Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Miềng Dớ Mạ Miềng Miềng Khóc

22/06/202118:58(Xem: 4886)
Miềng Dớ Mạ Miềng Miềng Khóc

MIỀNG DỚ MẠ MIỀNG

MIỀNG KHÓC

Tra rồi ! Dớ mạ con ngồi khóc,

Giống như khi con nít rứa thôi !

Cha miềng chết khi mạ còn xuân sắc

Ở rứa thôi !  Nuôi con cho khỏe, cho rồi !

 

Tui giỏ giứt, mới vừa bốn tuổi

à eng tui mười bốn, mười hai…

Đi họoc, đi chơi … có biết chi giúp mạ

Một chắc mạ đòn triêng sương nặng trẹo hai vai…

 

Mạ nòi chốông con dà  phẩm hạnh

Mặt mụi  dòm thua kém chi ai

Biết mấy eng ngó dòm mạ tréng

Giữ phận mìềng ở quá nuôi con

Ba đứa dỏ lớn lên dờ mạ

Biết mấy tháng năm bươn bã bán buôn

Có thiếu chi mô… dư con dà khá giả

Cơm ăn áo mược tết dứt đẹp đẽ luôn luôn…

 

Khi mạ sốông tụi con cực khổ

Chừ khá hơn thì mạ đã chết rồi.

Thương mạ quá ! Mần răng nói ra cho rõ

Giống dư xua ! Con ngồi khóóc đó thôi !!!!

 

HẠNH PHƯƠNG

15.6.2021

 

 

 

 

 

         Mấy hôm nay ngồi đọc BÚT KÝ của nhà thơ đồng hương lão thành XUÂN BẢO, trên FACEBOOK viết rất nhiều chuyện, nhiều vùng miền quê hương Quảng Trị . Cụ Xuân Bảo ở Đại Hào- Triệu Đại, tôi ở Gia Độ - Triệu Độ. Cách nhau chỉ cây Cầu SÃI …

        Đọc bút ký của Cụ Xuân Bảo tự nhiên tôi nhớ, tôi thèm nói cái tiếng nói nhà quê của mình… Thèm lắm lắm…

       Tôi nhớ khi học Năm thứ Hai ở Phân Khoa Khoa học Nhân Văn Viện Đại Học VẠN HẠNH… Tôi được học Thầy LÊ MẠNH THÁT, Thầy người làng Cù Hoan- Quảng Trị… Mười năm du học ở Mỹ, mang về 5, 6 cái bằng Tiến Sĩ, lại từng nghe; Khi mới học lớp Đệ Tứ, ở chùa Từ Đàm, thầy đã đọc và nhớ toàn bộ Đại Tạng Kinh chữ Hán, nay: khi dạy chúng tôi , thầy nói và viết thông thạo 15 thứ tiếng ( ngoại ngữ )…

       Thế mà, lúc ấy, khi bước vô Giảng Đường, chuẩn bị giảng Cổ Sử Ấn Độ tiền THÍCH CA cho sinh viên hoc, trên tay thầy không có lấy  một miếng giấy, một quyển sách gì trên tay như các vị giáo sư khác… Trên bàn  Giáo sư duy nhất  chỉ có một hộp phấn trắng, do Giáo sư dạy giờ trước để lại… Có lẽ, trên bàn còn vương bụi phấn, thế nên Thầy THÁC mới nói : “ Có cái chủi mô đó khôông,eng mô cầm lên xuốc cái bàn cho thầy một chút hè ?!! “

       Nghe tiếng Thầy nói, toàn là thổ âm Quảng Trị, tôi rợn cả người… Tiếng nói quê hương chúng tôi  thường bị thiên hạ chê là tiếng nhà quê không sang như tiếng Huế…,Trong khi đó thầy mình du học ở Mỹ mười năm trở về, làm một Giáo sư Đại học,Thầy đã không quên tiếng nói nhà quê của mình, thầy nói rặc ri tiếng Quảng Trị , y như dân nhà quê Quảng Trị mới vô chân ướt chân ráo giữa Sài gòn … Lạ thiệt .

      Thú thật, ngay từ thuở nhỏ tôi đã yêu cái tiếng nói quê mùa của mình lắm lắm…Tôi cũng từng nuôi dự tính viết một cuốn SỔ TAY thổ âm Quảng Trị, vì thấy ngay hiện tại nhiều tiếng thổ âm, thổ ngữ nay gọi là phương ngữ đã không còn ai dùng nữa. Ngay lớp trẻ đi học bây giờ cũng không thầy cô nào dạy cho biết…. Nhiều tiếng đã thành tử ngữ rồi : ít thí dụ như : CÔI ĐƯỚI, ĐAO RẠ, TRỌT CƯƠI … Thao thức ấy, nay luống tuổi rồi vẫn chưa làm được …Đúng như Nhạc sĩ PHẠM DUY hát : Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời….Tôi muốn xin phép Phù thủy ngôn ngữ cho tôi sửa chữ NƯỚC TÔI thành quê tôi, làng tôi.. cho nó nhỏ lại tí xíu, cho nó đúng cái tham vọng cỏn con của mình ….

Tôi lại nhớ khi học lớp ĐỆ TỨ ở trường Trung học BỒ ĐỀ QUẢNG NGÃI ( Bây giờ gọi là lớp 9 ) Tôi được học Tiếng Pháp với Thầy Định… Thời Pháp thuộc Thầy là Trưởng Ty Giáo Dục tỉnh Quảng Ngãi. Nên người ta thường gọi Thầy là Ông Đốc ĐỊNH…Thầy là thầy dạy tiếng Pháp nhưng lại vô cùng yêu tiếng nước mình : TIẾNG VIỆT.

Thầy có viết một tập TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT. Bản thảo Thầy viết trong một cuốn sổ tay nho nhỏ, hồi ấy người ta thường gọi là carnet ,khổ giấy hình như 9cm x12 cm.. Thời ấy sổ sách hiếm lắm…chứ không như bây giờ. Chữ Thầy viết bằng bút máy, bơm mực… rất nhỏ… Nhỏ li ti nhưng rất rõ ràng… Thầy trao cho tôi xem. Tôi cứ ngỡ Thầy cho mình xem là để cho biết việc Thầy làm , đó là lo cho tiếng Việt, giúp thế hệ học trò của Thầy nói và viết cho đúng tiếng Việt… Tôi thật không ngờ khi nghe Thầy nói : “Thầy biết con là người Quảng Trị, Quảng Trị, Quảng Bình là hai địa phương phát âm đúng nhất, chuẩn nhất những tiếng có phụ âm T và C ; N và NG ở cuối… Thầy nhờ con kiểm tra phần ấy cho Thầy…”

Giờ đã ở độ tuổi trên 70, nhìn lại các bậc Thầy của mình họ cẩn trọng đến thế … Họ yêu tiếng Việt đến thế…

Mấy hôm nay đọc bút ký Cụ Xuân Bảo tôi lại thèm nói, thèm nghe tiếng nói nhà quê mộc mạc của mình…Bài thơ nầy hình thành là do nguyên nhân ấy … Nhưng đã hơn 60 năm mình chưa được nói, được nghe… chắc gì mình đã ký âm, phiên tả đúng cái tiếng nói nhà quê của mình…

Lại còn trắc trở yếu tố ký âm : NHỚ trong thương nhớ là DỚ, hay GIỚ ; NHÀ trong ngôi nhà là DÀ hay GIÀ ,,,,

Viết bài thơ xong, tôi phải in ra trên giấy , xem lại, rồi mới phiên tả ra tiếng phổ thông, sao cho người đọc, không nói tiếng Quảng Trị, Quảng Bình hiểu được nội dung mình muốn nói.

Bài thơ phiên tả ra tiếng phổ thông sẽ như sau ( chắc chắn là không hợp bằng trắc, niêm luật, âm vận của thơ… Xin người đọc hoan hỷ dung thứ.

MÌNH NHỚ MẸ MÌNH MÌNH KHÓC
Già rồi ! Nhớ mẹ mình…ngồi khóc
Giống như khi còn thơ ấu, thế thôi
Cha mình mất khi mẹ mình còn xuân sắc
Ở vậy thôi ! Nuôi con cho khỏe cho rồi.
Tôi nhỏ nhất, mời vừa bốn tuổi
Chị, anh tôi mười bốn, mười hai…
Đi học, đi chơi… có biết gì giúp mẹ
Mẹ một mình đòn gánh trĩu hai vai …
Mẹ nòi giống con nhà phẩm hạnh
Mặt mũi nhìn thua kém chi ai
Biết mấy anh… thòm thèm mẹ tránh …
Thủ phận mình ở góa nuôi con.
Ba đứa nhỏ lớn lên nhờ mẹ
Biết mấy tháng năm bươn bã bán buôn
Có thiếu chi nào… khác chi đâu những
đứa con những nhà khá dã.
Cơm ăn, áo mặc, tết nhất về vẫn đẹp đẽ luôn luôn.
Khi mẹ sống tụi con cực khổ
Chừ khá hơn thì mẹ đã mất rồi .
Thương nhớ mẹ nhiều lắm,
biết làm sao nói ra cho rõ.
Giống hệt như xưa ! Con ngồi khóc đó thôi ..
HẠNH PHƯƠNG
Đã phiên tả ra tiếng phổ thông, không biết có chuẩn chưa, xin quý thức giả, nhất là thức giả đồng hương Quảng Trị góp ý, bổ túc, bổ sung và chỉ giáo… Người cầm Chuột máy tính vô vàn trân trọng tri ân…
Mô Phật.
Hướng về Vu Lan con lại thương cha nhớ mẹ nhiều hơn…
HẠNH PHƯƠNG
Mùa VU LAN TÂN SỮU – PL . 2546

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2021(Xem: 11138)
Trong thế giới thi ca hiện đại Việt Nam, ngoài những nhà thơ nổi tiếng như Bùi Giáng, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Thiên Thư…thì Trần Xuân Kiêm, tuy ẩn mật nhưng hồn thơ lai láng, chan hoà cả trời thơ đất mộng mông lung. Một niềm thơ tình tự, tương tư trong nỗi sầu ca vô cùng xúc động cứ đồng vọng hoài trên mặt đất ngân rung. Không biết tự bao giờ, em đã đến giữa tồn sinh này, khiến cho thi nhân ngất say trong chén rượu nồng được rót từ suối tóc long lanh, từ biển mắt xanh biếc huyền diệu mông mênh. Em về đây từ một thế giới ban sơ vừa mộc mạc, giản dị vừa huy hoàng, diễm lệ. Thế giới của thơ và họa giao thoa trong tiếng nhạc của trời giữa thiên thu vời vợi… Nơi đây dư vang của huyền thoại quy hồi và em xuất hiện. Em về ngồi đó, lặng lẽ trong bóng chiều vĩnh cửu, thiên thu, đủ cho chàng thi sỹ ngây ngất, bàng hoàng, choáng váng, vội vã Quy Hàng: Em ngồi trong bóng thiên thu Nắng vui còn đọng lời ru suối ngàn Có ta cõi đó điêu tàn Đá khô đất sụp
16/05/2021(Xem: 10163)
Trước khi xuất bản, chúng tôi có duyên được đọc tác phẩm mới nhất, Triết Lý và Thi Ca, của Nguyên Siêu, tức là Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, một vị Thầy lớn hiện tại ở Hoa Kỳ. Thầy có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, trước tác và dịch thuật quan trọng như: Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy (1994), Ưu Đàm Lướt Bão (1998), Tâm Nguyên Vô Đề (2012), v.v… có thể tìm thấy ở đây: (https://hoavouu.com/author/about/129/ht-thich-nguyen-sieu). Nhưng có lẽ chúng tôi trân quý nhất là 3 cuốn: Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập I (2001, 2006), Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập II (2006, 2020) và Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập III (2013, 2020) do Thầy biên tập. Chúng tôi còn nhớ, như là tiếng nói từ đáy lòng khi thầy Nguyên Siêu chia sẻ về Ôn Tuệ Sỹ, "Thầy đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công trình khảo cứu, dịch thuật, thi văn, tư tưởng Triết học để khu vườn văn hóa Việt Nam thêm nhiều hương sắc.” Cũng tương tự, Thầy Nguyên Siêu cũng
15/05/2021(Xem: 5282)
Ca Diếp Tôn Giả Hạnh Niêm hoa vi tiếu mở tâm nguyên Phát nguyện chuyên tu nối pháp truyền Linh Thứu huyền cơ rền khắp chốn Đầu Đà diệu hạnh độ muôn duyên
15/05/2021(Xem: 5933)
Kính mừng ĐẠI LỄ Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát . Kính dâng Thầy bài thơ về vía Đại Trí Văn Thù Sư Lợi , Đức Bồ Tát đã hộ trì con từ khi con đặt chân lên Ngũ Đài Sơn ( 2010 ) và đã thấy một sự hiển linh vi diệu đến cuộc đời con kể từ ngày ấy đến nay . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH Khi tháng tư âm lịch về, hai đại lễ cần ghi nhớ ! Vía Đức Văn Thù mừng bốn tháng tư Sang đến rằm Vesak lễ hội Đức Bổn Sư Nhưng cùng tiêu biểu cho Từ Bi và Trí Tuệ !
13/05/2021(Xem: 6364)
Diệu Tâm Ca, tập truyện thơ kể về cuộc đời của Đức Phật, nội dung ngụ ý một bản trường ca về Một Cõi hay Một Nhân Cách thị hiện Chân Tâm Vi Diệu. Dù nói là Một Cõi hay là Một Nhân Cách, Một Thể Tính, vẫn là cách nói vượt ngoài tầm với của thế tục trí, bởi đó là Cõi mà ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt: Đường đi của ngôn ngữ bị cắt đứt, dấu chân của tâm hành bị xóa sạch, như hư không, không thấy dấu chân chim.
12/05/2021(Xem: 6686)
Ngồi trong vườn nguyệt lộ Hôn một màu trăng non Nghe lòng mình cười rộ Chạy băng đồi vô ngôn
11/05/2021(Xem: 7581)
Tử vong đành chấp nhận do Nghiệp và Phước ! Kính bạch Thầy trong bài pháp thoại sáng nay, Thầy có báo cho đại chúng về nguồn tin đang chấn động" vị bác sĩ nổi tiếng đã tiêm ngừa vắc xin đã hai lần rồi mà vẫn bị vi rút Covid tấn công" và VN đang áp dụng luật lệ 5 K. Kính dâng Thầy bài thơ con cảm tác . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Bản tin về con Vi rút biến thể thật chấn động ! Nhà Bác Sĩ về truyền nhiễm học đã tử vong Dù hai lần tiêm vắc xin thứ xịn ( Pfizer) tưởng ... xong ! Không ngờ ... nghiệp hay Phước mới là quyết định !
10/05/2021(Xem: 5340)
Mây chùng khói sóng khựng chân lê, (*) Tuổi mộng xa rồi lắng thạch khê… Dấu nỗi đời chênh ràng chốn ở, Ghìm duyên phận mỏi ngại nơi về.
08/05/2021(Xem: 7333)
Kính dâng Thầy bài viết về ngày Mother’s Day. Cứ mỗi năm đến ngày Mother’s Day và lễ Vu Lan thì hình ảnh Thầy rơi lệ trong một bài pháp thoại mùa đại dịch lại hiện ra ...Tình thương Mẹ của Thầy đã biểu hiện trong ánh mắt, nụ cười qua những bức ảnh và khi nói về Niệm Phật Thầy luôn đọc bài thơ Sám Niệm Phật mà Cụ Bà Tâm Thái đã đọc từ kinh Tam Bảo của nhiều chùa xưa . Hôm nay nhân sưu tầm bài viết có một câu của bà mẹ gửi cho con ...kính ghi chép lại và kính dâng những ai từng rơi lệ dù là nam nhi .. " Con trai của Mẹ, nếu buồn hãy cứ khóc, đừng giấu nước mắt vào trong như những người thường chỉ dạy . Con trai khóc cũng không sao cả, nếu nước mắt này giúp cho điều lo lắng về mẹ và buồn bả không được gần Mẹ sẽ vơi đi và giúp con cảm thấy nhẹ nh
07/05/2021(Xem: 4482)
Con vẫn biết : Với thời gian Mẹ không còn nét diễm kiều đài các ! Nhất là khi Cha khuất bóng nhiều năm Một mình lo toan với trăm việc ứ đọng ...ngầm Mẹ âm thầm làm việc không giờ nghỉ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]