Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuối Đông Canh Tý Tiễn Anh Đi (Kính Viếng Hương Linh Nhạc Sĩ Như Niên Hằng Vang)

03/02/202116:45(Xem: 14233)
Cuối Đông Canh Tý Tiễn Anh Đi (Kính Viếng Hương Linh Nhạc Sĩ Như Niên Hằng Vang)

        Hằng Vag   trong bộ áo GĐPT

CUỐI ĐÔNG CANH TÝ TIỄN ANH ĐI
         Kính Viếng Hương Linh Anh Như Niên-NS Hằng Vang

 

              Trong dòng thế sự

Thế là nhạc sĩ Hằng Vang ( 1936 – 2021 ), người anh cả còn lại trong  làng nhạc Phật giáo, đã thật sự buông bỏ tất cả, an nhiên nằm xuôi tay theo hướng ngã của chiếc bóng  Phật đà mà suốt cuộc đời của ông đã tận tụy , âm thầm, hy sinh cống hiến!

Nhạc sĩ Hằng Vang đáng tuổi Cha- Chú nhưng ông chỉ muốn được gọi theo cách văn nghệ và gần gũi nhất là Anh. Vì vậy trong bài viết này cũng xin được gọi như thế lần cuối cùng, để rồi từ đây sẽ không còn ai để mình được thân tình gọi như vậy nữa.

Tôi nhận được tin này vào lúc 15 giờ ngày 20 tháng chạp năm Canh Tý ( nhằm ngày 01/02/2021), chỉ sau một giờ Anh ra đi! Cả ngày này, ngay từ sáng bản thân tôi có nhiều tâm trạng vui buồn, lo âu lẫn lộn, nhưng từ đó về sau khi ngồi trước một số tư liệu, thư từ nhiều năm qua Anh luôn tin tưởng gởi cho  tôi mà không khỏi  bần thần  xa vắng! Vậng, có lẽ vì sự tin tưởng đó mà tôi đã sở hữu rất nhiều tài liệu, thủ bút của Anh. Dường như đó cũng là trách nhiệm  do Anh trao gởi như chính lời Anh hay  thủ thỉ rằng “ Thành ráng gìn giữ cho Anh mai sau”, cho nên  suốt đêm dài  trằn trọc mãi với nhiều suy tư khắc khoải, cho đến hôm nay khi gia đình sắp  tiễn đưa Anh  vào lòng đất tôi mới có quyết định viết  đôi dòng  kính nhớ về Anh, người Anh đã ưu ái dành tặng cho tôi câu điệp ngữ trong nhiều bức thư : Người em Phương Nam thân thiết!, xem như  một vòng hoa có tên mình kính viếng.


Không vội vàng vì trước hết mình không phải là một nhà báo Phật giáo có tiếng tăm, chỉ hạ bút viết về những gì mình có, mình hiểu và mình biết chứ không xiêu vẹo ngả nghiêng theo xu thời, cảm tính. Hơn nữa, từ lúc nhận được tin báo của gia đình, tôi cố gắng liên lạc, gọi điện và dùng tất cả các phương tiện mình hiện có để liên lạc nhau, nhưng rất tiếc  tất cả đều  lặng thinh một cách dễ thương! Phải chăng đó củng là một cách hững hờ! Thôi đành viết vài dòng thông báo lên faceebook của mình, xem như một hành động kịp thời để tiếng đời không trách lẽ vô tình tệ bạc. Dẫu biết rằng Anh ra đi trong tình hình nhiều tỉnh thành cả nước đều có dịch Covid-12 trong cộng đồng, nhiều dự tính sẽ khó qua được bước đầu phòng chống dịch triệt để. Nhưng đó không phải là lý do mà những con tim còn biết nghĩ đến nhau đem ra để trang trí cho sự lặng im của mình. Như vậy sẽ buồn biết bao !


 Một động thái nữa đã góp phần thôi thúc là tối hôm qua, lúc 20 giờ ngày 21 tháng Chạp năm Canh Tý ( 02/02/2021) nhạc sĩ Giác An  với giọng nói mệt nhọc, thều thào trên gường bệnh 175, vì đang bị tai biến, qua điện thoại với tôi rằng “Anh Thành ơi, nghe tin bác hằng Vang mất, Anh có dự tình gì không?” Vừa hoàng hốt lo lắng nhưng cũng kịp trần tình với vị nhạc sĩ này rằng” Thôi Giác An cứ yên tâm nằm điều trị, để ngay đêm nay hoặc sáng mai tôi viết đôi dòng tưởng nhớ Anh Hằng Vang  sẽ gởi gấm  tấm lòng của Gíac An đến với gia đình  họ. Phần tôi thì chưa nghe bất cứ ai liên lạc hay hỏi thăm nào, ngoài Giác An bây giờ”


Sự nghiệp , gia tài của Nhạc sĩ Hằng Vang


Có đâu! Sự nghiệp của Anh cũng chính là gia tài hiện hữu qua quá trình cần cù, tận lực dành hết cho âm nhạc Phật giáo. Sự nghiệp đó còn chính là gia tài  đồ sộ nhất  Anh để lại cho các con mình qua  tuyển tập mang cùng tên “ Gia Tài Của Ba” , NXB Thuận Hóa 2012. Mà ở trong đó, các con của Anh đã thuật lại câu nói thấm đậm nghĩa tình  và xác thực của mẹ mình – Bà Bùi Thị Hồng pd Nguyên Hoa ( đã mất ngày 27/02/2015- Xin xem thêm bài “Bóng mát phía sau cuộc đời dấn thân của NS Hằng Vang đã không còn”) như một dấu ấn chứng nhận  một gia tài quý báu rằng “Tội nghiệp Ba mi, sự nghiệp cả đời của ông”.



Gia Tài Của BaHằng Vag  nhạc Đức Quảng

Hằng Vag   trong bộ áo GĐPT
Nhạc sĩ Hằng Vang luôn thủy chung 
với chiếc áo lam của GĐPT


Cái gia tài đó cũng lại chính là những chất tinh túy Anh cống hiến cho vườn hoa  ca nhạc Phật giáo, từ thửơ thiếu niên cho nến  lúc tuổi xế chiều.Tôi đã không kềm được cảm xúc khi nhạc sĩ  GĐPT Đức Quảng  đã kịp thời  hạ bút viết lên những dòng nhạc tôn vinh Anh qua bài hát Triều Âm Pháp Vũ” , trong đó sự nghiệp và ngay cả  nghệ danh Hằng Vang cũng được nhắc đến một cách trân trọng, hướng tới cho hương linh Anh bằng cảnh giới của đức Tây Phương của Phật A Di Đà (xem ảnh ). Phải chi Anh Đức Quảng hòa âm kịp và đưa lên công chúng mấy ngày này thì sẽ tăng thêm ý nghĩa lẫn giá trị  một sự tôn vinh  xứng đáng (ảnh bản nhạc Triều Âm Pháp Vũ). Tác giả viết bài này bằng cảm xúc thật sự, cảm xúc của một huynh đệ đồng môn trong đại GĐPT, đã thấy và biết những gì nhạc sĩ hằng Vang cống hiến. Cho nên  nhạc của Đức Quảng không phổ thơ cứng ngắt mà là bằng chính ý thơ chân thật của chính mình.



nhac-si-hang-vang Bìa Ánh Đạo vàng


 Cũng vậy, nhớ trước đây, một trong những số báo đầu tiên của tạp chí Đạo Phật Ngày Nay do Thượng Tọa Thích Nhật Từ chủ biên, đã ưu ái dành sự trân trọng này dành cho Anh qua bài viết mang tên “Gặp Gỡ Nhạc Sĩ Hằng Vang”, một trong những bài viết khi đó Thượng tọa đểu tin tưởng giao phó cho tôi chịu trách nhiệm.


Mai sau còn lại những gì ?


Lâu nay, bằng trách nhiệm  và khả năng  của mình, tôi đã viết, đã nói những gì cần viết cần nói trên lãnh vực Văn Hóa Văn Nghệ Phật Giáo, cho nên còn rất nhiều điều trong bài viết ngắn ngủi này  hoàn toàn không muốn lập lại, để dành mai sau cho hậu thế xét soi. Ở trong đó, nỗi lòng của Anh còn đó nhiều  khúc khĩu, ưu tư lẫn lo lắng mà đôi khi Anh Chị em trong giới  cảm thấy bực mình khi Anh liên tục nhắc đi nhắc lại mãi hoài những điểu đã nói, đã ưu tư. Cứ trách đi, cứ giận hờn đi để rồi từ nay,  chúng ta sẽ không còn bóng dáng một người Anh Cả đáng kính, dù chì đứng đó là bóng mát  cho hàng hậu tấn  núp tựa khi nằng hạ chói chang, khi bão táo dập dồn.


 Nhiều khi tâm sự với Anh Em, tôi  nói rằng hãy thương yêu và  tiếp tục quý trọng Anh, Anh lớn tuổi rồi ; hãy chấp nhận những bực bội, nếu có,  xuất phát từ Anh vì đó cũng; là một phần khúc chiếc, nỗi lòng  trong suốt quảng đời của Anh mà chính chúng ta chưa giúp gì được để cho Anh được cởi mở  nỗi lòng mình.


Nhiều lần tâm sự, tôi nói với Anh rằng hãy an tâm  sống và làm những gì  mình  làm được, thôi đừng mơ ước chức vụ nhỏ to hay cấp bậc thấp cao, vì chỉ riêng  quá trình  trưởng thành trong màu áo lam GĐPT Anh xứng đáng trên cả  danh xưng Cấp Dũng nhiều vị đeo hãnh diện trên vai á ; cái vai áo đó  mình đã gánh trách nhiệm với dân Tộc và Đạo Pháp vốn dĩ quá to lớn rồi ( ý nghĩa hai cầu vai ). Tôi đã từng bức xúc trước  nhiều tài năng, đa dạng nghệ thuật ngoài đời lẫn trong đạo mà  các huynh trưởng đoàn sinh GĐPT đều có, vậy mà tải sao không đem ra phát huy hết để khằng định mình ? Cho đến khi  va chạm nhiều vấn đề, mình mới hiểu hết sự việc vì sao như thế. Chúng ta, GĐPT, Anh và em hằng mấy mươi năm qua  sinh hoạt, lăn lộn vì màu áo mà có thèm mơ chức vụ Trung ương hay địa phương  chi đâu, thế mà vẫn tồn tại ; nhường  những chiếc ghế danh vọng, ham hố ấy cho những tân binh  còn sức lực tràn trề  đấu tranh, giành giật thấy mà chán ngán! Và Anh đã đồng ý với tôi rằng bây giờ làm việc, mang tiếng là « phụng sự »   nhưng không bằng tài năng hay tâm lực mà chỉ bằng thương ghét, bè nhóm trần cấu! Bằng thực trạng đó, người ta nhìn  những anh em văn nghệ sĩ Phật giáo thật sự, dù có tài năng, tiếng vang hay công lao đến đâu cũng chỉ là văn nghệ nghiệp dư ! Chỉ đáng để hát cho nhau nghe ?


Vậy thì mình  mong cầu danh  vị, chức vụ chi vậy Anh? Rồi bây giờ Anh nằm xuống, Anh cũng lựa nhằm thời điểm để hạn chế  người ta đến gọi là viếng và thương tiếc Anh ? Phải chăng đó cũng là câu trả lời cho thế nhân  cõi thương ghét này bằng hình thái vô ngôn ? Nhiều vị  Tôn Đức viên tịch vừa  qua cũng dã có nhiều cách này hay cách khác tương tự như thế để lâu dần, tự nằm ngẩm nghĩ mới giật mình nghỉ ra và phải bật dậy quỳ  lên hướng vọng đảnh lễ giác linh quý Ngài một cách muộn màng mà lòng tự thẹn một góc  trầm luân.


Nguyện cầu  mười phương chư Phật tiếp độ hương linh  Anh Như Niên – Nguyễn Đình Vang hoa khai kiến Phật. Xin cảm ơn nhân duyên nhiều đời tích tụ đã   gặp và kết nghĩa đạo hữu  anh em với một  tượng đài Ánh Đạo Vàng  của âm nhạc Phật giáo. Với tôi là như thế !


Vĩnh biệt Anh !

 


Người em Phương Nam thân thiết

Giáo Đạo – Dương Kinh Thành

 

                 

                  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2021(Xem: 19608)
Cho đến năm 2020, Kinh Pháp Cú đã được dịch ra tiếng Việt bằng nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch thẳng từ tiếng Pali sang Việt ngữ gồm 423 bài kệ trong 26 phẩm và có kệ gồm 4 câu 5 chữ, có kệ 5 câu 5 chữ và cũng có kệ 7 câu 5 chữ. Trong khi đó bản dịch của cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu thì được dịch từ chữ Hán sang Việt ngữ cũng gồm có 26 phẩm và 423 bài kệ tất cả.
06/03/2021(Xem: 5097)
Kính dâng Thầy bài thơ này khi tuần này con thấy hạnh phúc lan tỏa vì cơ thể như đổi mới, chân không còn đau nhức mắt thì nhìn rõ màu sắc tuyệt vời, chợt nghiệm ra chỉ tu được khi thân khỏe thì tâm mới an . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Nay chợt hiểu không chỉ là tuổi trẻ ! Cần đứng vững đôi chân cặp mắt sáng trong Bất cứ tuổi nào ... trung niên, thu, đông Có điều ấy ...hạnh phúc tăng phấn khởi! Hiện thân chân lý sống mỗi ngày đi tới! Ánh sáng chan hoà lan tỏa khắp nơi Khơi dậy tỉnh giác sáng suốt trong tôi Nhận ân phước mà khoa học mang đến !
25/02/2021(Xem: 6000)
Con thấy mẹ con vui mỉm cười Bạch Thầy, hôm nay sau khi đọc Pháp của Thầy con viết cho bà Nội các cháu, con không thông hiểu giáo lý Phật Đà, con viết từ tâm con cho Nội các cháu Dâng chén cơm kính cúng Phật Đà Chí thánh con đảnh lễ Thích Ca Trần gian sao lắm bao phiền lụy Nguyện giải Như Lai nghĩa Phật Đà Rưới mưa thấm nước Cam lồ vị Quả đất biến thành vạn Pháp Hoa Nguyện cùng khắp cõi Mười Phương Phật Cho con gặp Mẹ tại cung Trời Cung Trời Đâu Suất cùng nghe pháp Pháp của Như Lai đến muôn loài.
23/02/2021(Xem: 7681)
Thảnh thơi rong chơi từng ngày trong cuộc sống ! Em có biết: Đến tuổi đông, chỉ ước mong sao được ... Thảnh thơi rong chơi trong cuộc sống từng ngày, Không ràng buộc vào dục lạc tiền tài . Sức khỏe bình ổn với tinh thần minh mẫn ! Đạo không lùi sụt mà luôn tinh tấn ! Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan, Làm bạn với Tâm ... đừng để đi hoang Thực hiện việc thiện rất chân thực không cứu cánh !
22/02/2021(Xem: 5741)
Ngoài trời Tuyết phủ đầy đường Một màu trắng xoá tang thương lạnh lùng Điện nước vừa ảnh hưởng chung Nhiều nơi hư hại đến cùng bà con Cấm cung trong nhà chịu đòn Tuyết bao phủ khắp, héo hon đợi chờ ( trời nhiệt tan ) Xoay trở sinh hoạt ngất ngơ! Người tìm lánh nạn qua nhờ thân nhân Buốt lạnh dồn dập bội phần Cố mà chịu đựng tấm thân khổ nàn Thời tiết thay đổi liên can Nhiều Bang bỗng chốc băng hàn bũa vây ( hơn 30/50 TB Mỹ )
21/02/2021(Xem: 9329)
Ngoài trời Tuyết phủ đầy đường Một màu trắng xoá tang thương lạnh lùng Điện nước vừa ảnh hưởng chung Nhiều nơi hư hại đến cùng bà con
20/02/2021(Xem: 6571)
Tàn Thu Thu tàn đông đến lạnh mang theo Tuyết phủ đầy sân thấy tiêu điều Ngỏ trước sân sau đầy lá úa Mái trên thềm dưới phủ rong rêu
20/02/2021(Xem: 7771)
Chiều dần xuống sau vườn nhà êm ả, Nắng chan hòa, gió nhẹ lá cờ bay. Đang mùa Đông nên ngày ngắn đêm dài, Nơi hải ngoại, nhớ làng xưa yêu dấu.
20/02/2021(Xem: 7491)
Năm mươi năm thấm thoắt Dưới thánh tượng lộ thiên Quán Thế Âm Bồ Tát Ngàn đời bóng thiêng liêng
18/02/2021(Xem: 5054)
hoa dep 17Mình đã khôn lớn chưa? Kính bạch Thầy nghe lại pháp thoại về Thiền Sư Nhất Hạnh của Thầy ngày nào và bài thơ Bướm bay vườn cải hoa vàng mà Thầy ngâm trong lúc giảng ....nay cũng có phổ nhạc rất hay nên những giờ phút rỗi rãnh con đã viết theo cảm nghĩ mình nên bài thơ này . Kính dâng Thầy xem ...Kính chúc sức khỏe Thầy , HH
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]