Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát

04/04/202108:53(Xem: 6923)
Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát
bo tat pho hien 2

VÍA ĐỨC PHỔ HIỀN BỒ TÁT 
(21 tháng 2 âm lịch)
Theo Kinh Bi Hoa, tiền thân của Bồ Tát Phổ Hiền là Thái tử Năng Đà Nô, con thứ tư của Vua Vô Tránh Niệm. Nghe lời phụ vương, Thái tử phát tâm cúng dường Đức Phật Bảo Tạng cùng chư Tăng trong ba tháng An cư kiết Hạ. 

Quan đại thần là Bảo Hải mới khuyên Thái tử hồi hướng công đức về đạo Vô Thượng Bồ Đề, cầu thành Phật hơn là phước báu hữu lậu nhân thiên. 
Thái tử nghe lời và trước Đức Phật Bảo Tạng, đã phát nguyện hồi hướng Đạo Vô Thượng Chánh Giác, phát Bồ Đề tâm, tu tập vô lượng hạnh nguyện Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, cầu chứng ngôi Phật đạo và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Phổ Hiền Như Lai.

Đức Phật Bảo Tạng nghe lời phát nguyện mà ngợi khen và thọ ký, đặt cho Thái tử danh hiệu Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, Thái tử trải hằng sa kiếp tu hành, thực hiện các thệ nguyện viên mãn, rồi đến thế giới Bất Huyến phương Đông thành Phật hiệu là Phổ Hiền Như Lai.
Trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm, Bồ Tát Phổ Hiền đã nói về Mười Đại Nguyện của Ngài.
'
PHỔ HIỀN THẬP CHỦNG ĐẠI NGUYỆN 
1. Nhất giả lễ kính chư Phật
2. Nhị giả xưng tán Như Lai
3. Tam giả quảng tu cúng dường
4. Tứ giả sám hối nghiệp chướng
5. Ngũ giả tùy hỷ công đức
6. Lục giả thỉnh chuyển Pháp luân
7. Thất giả thỉnh Phật trụ thế
8. Bát giả thường tùy Phật học
9. Cửu giả hằng thuận chúng sanh
10. Thập giả phổ giai hồi hướng
Nhân Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát con xin cung kính cúng dường lên Đại Sĩ bài thơ phát nguyện, lập lại Mười Đại Nguyện của Bồ Tát trong trí hiểu biết cạn cợt của con, mong Ngài từ bi nhiếp độ 🙏🙏🙏
1. Phật là bậc Toàn Giác nên con nguyện thường lễ kính
Do có vô số Phật, nguyện đảnh lễ chư Phật mười phương
Chúng sanh là Phật tương lai con chẳng dám khinh thường
Trong tâm có Phật nên đối Phật tánh nguyện hằng kính lễ
2. Xưa giờ Phật đến thế gian cũng để khai mở trí huệ
Hạnh nguyện chẳng thể nghĩ bàn nên con nguyện xưng tán Như Lai
Bất cứ hạt bụi trần nào cũng có dấu chân, vết xả thân của Ngài
Công hạnh chư Phật muôn đời, nguyện xưng tán không mỏi mệt
3. Lễ kính xưng tán rồi, tâm con Phật đã nhiếp
Vì biết Tam Bảo là ruộng phước, nguyện hằng cúng dường
Tâm-Phật-chúng sanh không sai biệt, xin cúng dường pháp thân
Tam luân không tịch nên con nguyện cúng dường phổ quảng 
4. Từ vô lượng kiếp đã tạo bao tội cùng nghiệp chướng
Nay được khai mở trí huệ, con nguyện sám hối chân thành
Tâm sám hối thanh tịnh rồi thì tội liền tiêu nhanh
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không mới là chân thành sám hối
5. Tâm thường sám hối, bao u ám nặng trĩu được trút cởi
Hết còn mặc cảm, tâm khởi lên niềm hân hoan
Thấy ai hành thiện pháp, con nguyện tùy hỷ công đức, chúc mừng
Biết mình cùng chúng sanh vốn bình đẳng đồng Phật tánh
6. Tâm tùy hỷ công đức đã có, Pháp luân nguyện thỉnh chuyển 
Mong hiểu rõ đâu là công đức, nhân quả, cùng chánh tà
Phật đã nhập Niết Bàn nên con nguyện tìm cầu Pháp sư
Phật Pháp còn thì như thuyền có la bàn đến bến 
7. Thỉnh chuyển Pháp luân song đâu là ý chỉ, pháp chân chính
Nên con nguyện thỉnh Phật cửu trụ thế gian
Phật có pháp thân, mong Thế Tôn thị hiện Tăng đoàn
Ngự trong tâm con, cùng hữu tình, vô tình thuyết pháp
8. Thỉnh Phật trụ thế là để tu học theo Phật
Phật còn tại thế thì con lầm lạc trầm luân
Nay được thân người, được Tam Bảo chỉ đường
Nguyện lấy thân này để tu học, làm pháp khí 
9. Thường tùy Phật học không mỏi mệt ngừng nghỉ
Cũng để nhận ra Trí Huệ Từ Bi của Như Lai
Ba đời mười phương chư Phật vì độ hữu tình, đến thế gian này
Con nguyện hằng thuận, phụng sự chúng sanh muôn loài, nhân để thành Phật
10. Mười đại nguyện của Đại Sĩ Phổ Hiền Bồ Tát
Hết thảy chư Phật cũng đều như pháp mà hành
Bao công đức có được đồng phổ giai hồi hướng chúng sanh
Con nay phát nguyện y giáo phụng hành, xin Phật và Bồ Tát từ bi gia hộ 🙏🙏🙏
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT 🙏🙏🙏
2021-04-02 (Mộng Lệ An)
Nghiệp Huân Dương


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2018(Xem: 5155)
Mẹ thương con khi con trong lòng mẹ Mẹ thương con khi con chui vào đời Mẹ thương con khi con oà lên khóc Và thương cả khi con rống lên cười
02/05/2018(Xem: 6242)
Chuông vang thức tỉnh cho người Trong cơn mê - ngộ bời bời Thế Gian Thấm rồi Giáo Pháp Đạo Vàng Chuông ngân như tiếng vọng vang Tâm Từ
01/05/2018(Xem: 7688)
Mở mắt là đã nghe Kinh Lời giảng Chánh Pháp lắng thinh vào đầu Phải cho nguồn Đạo thấm sâu Lõi len tim óc mạch sầu bớt vơi.
01/05/2018(Xem: 6681)
Hãy lắng nghe tiếng thì thầm của Pháp Pháp là chân lý ngọn đuốc soi đường Pháp sẽ giúp ta nhận định tỏ tường Pháp hoàn hảo , và muôn đời tối thượng
30/04/2018(Xem: 8667)
YÊN BÌNH. Ta không đi đâu không về đâu. Trong mong muốn ẩn mầm đau khổ. Hạnh phúc về ngay ai diệt mong cầu. Khi nhắm mắt không về đâu hết. Mọi mong cầu nào có ở bên ta. Tung cánh xa bay giữa trời hỷ xả. Cảnh giới Niết bàn chẳng chấp có và không. Hãy bình yên chớ có tí buồn phiền. Nào năng lượng tạo thành đời bất hạnh. Minh Hội. Syd 14/3/MT 29/4/2018.
30/04/2018(Xem: 10822)
(Vần thơ đưa tiễn Phật tử Nguyễn Hướng Dương về cảnh giới an lành) Hôm nay ngày giỗ Tổ Hùng Vương Chợt nghe tin tức thật bi thương Một người giã biệt, đi theo Tổ Thôi, đã thôi rồi, Nguyễn Hướng Dương! Tôi nhớ khi xưa, em đến đây Trong một Khóa Tu để giải bày Kinh nghiệm trải qua bao sóng gió Gương sáng đời em, mấy ai tày?
29/04/2018(Xem: 9802)
Ngày xưa ở tại nước kia Có bà goá phụ Đề Vi rất giàu Chồng thời chết đã từ lâu Lại không con cái, u sầu mãi thôi Một thân goá bụa đơn côi Không người che chở, chẳng ai nương nhờ. Đúng theo phép thời bấy giờ Vì bà dòng dõi là Bà La Môn Nên khi cuộc sống u buồn Không như ý nguyện, lại luôn não phiền
28/04/2018(Xem: 10846)
Tứ cú lục bát về "Cửa Thiền" KHẨU Kim ngôn ái ngữ gửi người Chân tình khẩu ngọc buông lời trúng tim Sáng trong pháp cú soi đêm Nhân tâm trực chỉ cửa thiền mời ra.
28/04/2018(Xem: 14548)
Có thể nói: Cuộc đời của Bùi Giáng không thuộc về khái niệm trong ý nghĩa của sự sống chưa thoát khỏi những ranh giới định kiến phân biệt trần gian. Ở ông, hình như cái ranh giới mà tạm gọi là khùng điên và thiên tài không thể nào hiểu hết được. Nếu mượn những khái niệm thường tình: hèn- sang, nghèo- giàu, điên- tỉnh, ghét- yêu, buồn- vui…để Bùi Giáng, hện tượng của ý nghĩa sự sống vô tận, Thích Tâm Tôn, nói cái bất tận của cuộc đời Bùi Giáng thì chỉ là ý nghĩ ngây thơ cạn cợt. Thơ ông không phải để bàn, nhưng lạ thay, lâu nay người ta vẫn thích bàn và bàn chưa thể hết những gì thuộc về thơ của ông. Có lần ông bộc bạch, ông làm thơ đơn giản chỉ vì: “Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn, châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi”. Xin mượn tạm chút ngôn ngữ của những khái niệm thường tình mà nói đôi dòng về ông trong ý nghĩa sự sống mà ông đã đi qua và đã lưu dấu lại trong cuộc đời này.
26/04/2018(Xem: 14169)
Chùm thơ mang hương vị đời & đạo của Tuệ Thiền Lê Bá Bôn, Chen lấn mười năm quên ngắm trăng Về quê gặp lại giữa đêm rằm Trăng ngoài ấy, trăng trong ta hội ngộ Lợi danh nào đổi được ánh trăng tâm?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]