Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dạy Điều Tối Cao (thơ)

12/10/202018:49(Xem: 5822)
Dạy Điều Tối Cao (thơ)

DẠY ĐIỀU TỐI CAO

 japanese-lantern-ramen-yellow

Người xưa ở Nhật đi đêm

Bà con qua lại thường đem đèn lồng

Đèn dùng tre nứa làm khung

Dán ngoài giấy bóng, gắn trong đèn cầy.

Có chàng mù nọ đêm nay

Đến thăm viếng bạn lâu ngày xa nhau

Hàn huyên tâm sự dài lâu

Khi về tăm tối bạn đâu yên lòng

Tặng chàng mù chiếc đèn lồng

Sẵn sàng nến thắp bên trong soi đường,

Chàng mù từ chối cười vang:

"Đèn này tôi chẳng cần mang làm gì

Với tôi sáng, tối khác chi

Cả đời chỉ thấy bốn bề mầu đen!"

Bạn chàng bèn nói: "Đi đêm

Dù cho anh chẳng cần đèn để soi

Nhưng bà con lúc tối trời

Khi anh qua lại ai người thấy đâu

Thế là sẽ đụng lẫn nhau

Đèn lồng đây hãy cầm mau mà về!"

Lời nghe hợp lý mọi bề

Chàng mù từ tạ, ra đi an lòng

Trong tay cầm chiếc đèn lồng

Nghĩ thầm dù tối mịt mùng sá chi.

Nào ngờ tới khúc quanh kia

Đụng vào kẻ lạ lầm lì đi ngang

Chàng mù lên giọng oang oang:

"Hãy coi chừng chứ các ông các bà!

Sao mà chẳng thấy đèn ta

Đèn lồng thắp nến sáng lòa đây thôi!"

Chợt nghe kẻ lạ cả cười:

"Đèn anh bạn tắt ngóm rồi còn đâu!"

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa, phỏng theo Teaching The Ultimate trong tập truyện

101 ZEN STORIES của Nyogen Senzaki và Paul Reps)

Teaching the Ultimate

     In early times in Japan, bamboo-and-paper lanterns were used with candles inside. A blind man, visiting a friend one night, was offered a lantern to carry home with him.

     "I do not need a lantern," he said. "Darkness or light is all the same to me."

     "I know you do not need a lantern to find your way," his friend replied, "but if you don't have one, someone else may run into you. So you must take it."

     The blind man started off with the lantern and before he had walked very far someone ran squarely into him.

     "Look out where you are going!" he exclaimed to the stranger. "Can't you see this lantern?"

     "Your candle has burned out, brother," replied the stranger.

 

_____________________________________

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 4781)
Mười phương một cõi đi về Lòng con mang nặng tình quê hương nhiều Tưởng chừng phách lạc hồn xiêu Từ trong đau khổ những điều thấy ra.
28/03/2013(Xem: 9282)
Thiền lâm vi tiếu ngàn xưa Cười đời sảng khoái vẫn chưa cạn cười Cười ngất ngưỡng với héo tươi Cười đau đớn ngộ, cười ruồi nhiếp tâm
28/03/2013(Xem: 9603)
Ta về thọ hưởng cơm chùa A ha... ngon quá, bụng vừa hoan ca Bồi hồi vị đắng khổ qua Bát canh tưới đẫm gẫm ra ngọt bùi
28/03/2013(Xem: 7799)
Ngân lên sớm đón triêu dương Nhắc nhau ngày mới yêu thương sớt cùng Đời gian nan khổ chập chùng Nhẹ vơi khi trái tim gần bên nhau,
28/03/2013(Xem: 8711)
Dài trôi một giấc mộng này Đường xa mỏi gót Đêm ngày chiêm bao Mộng trong mộng mãi xôn xao
28/03/2013(Xem: 9949)
Sau lưng đường nhựa nhòa rồi Tạm quên tất bật dòng đời gian nan Nhấp nhô đường đất về làng
28/03/2013(Xem: 7645)
Nỗi buồn nỗi khổ đời xưa Nỗi sung sướng đến móc mưa bất ngờ Đời xưa đất đá đều đờ đẫn điên Đời này đất đá cằn khô
28/03/2013(Xem: 11860)
Và ba bài dưới đây xin được đảnh lễ Thầy Tuệ Sỹ tôn kính, tóc trắng muôn đời trên mây núi Trường Sơn.
28/03/2013(Xem: 10056)
Ðây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Ðạo pháp ...
28/03/2013(Xem: 10220)
“Trung thu từ niệm” ý thơ ngây - Tập ký đây là quyển sổ tay - Nghĩ, thấy, nghe sao ghi chép vậy - Đạo đời học tập những điều hay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]