Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

que huong-2

THƠ LỤC BÁT: HƯƠNG LÚA
Thơ: Trương Thị Anh

Nồng nàn hương lúa đồng quê
Ngày mùa vất vả lúa về đây sân
Đồng xa cho đến ruộng gần
Lúa vàng trải thảm hương nồng cốm quê
Cò vui sải cánh bay về
Tình quê hương lúa như mê hoặc lòng
Bóng ai ngả lộng trên đồng
Hiu hiu gió thổi tóc bồng bềnh bay
Cánh đồng lộng gió chiều nay
Lâng lâng bỗng thấy như say cảnh làng.


 CÁNH ĐỒNG LÀNG
Tác giả: Đặng Minh Mai

Bao xa cách nay về thăm lại
Cánh đồng làng nhẫn nại công cha
Ngạt ngào hương lúa toả xa
Đượm mồ hôi mẹ rớt qua tháng ngày!
Con đường nhỏ thơ ngây còn đó
Bụi tre xanh lấp ló bóng cò
Xa xa có mấy đàn bò
Thủng thẳng cất bước khi no trong lòng
Quê hương hỡi mỏi trông mong đợi
Ký ức xưa vời vợi trở về
Những ngày cắt cỏ bờ đê
Lội bơi cùng bạn sông quê mỗi chiều
Lúa trĩu hạt bao nhiêu công sức
Của mẹ cha thao thức bao ngày
Cấy cày vất vả mê say
Thức khuya, dậy sớm lòng đầy niềm vui
Mùa thu hoạch bồi hồi trong dạ
Thành quả đây nay đã đến gần
Gạo thơm, hạt béo trắng ngần
Thắm tình quê mẹ ân cần sẻ chia!


BÀI THƠ: ĐỒNG QUÊ NGÀY MÙA
Tác giả: Hồ Như

Chiều về ngắm cảnh đồng quê
Mênh mông cò lượn bốn bề xốn xang
Một màu thảm lúa dát vàng
Bồi hồi hoài niệm những trang sách đời
Tuổi thơ nhặt nhánh thóc rơi
Chắt chiu gom góp cuộc đời mẹ cha
Bát canh, thìa mắm, quả cà
Giọt mồ hôi đổ… nâng ta trưởng thành
Ra đi bằng chị bằng anh
Trở về ngắm lại bức tranh ngày mùa
Dù không còn cảnh thi đua
Sân kho hợp tác trống khua rộn ràng
Đồng quê mình vẫn rộn vang
Người người hối hả nắng vàng hong phơi
Bôn ba khắp bốn phương trời
Không quên hạt gạo, tình người quê ta
Hương thơm gạo mới quê nhà
Ơn người cày cấy gần xa sớm chiều
Cảnh đồng quê thật đáng yêu
Bâng khuâng lại nhớ những chiều có nhau.



BÀI THƠ: HẠT GẠO NGÀY MÙA
Tác giả: Hồ Như

Chiều về đứng ở sườn đê
Hương thơm hạt thóc vọng về tới nơi
Sơn hào hải vị đất trời
Cơm quê mẹ nấu cả đời khó quên
Mênh mông một dải nối liền
Cò bay thẳng cánh an nhiên ngày mùa
Thương người vất vả sớm trưa
Tảo tần lam lũ nắng mưa nhọc nhằn
Xa quê đã mấy mươi năm
Óng vàng hạt lúa gợi chăm đi về
Cho dù cách trở sơn khê
Áo nâu thuở ấy không hề nhạt phai
Giọt mồ hôi ướt lưng ai
Làm ra hạt thóc trãi dài đời ta
Biến thiên nhịp sống gần xa
Giữ nguyên ân nghĩa người tra hạt vàng.



dong lua


BÀI THƠ: LỜI TỰ TÌNH CÂY LÚA
Tác giả: Phú Sĩ

Thương lắm chân tình ơi cây lúa quê hương
Nắng chiếu sương rơi một đời bao lam lũ
Thấm giọt mồ hôi mấy mùa luôn bám trụ
Chẳng quản nhọc nhằn cho vụ lúa oằn bông
Thương lắm chân tình câu hát lý bên sông
Tất tả mùa thương con nước ròng nước lớn
Nắng hạn phèn chua cây lúa buồn than thở
Nụ cười dở dang vẫn thắm nở môi hồng
Thương lắm chân tình cây lúa vẫn hoài mong
Cho cuộc đời vui thêm nồng câu thân ái
No ấm an lành bỏ qua ngày dầu dãi
Đầu đội gió trời thương lắm ấy nhà nông
Thương lắm chân tình cây lúa lại đơm bông
Nhắn gởi yêu thương trong lòng người xa xứ
Mỏi gót phong sương trên bước đường lữ thứ
Xin hãy quay về nơi đất mẹ còn trông ….


BÀI THƠ VIẾT VỀ CÁNH ĐỒNG LÚA
Thơ: Hưng Xuân

Tháng mười về lúa chín cả đồng quê
Những thửa ruộng vàng ong như trải thảm
Tiếng máy chạy ầm vang cả thôn xóm
Bờ tre xanh mấy đám trẻ nô đùa
Chiều tháng mười nắng ngả cuối mùa thu
Đàn cò trắng trong lời ru của mẹ
Có cô Tấm hiền ngoan từ thủa bé
Bắt cua đồng cả cá bống đổi cơm…
Đất với người vẫn chung thuỷ mặn nồng
Mỗi hạt thóc theo chân bao người lính
Tiền tuyến gọi hậu phương cùng đánh Mỹ
Bếp Hoàng Cầm bữa cơm thắm máu xương
Đã qua rồi tiếng súng đạn chiến trường
Cơm độn sắn giờ chỉ còn trong sách
Bao vất vả mới có ngày thu hoạch
Ăn chén cơm thấy xúc động vô cùng
Khói lam chiều gợi nỗi nhớ mông lung
Mùi rơm rạ thơm lừng cơm gạo mới
Cá kho tộ vài trái cà muối xổi
Chờ em về thưởng thức bữa cơm quê…



canh dong lua 2


BÀI THƠ: BÀI CA CÂY LÚA
Thơ: Tím Bằng Lăng

Em viết tặng bài ngợi ca cây lúa
Có tình người chan chứa những yêu thương
Tháng mười về mùa gặt mới thơm hương
Rơm vàng óng trên con đường quê mẹ
Vầng mây trắng chiều bình yên gió nhẹ
Con đò chờ lặng lẽ khách qua sông
Vàng sắc hoa mùa cải mới trổ ngồng
Cánh cò trắng mênh mông tìm gọi bạn
Hoàng hôn ngả cuối chân trời tím rạn
Giữa khung trời đôi cánh nhạn liệng bay
Hương mùa thu ngào ngạt thoảng đâu đây
Tình đất ấm bao ngày ta vun xới
Bài tình khúc mang bao niềm vui mới
Nhớ thương thầm em đợi mãi người xa
Về nhé anh ta hát bản tình ca
Về cây lúa chan hòa tình đất mẹ.

BÀI THƠ: VUI MÙA ĐỔI MỚI
Tác giả: Hồng Phúc

Nhớ ngày cây, cấy một thời
Bao nhiêu công sức, bao đời nông dân
Suốt ngày tưới nước, bón phân
Chiêm thì ngập úng, mùa cần chờ mưa
Lo nhất là việc cầy, bừa
May, trâu đâu có, sớm trưa người làm
Tối, ngày vất vạ mùa màng
Năng suất thì thấp, vội vàng bán đi
Giờ đây đã khác mọi khi
Ruộng điền mở rộng, còn chi phải bàn
Khoa học tiến bộ mang sang
Hỗ trợ sản xuất, dân làng xướng vui
Máy móc hỗ trợ sức người
Vừa nhanh, vừa rẻ, hết thời ái lo
Mùa màng thu hoạch trúng to
Lúa vàng trĩu quả, ấm no dân làng.


canh dong lua


VÀO MÙA GẶT
Thơ: Quốc Phương

Trên quê hương.. đang rộn rã tiếng cười
Bao thôn nữ..vào mùa thu hoạch mới
Máy gặt lúa..cứ băng mình chạy tới
Hạt lúa vàng..mong đợi những ngày qua
Quê hương mình.. đồng bát ngát bao la
Cò thẳng cánh..dễ ai mà quên được
Con sông nhỏ..vẫn mang đầy nguồn nước
Mỗi khi về..còn ước lại tuổi thơ
Quê hương ơi..từ xưa tới bây giờ
Bao vất vả..vẫn chờ người gánh vác
Nay thay đổi..người nông dân cũng khác
Nhẹ nhàng hơn..chẳng nhếch nhác như xưa
Hạt lúa vàng.. đền đáp những sớm trưa
Niềm hạnh phúc..cày bừa rồi gặt hái
Ôi quê hương..vẫn còn đây nhớ mãi
Mùa gặt nào..trai gái cũng thành đôi.

MƠ MÙA CHIM LÁ RỤNG
Thơ: Diệp Ly

Hương lúa đồng nhẹ thoảng giữa trời đêm
Tìm trong mơ một mùa chim lá rụng
Thấy bóng dáng người rơm trong sương lạnh
Giang đôi tay lấp lánh sợi tơ vàng.
Mơ cánh cò chao liệng giữa nắng chang
Lúa đơm bông từng hàng xa tăm tắp
Cả đàn chim vội vàng như kẻ cắp
Cứ nháo nhào rồi vút tít lên cao.
Mơ cánh đồng từ ký ức hôm nao
Trên miền đất ngọt ngào pha vị mặn
Giọt mồ hôi vẫn cứ rơi thầm lặng
Để hạt vàng trĩu nặng những mùa vui.
Mơ tìm về ngày tháng đã xa xôi
Giữa đêm đen mơ trôi về quá khứ
Có đàn chim chập chờn trong miền nhớ
Gợi trong lòng một thuở tuổi hồn nhiên.





***


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 9967)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 10495)
Bảy tình (thơ)
16/07/2010(Xem: 15783)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 32966)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 10026)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 8318)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 12412)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 9503)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 14134)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 10138)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]