Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Cho Nên Cám Ơn (Thơ)

13/01/202122:01(Xem: 6872)
Người Cho Nên Cám Ơn (Thơ)

NGƯỜI CHO

NÊN CÁM ƠN

buddha-535 

Ngài thiền sư ở vùng kia

Thiền sinh theo học kéo về quá đông

Nhưng thiền viện lại ít phòng

Tu hành do đó vô cùng khó khăn

Cần thêm phòng học, phòng ăn

Mở mang cơ sở thêm phần khang trang

Thiền sư vì thế cần vàng

Cần nguồn tài chính sửa sang viện mình.

Một nhà buôn nọ nhiệt tình

Nghe tin xây cất, chân thành hiến dâng

Tặng thiền sư một số vàng

Gồm năm trăm lượng, vô vàn lớn lao,

Thiền sư bình thản nhận vào

Nhưng ngài không có tiếng nào nói thêm

Khiến nhà buôn rất ngạc nhiên

Vì người thời đó sống liền một năm

Chỉ cần ba lượng đủ ăn

Nay nhà buôn tặng năm trăm lượng vàng

Mà thiền sư chẳng ngó ngàng

Chẳng hề cảm tạ, bẽ bàng lắm thay!

Nhà buôn bèn nhắc khéo ngay:

"Những năm trăm lượng trong đây tặng ngài!"

Thiền sư từ tốn trả lời:

"Vâng, ông đã nói với tôi vậy rồi!"

Nhà buôn nhấn mạnh mãi thôi:

"Mặc dù giàu có nhưng tôi nghĩ rằng

Món tiền năm trăm lượng vàng

Thật là khoản lớn cúng dường thiền môn!"

Thiền sư điềm tĩnh hỏi luôn:

"Ông chờ tôi nói cảm ơn chuyện này?"

Nhà buôn: "Vâng! Nên vậy thay!"

Thiền sư lên tiếng nói ngay: "Sai rồi!

Khi cúng dường, khi biếu ai

Chính người tặng phải mở lời cám ơn!"

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa, phỏng theo The Giver Should Be Thankful

trong tập truyện 101 ZEN STORIES của Nyogen Senzaki và Paul Reps)

The Giver Should Be Thankful

     While Seietsu was the master of Engaku in Kamakura he required larger quarters, since those in which he was teaching were overcrowded.

     Umeza Seibei a merchant of Edo, decided to donate five hundred pieces of gold called ryo toward the construction of a more commodious school. This money he brought to the teacher.

     Seisetsu said: "All right. I will take it."

     Umezu gave Seisetsu the sack of gold, but he was dissatisfied with the attitude of the teacher. One might live a whole year on three ryo, and the merchant had not even been thanked for five hundred.

     "In that sack are five hundred ryo," hinted Umeza.

     "You told me that before," replied Seisetsu.

     "Even if I am a wealthy merchant, five hundred ryo is a lot of money," said Umezu.

     "Do you want me to thank you for it?" asked Seisetsi.

     "You ought to," replied Umeza.

     "Why should I?" inquired Seisetsu. "The giver should be thankful."

 

___________________________________________

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2014(Xem: 10939)
Chiều nay nắng ghé sân chùa Đậu lung linh đủ để vừa đề thơ Nắng vờn vạt áo thiền sư Hình như nắng thích phù du đường trần
07/10/2014(Xem: 10582)
Hạnh phúc thay khi Tăng già hòa hợp Cùng “Về nguồn” để “Hiệp Kỵ” vinh danh Bảy kỳ qua tố chức được viên thành Nay Pháp Bảo Úc châu kỳ thứ tám Chư Tôn Đức Tăng Ni đều đồng cảm Trông mong ngày hội ngộ để sẻ chia Những mưu toan áp lực muốn cắt lìa
07/10/2014(Xem: 10984)
Năm xưa ở nơi này, Đại chúng hội về đây, Lạc thành và Đại hội, Bốn chúng thật đủ đầy. Rồi cũng hai năm trước, Ghé thăm trước khi về, Mọi chuyện còn dang dỡ, Tuy nhiên cũng Ô-kê.
07/10/2014(Xem: 9965)
Tuyệt trần hoa nở chào đêm Vườn sau ứ rác nhũn mềm nhớp nhơ Trăng soi ma mị mập mờ Triêu dương tôi đón vần thơ nắng hiền.
06/10/2014(Xem: 12952)
Đêm mơ tôi hái được trăng Cài lên ngực áo lam vầng vàng hoe Mang trăng trên áo tôi về Ghim nơi áo trắng miền quê học trò Chập chờn bừng mắt giữa mơ Mẹ ngồi bên ánh đèn mờ cắt may
06/10/2014(Xem: 16339)
Thông thường, trong một tác phẩm văn học nghệ thuật, lời Tựa mở đầu bao giờ cũng được tác giả tự bộc bạch, thổ lộ, diễn bày rất cẩn trọng dài dòng, để người đọc dễ lãnh hội sâu vào nội dung tác phẩm đó, nhưng với Triều Nguyên thì lại hoàn toàn khác hẳn, khi viết Tựa cho tập thơ đầu tay Bay Đi Hạt Cát của mình, thi sĩ chỉ có một câu duy nhất, thật vô cùng giản dị : “Sa mạc buồn thương hạt cát bay đi…” Giản dị đơn sơ mà độc đáo, thể hiện một cốt cách đặc thù riêng biệt trên con đường sáng tạo, ngao du qua những phương trời ngôn ngữ thi ca quá mộng dập dìu.
04/10/2014(Xem: 9796)
Chân Tăng giảng lý Đạo suốt thông Đáp ân Phật Tổ trọn tấm lòng Khiến người hiểu thấu hành cách sống Hướng đường Giải Thoát bước thong dong.
04/10/2014(Xem: 10934)
Sau Bức Màn Mây Thả mây bay về núi đồi Thênh thang vùng trời Vô Niệm Còn nguyên đó dáng ai ngồi Nhìn hoa môi cười chúm chím
02/10/2014(Xem: 12681)
Đây là một bài thơ rất nổi tiếng của Kenji Miyazawa (1896-1933)*: Nhà phía đông có đứa trẻ ốm, Ta sang săn sóc, Nhà phía tây có bà mẹ gầy, Ta mang cho túi gạo, Nhà phía nam có người đang chết, Ta sang khuyên đừng sợ, Nhà phía bắc đang kiện cáo nhau, Ta sang can thôi bỏ đi.
01/10/2014(Xem: 10996)
Lòng vẫn nhớ ngày hè xa xưa ấy, Tôi còn là cô bé tuổi mười hai. Trời hôm ấy, chín tầng cao xanh thẳm, Gió mơn man nỗi vui sướng dâng tràn, Mắt háo hức nhìn con đường trước mặt, Lòng đăm đăm về hướng cuối trời xa Đinh ninh đó là miền quê yêu dấu,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]