong Kim Cang Bát Nhã !!! Đó là : “Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng, huyễn, bào, ảnh, Như lộ diệc như điện, Ưng tác như thị quán.” Dịch nghĩa: Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, bóng, Như sương, như chớp loé, Hãy quán chiếu như thế. Và CHẤP CÓ , CHẤP KHÔNG cực đoan ... nên buông xả Trích bài kệ được Giảng Sư nhắc nhở nhiều lần Chớ chấp có, phủ nhận không, .....
18/10/2021(Xem: 8011)
Học giả- Hành giả. Người học thức-Người Vô Học Bài kinh Trung Bộ nào ... Phật đều chỉ dạy : Người tu cần nhất ...thanh lọc nội tâm Còn chúng sanh luân hồi ... vì uế nhiễm bụi trần Trả nghiệp cũ chưa xong .. nghiệp thiện mới nào trọn vẹn ?
16/10/2021(Xem: 4888)
Từng đợt xô nhau dưới mái hiên Giọt buồn, giọt khổ cứ triền miên Mưa như gieo rắc sầu nhân thế Điêu đứng từng cơn mọi ưu phiền
16/10/2021(Xem: 6028)
Quyện theo khói trầm hương Cùng lời kinh thanh thoát Ảnh Mẹ hiền ẩn hiện Nụ cười vui thanh thoát Lòng con thật bình yên Cúi đầu con đảnh lễ Chư Phật khắp Mười Phương Phật, Pháp, Tăng hiện tiền Đảnh lễ thầy Nguyên Tạng Lòng từ bi vô biên Đã tiễn đưa Mẹ hiền Về quê hương Cực Lạc Thầy đưa Mẹ về đây Cảnh chùa vui an lạc Ẩn hiện nơi cảnh này Thân bồ tát Quảng Đức Trái tim Ngài bất diệt
15/10/2021(Xem: 6414)
Bắt sóng gió phải đứng yên là điều không thể ! Hãy vui với sự thay đổi ... chấp nhận, làm quen Mọi sự việc cần thời gian khắc phục .. lẽ đương nhiên Chớ đặt nặng vấn đề ... cảm giác bị động ! Tập thoải mái như cưỡi ván, lướt nhẹ theo sóng Đừng chủ động hoạch định sớm tương lai Hiện tại cứ chánh niệm, ... bình an tránh họa tai Khai thác được hết tiềm năng mình trong chữ NHẪN
14/10/2021(Xem: 6295)
TÂM tịnh để cùng rõ khắp phương, Đạo hoà TÂM cảm thấy người thương. Cần TÂM sáng, tuệ sinh oai tướng, Thấu pháp an, TÂM mở rộng đường. Chân lý vững,TÂM phàm tục rã, Hiểm TÂM ngời, nghiệp khổ sầu vương. Trần đời xả hết TÂM trong lắng, Gần đến đích TÂM rõ lạc thường
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]