Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập thơ "Về Đời Người" của Cư Sĩ Thị Đắc

23/04/202106:53(Xem: 5701)
Tuyển tập thơ "Về Đời Người" của Cư Sĩ Thị Đắc


tuyen tap tho cua cu si thi dac




Phát Tâm

Ai nghe Diệu pháp liên hoa

Cũng bằng người ở đường xa mới về

Pháp hoa Ngài nói nhiều ghê

Khai thị ngộ nhập dạy bề chúng sanh

                    Pháp hoa là pháp chân thành

Ví dụ, Hóa thành mùi hương nhiều cây

Ai nghe uống thuốc lời Thầy

Nhờ có uống thuốc bệnh này bình an

Người con phải có khôn ngoan

Bỏ cha chạy mất không nhòm cục phân

Về nhà xa thấy cha mần

Mặc đồ thô cũ tay lần hốt phân

Đó là nghiệp chướng gian trần

Không làm được hưởng tiền thân tu hành

Nhà lửa lần lần chạy xa

Cha hứa khi nảy là ba xe nhiều

Lớn nhỏ điều hưởng ít nhiều thấm ghê

Lâu lâu lại nhớ Ngài ghê!

Ngài tu nhẫn nhục cho bề chúng sanh

Ai mà lòng dạ chân thành

Quý Ngài gia hộ duyên lành về Tây

Thầy Cô chỉ dẫn đủ đầy

Có công thì hưởng về Tây thanh nhàn

Chí tâm niệm Phật vái vang

Nhất tâm tụng niệm thanh nhàn thành công.

Canberra, Ngày 16/10 Canh tý
Thị Đắc


pdf
Tuyển tập thơ Về Đời Ngời của Cư Sĩ Thị Đắc-Pháp Thọ_2021

***


Một vài hình ảnh
về Lão Cư Sĩ Thị Đắc 



Cư sĩ Thị Đắc

Sanh 20/6/1934, tại Nam Ô, con trai Út

Thân Phụ Ngô Văn Kiệt, Thân Mẫu Nguyễn Thị Lạng.

 

Cha qua đời lúc lên 5, Mẹ không khỏe nên ông phải đi làm lao công nuôi Mẹ từ lúc 7 tuổi đến lúc Mẹ quá vãng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông chỉ học đến lớp 3. Ông lưu luyến trường, thèm bạn học nhưng thôi.

Ông quy y với Thầy Huệ Oai tại Chùa Hoa Sơn, pháp danh Thị Đắc. Ông thuần tín Tam Bảo, hầu trà nước Thầy, tự nhận chức hương đăng Chùa. Mỗi tháng, ngày 13 & 29, ông & con cái lên tắm Phật, quét sân chùa. Dường như ông chưa bao giờ mõi mệt.

Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Thương, có được 7 người con. Ông làm nghề biển, chiều ra khơi mãi đến sáng hôm sau mới về. Ông vừa nuôi con, vừa khắt khe dạy học con tại nhà bằng cách 1 đứa học 1 đứa dò bài, ông đứng dò theo. Tuổi thơ con của ông chỉ có học Cửu Chương, bài tập & lau dọn Phật tại Chùa Hoa Sơn .

Năm 1984, ông cho 5 đứa con lớn đi vượt biên bằng ghe đánh cá nhà. Gia đình đoàn tụ năm 1994 tại Úc lúc đó ông đã 60 tuổi. Sớm tối, ông về Chùa Vạn Hạnh quét dọn sân chùa, hầu nước & bạn đồng hành những chuyến đi xa cùng Hoà Thượng Quảng Ba. 

Ông gieo duyên xuất gia với Thượng Toạ Như Định 4 năm. Vì tuổi già, ông xin về nhà tịnh tu. Ông hành trì Kinh Pháp Hoa & niệm Phật 3 thời mãi đến cuối đời. 

Ông đã đến đảnh lễ Phật tại Ấn Độ, New Zealand, vòng quanh nước Úc & Việt Nam. Ông đích thân về lại quê nhà xây tháp cho Thầy Huệ Oai, làm Chẩn Tế, Chẩn Bần & Trai Tăng để đáp đền muôn một công ơn Thầy Tổ, Cha Mẹ cùng sám hối nghiệp đánh cá xưa.

Ông minh mẫn, nhớ từng chi tiết trong Kinh Pháp Hoa, nhưng thở khó dần, ông thiết tha đảnh lễ & xin Hoà Thượng Quảng Ba dìu dắt suốt 3 tuần cuối đời & lo hậu sự dùm. Hai ngày trước khi ông mất, mùi hương từ cơ thể ông thơm ngát phòng. Hòa Thượng & chư Ni đến khai thị & hộ niệm, 1/2 tiếng sau ông cầm xâu chuỗi theo tiếng niệm Phật của gia đình trút hơi thở cuối cùng, đúng ngày mất của Thân Phụ ông sau 84 năm.

Ông sanh ra đời chỉ làm 3 việc; làm sạch chốn thiền môn, đẩy 1 bầy con ra khỏi đại học & bao nhiêu tiền của ông mang biếu hết người khó.

27/3/2021, một người con Phật, một cha già lao nhọc đã liệm tắt.

Hiếu nữ Thị Tần kính ghi



cu si thi dac ngo van giai (7)cu si thi dac ngo van giai (6)cu si thi dac ngo van giai (5)cu si thi dac ngo van giai (4)cu si thi dac ngo van giai (3)cu si thi dac ngo van giai (2)cu si thi dac ngo van giai (1)
cu si thi dac (3)cu si thi dac (4)cu si thi dac (5)cu si thi dac (6)cu si thi dac (7)cu si thi dac (8)cu si thi dac (9)cu si thi dac (10)
cu si thi dac (11)

cu si thi daccu si thi dac-2cu si thi dac-3cu si thi dac-4
cu si thi dac (1)
cu si thi dac (2)




facebook-1


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2024(Xem: 1344)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 1989)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1843)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 816)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
03/01/2024(Xem: 1663)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1949)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1583)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 2167)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
14/12/2023(Xem: 1042)
Nắng trải trời thu giữa phố phường Người về ghé lại cảm tình thương Triêm ân đạo cả nào phân được Giữ đức tâm khoan chẳng tính lường Tuổi hạc bình yên vui pháp trưởng Trần đời lặng lẽ sống hiền lương Kinh thâm giảng giải Thầy trao nghĩa Khắp chúng luôn cùng thắm vị hương
03/11/2023(Xem: 1365)
Lâm Tế huân tu ba tát tay Hốt nhiên giác ngộ lạ lùng thay Phá tan kiến chấp vô văn tự Trực chỉ chân tâm thấy biết ngay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567