Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiện Pháp Lạc Trú

24/09/202016:00(Xem: 9057)
Hiện Pháp Lạc Trú

Thien su Nhat Hanh_1
Hiện Pháp Lạc Trú
Bài viết kính dâng Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh,
con xin tán dương công đức hoằng Pháp của Ngài.




Mỗi thời điểm có một khía cạnh riêng của nó !Tông phái nào cũng có mặt hay của tông phái họ, hãy tán dương điều hay của nhau .


Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : 

" Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy  thường trích dẫn những ý tưởng của các  Tông phái khác , nhưng đúng ra  phải  gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt  tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...

Con kính  lễ Sư Phụ Viên Minh  quả thật tinh mà nói kiếp này con rất may mắn ....con đã thừa hưởng được tư tưởng này từ bao lâu rồi , có lẽ từ nhiều kiếp xa xưa ... như Sư Bà của con đã trao truyền những ngày đầu nhập môn . 

Trong tinh thần ấy,  hậu bối kính xin được phép dâng đến   HT Thích Nhất Hạnh “ Lời tri ân cảm niệm công đức  hoằng pháp hơn 60 năm của Sư Ông Làng Mai " và kính xin   Chư Tôn Đức  và các bạn đạo cho phép con tản mạn về “Thời điểm nào của Phật Pháp được  Sư  Ông Làng Mai - Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh xiểng dương "Pháp hiện tại và Sự sống bằng cách hít thở trong Chánh Niệm  " và " hạnh phúc là ở đây, ngay bây  giờ " .....chuyên đề này  đã ảnh hưởng tích cực nhất đến Phật tử Việt Nam trong nước và Hải ngoại trong những thập niên gần đây 

 Phải nói đây có thể là đề tài quá vĩ đại cho một kẻ hậu bối nhưng với mong ước thật nhỏ nhoi của hậu bối chỉ hy vọng qua bài viết này kính xin được  cúng dường đến Sư Ông Làng Mai (HT.Thích Nhất Hạnh) trong những năm tháng cuối đời của Ngài ...khi nhận được tin sức khỏe Ngài hiện nay đang sút giảm hơn dạo trước nhiều lắm .....

Nguyện cầu mười phương Chư Phật  luôn hộ trì Ngài như đã từng hộ trì trong nhiều thập kỷ niên xa xưa từ 1960 có lẽ ....

Kính trân trọng được ghi nhận những  lời chỉ dạy của  Chư Tôn Đức và nhân sĩ đọc giả sẵn sàng tha thứ cho những khiếm khuyết trong nhận xét còn thô thiển, kém cõi và tin chắc rằng con sẽ được cung cấp thêm những tài liệu quý giá hầu giúp cho hậu bối học được những bài học giác ngộ mới nhờ  vào lòng bao dung và độ lượng của các bậc tiên phong kiệt xuất 

Do bản tính thích nghiên cứu và sưu tầm nên tôi thường lưu trữ tất cả tác phẩm của Hoà Thượng Nhất Hạnh cũng  như của các vị danh tăng trong thời đại này như Cố  HT Thích Thiện  Hoa, HThích Minh Châu,   HT Thích Chơn Thiện  HT Thích Thanh Từ , HT Thích Từ Thông , HT Thích Huyền Tôn , HT Thích Thiện  Siêu , Cố Ni Sư Thích Nữ  Trí Hải , Sư Phụ Viên Minh , Sư Thúc Giới Đức , Ngài Hộ Pháp ...và  HT Thích Trí Quảng , HT  Thích Bảo Lạc, HT Thích Như Điển, HT Thích Duy Lực , HT Thích Thông Phương và TT Thích Nguyên Tạng , TT Thích Nhật Từ v.v.... chưa kể các Đại Sư Lạt Ma của Kim Cương thừa thuộc Tây Tạng mà các tác phẩm  của Đức Đạt Lại Lạt Ma đã được chuyển ngữ nhiều nhất sau này trên văn đàn hải ngoại  ...ngoài ra tôi chỉ có thể download trên mạng các bài viết của các Ngài Tăng Thống  bao gồm cả những bài giáo lý và thơ văn của  đệ lục Tăng Thống HT Thích Tuệ Sỹ ...

Thế  nên tôi  bị các bạn đồng đạo thường cho rằng tôi chưa thấy Pháp vì mãi tầm chương trích cú và lượm lặt những dư thừa còn sót lại  của thánh  nhân , để rồi sau quá trình nhiều năm tu tập mà vẫn chưa tỏ ngộ gì .... 

Âu đó cũng là căn cơ của tôi và tôi vẫn luôn chấp nhận nhận xét đó với tâm  tâm niệm niệm  rất thầm kín chỉ .. mong ước  khi  nào đó ....đúng thời,  đúng lúc và thuận duyên sẽ có một ngày ..( .vì  thật ra lưu trữ giáo điều trong ký ức tôi đã thành thói quen bao năm rồi ) 

Gần đây  HT Viên Mình khi giải đáp cho một Phật tử về câu hỏi có nên lưu trữ những thông tin trong ký ức như sau :

“ Lưu trữ là luật tự nhiên  của Tâm do đó Đức Phật vẫn nhớ được quá khứ đúng, sai, tốt, xấu .

Nhưng quan trọng hơn hết là thái độ của con đối với những lưu trữ đó như thế nào, nếu qua sự lưu trữ đó mà con học được những lợi ích cho sự tu tập của con và lúc nào con cũng giữ được Chánh niệm tỉnh giác thì sự lưu trữ ấy sẽ tốt hơn cho con . "

Tại gia hay xuất gia 

Mỗi người do duyên nghiệp 

Tu chính là nhận ra 

PHÁP CHÂN NHƯ THỰC TẠI 

(HT Viên Mình )

Chân lý chính là Thực Tế,  là Cuộc Sống 

Đức Đạt  Lai Lạt Ma đã từng dạy “Giá trị của cuộc sống sẽ tăng trưởng khi năng lượng của việc học được thể hiện và thâm nhập vào căn tính của ta nghĩa là lúc đó Ta đã được khai mở và hạnh phúc an lạc sẽ đến gần hơn bằng cách điều khiển những ý nghĩ trong đầu mình.“  

Cuộc đời là một vị Thầy 

Dạy biết bao chân lý 

Chính nước mắt vơi đầy 

Là những lời khai thị 

(HT Viên Mình )

Su ong Nhat HanhSu Ong Nhat Hanh-2Su Ong Nhat Hanh
su ong lang maiHungnm Thích Nhất Hạnh 2

Với những diều chỉ dạy trên đã cho phép khả năng tôi để riêng một bên những tác phẩm vĩ đại về lịch sử Phật Giáo  được ghi lại với ngòi bút Nguyễn  Lang ( bút hiệu khác của HT Thích Nhất Hạnh ) đó là VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LIỆU 1, 2,3 do Lá bối xuất bản từ 1973 và nhiều năm sau đó 1977, 1982, 1994, ......và hàng trăm tác phẩm best seller  khác  .... khi sự học của mình chỉ là giọt nước trong biển pháp mênh mông!!!

Trong nhiều bài giảng , HT Nhất Hạnh có dạy "Cuộc đời quá nhiệm mầu, quá tuyệt diệu, thế mà mọi người cứ đi tìm Niết Bàn để rồi tự đánh mất cái Niết Bàn đang có sẵn nơi ta "

Bài viết này chỉ kính xin được mạn phép tán dương “CHỈ CÓ PHÁP HIỆN TẠI, TUỆ QUÁN CHÍNH LÀ ĐÂY “và SỐNG MỘT CÁCH THẬT GIẢN DỊ nhưng Ý Thức rõ rệt rằng MÌNH ĐANG THỰC SỰ SỐNG “ hiển hiện qua biết bao tác phẩm của Ngài đã xuất bản :  Ước hẹn với Sự Sống , Đi như một dòng sông, An lạc từng bước chân, Kinh quán niệm hơi thở , Hiện pháp lạc trú ( thơ) ...

Hoặc, nhân dịp trong  một cuộc triển lãm  về các bức tranh thư  pháp Ngài đã phát biểu như sau 

“Khi tôi viết ‘Hãy tươi đẹp, hãy là chính mình’, tôi muốn chia sẻ cái nhìn của tôi là để xinh đẹp thực sự bạn không cần phải là một người khác. Giống như một hoa sen, bạn không cần phải chuyển đổi thành một bông hồng. Bạn không cần tô điểm mỹ phẩm để được đẹp. Nếu bạn cho phép chính mình là người bạn thực sự là, thì bạn là một bông hoa trong vườn hoa của nhân loại”.

“Khi tôi viết ‘Hạnh phúc là ngay bây giờ hoặc không bao giờ’, tôi muốn chia sẻ cái nhìn sâu sắc của tôi rằng hạnh phúc có thể đến ngay lúc này. Chỉ cần buông đi đau khổ, giận dữ, sợ hãi hay thậm chí khái niệm hạnh phúc. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần điều này điều nọ để được hạnh phúc nhưng ý tưởng này là một trở ngại cho hạnh phúc. Nếu bạn có can đảm buông bỏ ý niệm về hạnh phúc, bạn sẽ thấy rằng hạnh phúc là ở đây và ngay bây giờ”.

“Khi tôi viết ‘Một đám mây không bao giờ chết’, tôi muốn chia sẻ cái nhìn của tôi rằng không có sinh, không có tử. Khi bạn chạm vào Mẹ Thiên nhiên, bạn sẽ chạm được vào Niết-bàn không sinh không tử”.

Thiền sư cũng đưa ra lời khuyên về cách để cảm thông được với các tác phẩm của mình. “Cách tốt nhất để xem triển lãm này là hãy hít thở trong chánh niệm. Bạn chỉ cần một vài giây để có mặt đầy đủ ở hiện tại. Trong sự hiểu biết, có những hạt giống của niềm vui, hạt giống của cái nhìn sâu sắc và hạt giống của sự giác ngộ. Nếu bạn cho phép các bức thư pháp chạm vào những hạt giống bên trong, bạn có thể được đánh thức”.

( Trích đoạn một bài viết của Tiến sĩ  Nguyễn  Mạnh Hùng )

Và đó cũng là Thông diệp mà Đức Dalai Lama  muốn trao truyền cho ta : Sự tu tập Pháp là sự nương tựa thật sự trong cuộc sống 

Sự huấn luyện tâm thức này sẽ mang an lành không những cho Tâm của chúng ta mà còn đem lại an lành cho người khác 

Khi bạn được an lành , sống hoà hợp bạn sẽ không thấy có một trở ngại nào đến cho cuộc sống mình hay người khác , có nghĩa là ta cần tu tập pháp dù chỉ  để được bình yên trong cuộc đời này trong từng giây phút. Hãy phát tâm và kiên trì sự quyết tâm không cho bất cứ vọng tưởng nào được choán chỗ trong Tâm ta.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng công nhận  với chủ đề “ Sống an lạc thảnh thơi trong giây phút hiện tại” của HT Thích Nhất Hạnh từng  là bước khởi đầu và sau này cho nhiều học giả, các thiền sinh tu tập Thiền Chánh niệm mà chương trình giảng dạy của Ngài kín mít, dầy đặc xuyên suốt từ hơn mấy chục năm qua nơi hải ngoại từ 1992 với những khoá tu học dặc biệt có nhiều ngôn ngữ Việt , Anh , Pháp . 

Lời kết: 

Điều con tâm đắc nhất khi được đọc được đâu đó lời dạy của Sư Ông trong bài pháp thoại nhiều năm trước : 

" Chỉ biết đau khổ thôi thì không đủ .

Cuộc sống đôi khi tuy đáng sợ nhưng cũng có Cả tuyệt vời . Làm thế nào mà con có thể mĩm cười khi lòng mình đang tràn ngập nỗi buồn ? Và con ơi, điều đó con cần phải tập cho đến khi nào trở thành tự nhiên . 

Con cần phải mĩm cười với nỗi buồn của mình vì con đâu phải là nỗi buồn đó " 

Kính bạch Sư Ông , con cũng muốn viết lên một bài thơ để xưng tán Ngài nhưng nhìn lại những bài thơ quá tuyệt diệu của Sư Ông con đành phải dẹp ý nghĩ đó và kính xin trích lại vài  đoạn trong  bài thơ “Hiện Pháp Lạc Trú “để mọi người đều có thể chiêm nghiệm và học hỏi từ Sư Ông .

Thành kính chúc Sư Ông  vạn điều cát tường trong những ngày cuối đời vì con được học “ Người Giác Ngộ là người đã trọn vẹn tỉnh thức (Chánh niệm tỉnh giác ) trong hiện tại đang là ....nên tuy sống trong tục đế thế gian mà rất ung dung thong dong vô ngại, tự tại . Bậc Giác Ngộ không bị pháp thế gian chi phối dù vẫn sống trong pháp thế gian "  Điều này là cả một kinh nghiệm sống của Sư Ông hơn nhiều chục năm qua rồi ....

 HIỆN  PHÁP LẠC TRÚ 

Đức Thế Tôn từng dạy 

“ Quá Khứ đã đi qua

Và tương lai chưa tới 

Đừng  để tâm chìm đắm 

Đừng tiếc thương quá khứ 

Trong lo lắng tương lai”

Bụt bảo “ Con có thể 

Sống an lạc thảnh thơi 

Trong phút giây hiện tại “ 

Nay con nghe lời Đức Bổn Sư 

Buông bỏ ưu sầu lo lắng 

Trở về an trú nơi thiện pháp

Học nhận diện 

Những điều kiện hạnh phúc 

Đã có mặt trong con

Và có mặt quanh con  



Con  được nghe tiếng chim hót

Và tiếng thông reo 

Con nhìn thấy núi xanh 

Thấy mây bạc trăng vàng  

Tịnh độ đang có mặt  

Trong giây phút hiện tiền 

Con có thể thích  ý rong  chơi 

Hằng ngày trong cõi Bụt 

Mỗi hơi thở 

mỗi bước chân Chánh niệm 

Đưa con về Tịnh Độ 

Và làm hiển hiện 

Những mầu nhiệm Pháp Thân

.......

Con nguyện nuôi lớn 

Tâm hiểu biết, lòng xót thương 

Để có khả năng cứu độ 

Chúng sanh mười phuong 

Đang chìm đắm ngoài kia 

Trong biển đời tham dục 

Con cúi xin mười phương Chư Bụt 

Bảo hộ soi sáng

Và nâng đỡ con 

Trên bước đường thực tập 

Để con có thể hằng ngày 

Sống thảnh thơi an lạc 

Mà hoàn thành ước nguyện 

Của một người đệ tử 

Tin cậy và yêu quý 

Của Đức Như Lai 

( HT Nhất Hạnh ) 



Kính bạch Sư Ông Con kính đảnh lễ Sư Ông từ phương xa và nguyện sẽ noi gương Sư Ông mãi mãi , nguyện xứng đáng hoàn thành nhiệm vụ một người đệ tử ...“Tin cậy và yêu quý của Đức Như Lai “ như  đoạn cuối bài thơ trên 



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Cung kính  đảnh lễ Sư Ông HT Thích Nhất Hạnh 

Melbourne 24/9/2020 

Hậu bối Huệ Hương 




 
***

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2015(Xem: 12291)
Thầy đi một sáng mùa thu Trong cơn lốc thổi Vô thường tử sinh
11/10/2015(Xem: 8784)
Có người khách hỏi lão hòa thượng: Pháp sư, con muốn hỏi ngài một vấn đề hơi bất kính một chút có được không ạ? Lão hòa thượng: Xin ông cứ nói! Người khách: Lúc ở nơi dân chúng đông đúc thì ngài ăn chay, vậy khi ở một mình trong phòng ngài có ăn thịt không? Lão hòa thượng hỏi người khách: Ông tự lái xe tới đây phải không? Người khách trả lời: Vâng, đúng ạ! Lão hòa thượng: Khi lái xe cần thắt dây an toàn, xin hỏi ông là ông thắt vì sự an toàn của bản thân hay vì cảnh sát? Nếu như vì bản thân mình thì có hay không có cảnh sát ông sẽ vẫn đều thắt thôi. Người khách: A, Con hiểu rồi!
08/10/2015(Xem: 19046)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
06/10/2015(Xem: 15954)
(1) Con nguyện luôn yêu thương tất cả chúng sanh Bằng cách xem họ quý báu Hơn ngọc như ý Để thành tựu mục tiêu tối thượng.
06/10/2015(Xem: 16654)
Con xin đảnh lễ tâm đại bi. Con xin đảnh lễ chư đạo sư cao cả. Con xin đảnh lễ chư Bổn Tôn, Là chư vị ban nguồn cảm hứng về lòng tín tâm và sùng mộ.
05/10/2015(Xem: 10163)
Lại thêm thu nửa trở về, Nghĩ thân đất khách mà tê tái buồn. Nhớ về quê mẹ cội nguồn, Khi nhìn đôi cánh lá vàng nhẹ bay, Nhón chân dạo bước vườn ngoài, Nghiêng mình nhặt lá rụng rơi bên thềm. Sắp từng chiếc lá gọi tên, Thì thầm tên lá theo miền thế gian. Cảnh thu dễ gợi u buồn, Hỏi sao tâm để rộn ràng triền miên. Nhắn lòng ta ráng tịnh yên, Đem sao cho được chữ Thiền vào Thu !
03/10/2015(Xem: 20154)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
02/10/2015(Xem: 12785)
Bài thơ vô cùng súc động Do not stand at my grave and weep (Đừng đứng khóc bên nấm mồ của mẹ) của Mary Elizabeth Frye (1905-2004) đã được dịch ra không biết bao nhiều thứ tiếng và đã được đọc lên, phổ nhạc, trình bầy không biết bao nhiêu lần bởi các ca sỹ trứ danh. Mary Elizabeth Frye là một bà nội trợ người Mỹ, làm nghề bán hoa. Bà được cả thế giới biết tên vì một lý do độc nhất : bà là tác giả bài thơ « Đừng đứng khóc bên nấm mồ của mẹ », được viết vào năm 1932. Mary Elizabeth sinh ra ở Dayton, Ohio. Mới ba tuổi đã mồ côi. Sau đến ở Baltimore, Maryland. Năm 27 tuổi lập gia đình với Claud Frye, ông làm nghề buôn bán quần áo. Bài thơ làm bà sau này trở nên nổi tiếng được viết trên một chiếc túi mua sắm, lấy cảm hứng từ chuyện một cô gái trẻ tuổi, Margaret Schwarzkopf, ở với gia đình Frye, đã không thể đến thăm mẹ đang hấp hối ở Đức, vì cô gái là dân Do Thái. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 12 dòng, không có chủ đề. Frye thấy bạn bè thích nên đã sao nhiều bản và lưu hành, nhưng chưa bao giờ
29/09/2015(Xem: 9472)
Dáng ngồi như núi như non Trăm năm sương gió vẫn còn uy nghiêm Trên cao sừng sững bóng hiền Mưa sa nắng chiếu địa thiên lưu tình Giữa đời lặng lặng thinh thinh Tỏa hương đạo hạnh hậu sinh hồi đầu Tử tôn gánh đội ân sâu Chuông ngân trưa tối, kinh cầu sớm khuya Bước chân hoằng độ đi, về Vườn ươm tỏa bóng bồ đề mát tươi Như non như núi không dời Đạo thành như ý, dáng ngồi thiên thu.
27/09/2015(Xem: 10746)
Nhìn lá rơi VÔ THƯỜNG luôn biến hoại Thân xác nầy cũng duyên hợp tử sanh Vũ trụ kia do tứ đại hợp thành Đâu còn mãi mà thâu gom chấp thủ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]