Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc Vĩnh Hảo: Lời Ca Của Gã Cùng Tử (Bài của Cư Sĩ Nguyên Giác Do Phật tử Tường Dinh diễn đọc)

09/08/202011:10(Xem: 11903)
Đọc Vĩnh Hảo: Lời Ca Của Gã Cùng Tử (Bài của Cư Sĩ Nguyên Giác Do Phật tử Tường Dinh diễn đọc)

Loi ca cua ga cung tu_Vinh Hao
Đọc Vĩnh Hảo:
Lời Ca Của Gã Cùng Tử

Bài của Cư Sĩ Nguyên Giác

Do Phật tử Tường Dinh diễn đọc:

Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật.

Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu.

Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.

Tuyển tập 100 lá thư này không chỉ thảo luận về tình hình giáo hội, về chuyện quê nhà, về những nỗi khổ của nhân loại, mà lúc nào cũng tuyên thuyết chánh pháp. Vĩnh Hảo viết về những trận cháy rừng ở California, rồi cũng nói về Khổ Đế và nêu lên Tứ Thánh Đế.  Vĩnh Hảo viết về những cánh hoa mùa xuân bắt đầu rơi xuống, để mùa xuân chuyển sang mùa hạ… rồi cũng nói về lẽ vô thường và vô ngã. Vĩnh Hảo viết về những người trong tứ chúng miệt mài ngày đêm chạy theo danh lợi, rồi cũng ngợi ca bậc hiền trí, những người có tâm nhẫn nhục như đất và bao dung như bầu trời, lặng lẽ và đơn độc đi vào nơi thâm áo kỳ tuyệt. Vĩnh Hảo viết về những gian nan trong các Phật sự hoằng pháp của người Việt tỵ nạn, và rồi ca ngợi Hòa thượng Thích Trí Chơn (1933-2011), người đã “làm tất cả việc với lòng chí thành, tận tụy, nhưng đồng thời buông bỏ tất cả, chẳng vướng mắc lưu giữ gì cho bản thân, từ vật chất đến tinh thần. Tạo dựng rất nhiều đạo tràng, hướng dẫn hàng ngàn phật tử, nhưng chỉ sống đạm bạc trong một căn phòng nhỏ chứa đầy sách báo để khảo cứu, trước tác, dịch thuật, giảng dạy. Có bằng cấp học vị mà không bao giờ phô trương; xuất bản bao nhiêu tác phẩm mà chẳng bao giờ khoe khoang, ra mắt. Âm thầm vãng lai hành đạo; lặng lẽ du phương hoằng pháp. Độc hành trì chí suốt bao năm trường cho việc văn hóa giáo dục.”

Vĩnh Hảo viết về những hỗn loạn và bất trắc của lịch sử, rồi ca ngợi những nhân vật tự nguyện hy sinh cho đạo pháp và quê hương như ngài Thích Quảng Đức, một ngọn lửa hiện thân của “tư lương và hành trang mà người con Phật đem vào cuộc đời, cứu độ chúng sanh, chính là trái tim, là lòng từ bi, là tâm bồ-đề.” Vĩnh Hảo viết về chức năng của văn hóa, giáo dục, canh tân xã hội, cải cách chính trị... rồi viết lời ca ngợi nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963), người quyên sinh bằng độc dược "để làm bất tử lý tưởng của mình, đồng thời cất lên nguyện vọng của quốc dân" trước cường quyền nhà Ngô. 

Vĩnh Hảo viết về những bước gập ghềnh của lịch sử quê nhà và giáo hội, và viết về các lựa chọn gian nan của những “Bậc đại sĩ gánh trọng nhiệm với đời, với đạo, nhiều khi bị đặt vào những cảnh huống khó xử, khó làm hài lòng tất cả. Cân nhắc việc lợi/hại, sinh/tử, còn/mất… có khi phải bạc trắng cả đầu trong một đêm hay nhiều đêm không ngủ...” Đó là quý ngài Trí Thủ, Huyền Quang với những “đường bay siêu tuyệt của chim bằng trên trời cao thẳm. Đường bay ấy, chim quạ nào mà hiểu nổi!”

Chất thơ trong các Lá Thư Tòa Soạn bàng bạc trong từng dòng chữ. Văn xuôi nhưng là thơ, là tiếng nói thiết tha của Vĩnh Hảo, một nhà văn cư sĩ đang mang chánh pháp vào đời. Chất thơ thường hiện rõ trong những đoạn văn đầu trong Lá Thư Tòa Soạn. Vĩnh Hảo viết thư theo kỹ thuật “Tiên tả cảnh, hậu thuyết kinh” --- nơi đó, vào đề bằng những chuyện lá mùa thu rơi với hoa mùa xuân tàn, rồi nói chuyện vô thường, vô ngã; vào đề bằng chuyện thời đại  “suy vong, nguy biến cùng cực của Phật giáo” và rồi nói về “những bậc bồ-tát hóa thân, lấy lòng từ bi mà cảm hóa nhân tâm, tỏa trí sáng mà khai mở cho kẻ lầm mê, đem đức uy dũng mà đương cự ác đảng, tà đạo” như ngài Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang.

Có những lúc, ngòi bút tài hoa của Vĩnh Hảo lộ ra xúc động đặc biệt, với lối đặt câu như kiệm lời, rất mực ngập ngừng… Như khi nhớ về người cha.

Thư tòa soạn số 54, tháng 05.2016 viết, trích:

Ôi, nhớ nụ cười của Cha.

Ngày con bỏ nhà đi hoang, Cha không buồn cản lối. Lặng lẽ ngó theo. Ngón tay điểm về đầu núi biếc có vầng trăng lơ lửng tầng không. Con ương ngạnh, hãnh tiến, không quay đầu. Ngày dài tháng rộng trôi lăn dòng đời cuộn sóng. Si mê khát ái dìm con ngập ngụa sình lầy. Chới với chơi vơi cũng chỉ níu được một ngón tay suông. Dật dờ lê theo bóng mộng. Khóc tràn những giấc mơ hoa. Thoạt khi tỉnh giấc, chỉ muốn quay về nũng nịu bên Cha, vòi một cái xoa đầu. Nhưng con đường, sao dài xa hun hút.  Ôi là nhớ, mắt hiền Cha vẫn dõi theo. Không lời oán trách con hư. Nhẫn nại ngón tay điểm nguyệt.”(ngưng trích)

Trong tận thâm sâu Vĩnh Hảo cũng là một người yêu thiên nhiên. Trên các trang thư Vĩnh Hảo là những mô tả về lá vàng mùa thu, về hoa mùa xuân, về dòng suối nhỏ, về tiếng chim hót ngoài vườn, về giàn bông giấy rực đỏ, về tia nắng buổi sớm, về tách trà nóng ban khuya, về bóng đêm tịch mịch… Thói quen viết của Vĩnh Hảo là nói về chuyện nhỏ rồi nói chuyện lớn, trước là nói về những gì được thấy, được nghe, được nhớ lại và rồi sẽ nói về những diễn biến lịch sử của đời, về những bậc đại sĩ “là người thấy biết và cảm nhận sâu xa thực trạng thống khổ của con người và cuộc đời, mạnh dạn dấn vào nơi hiểm nguy, mưu cầu lối thoát cho tất cả.”

Đọc kỹ, khi đọc rất kỹ, và khi đọc  rất chậm, chúng ta sẽ thấy trong văn xuôi Vĩnh Hảo không chỉ có chất văn, chất thơ, nhưng cũng đầy những sắc màu hội họa chen vào các âm vang nhiều nhạc tính.

Thí dụ như đoạn đầu Thư tòa soạn số 90, tháng 05.2019, trích:

Khuya dậy nghe tiếng dế gáy đâu đó ở vườn sau. Trăng hạ huyền mảnh khảnh phương tây. Bầu trời không mây, trong vắt, như tấm gương ảnh hiện một góc sáng, loang dần lên từ phương đông. Gió nhẹ mơn man cành liễu rũ. Hương thơm từ nhiều loài hoa sau vườn tỏa nhẹ vào cửa sổ để hé. Hai con quạ từ đâu bay về đậu trên cây phong, không gây tiếng động. Nỗi cô liêu bất chợt trùm cả hư không.” (ngưng trích)

Hay như trong đoạn đầu của Thư tòa soạn số 12, tháng 11.2012, trích:

Trời đã vào thu. Sớm mai, gió nhẹ bên ngoài đủ đưa khí lạnh len vào cửa sổ để hé. Nhìn ra vườn có thể thấy sương mù bao phủ những thân cây trụi lá, khẳng khiu; và đâu đó trên các lối đi, lá vàng khô chưa kịp quét dọn đã dầy thêm một lớp…” (ngưng trích)

Hai đoạn văn vừa dẫn là nói về cảnh, với văn phong thơ mộng của Vĩnh Hảo. Trong khi đó, khi nói về người, Vĩnh Hảo cũng có ngôn ngữ riêng, với cách viết y hệt như ống kính máy ảnh, như khi kể về một hòa thượng trưởng lão rất mực đáng kính mới viên tịch. Trong Thư tòa soạn số 23, tháng 10.2013, trích như sau:

Từ khi hành điệu với đầu xanh để chóp cho đến khi lông mày bạc phơ rũ xuống hai gò má nhăn nheo, Sư cụ đã học Phật một cách lặng lẽ non một thế kỷ nơi ngôi chùa lớn nhất thành phố. Trong cương vị trụ trì, hiếm người sống đơn giản dung dị như Sư cụ. Một căn phòng nhỏ, chiếc giường gỗ nhỏ, một vài cuốn kinh trên kệ sách nhỏ, một ghế xích đu phủ manh chiếu rách. Sư cụ là hiện thân của một trưởng lão tỳ kheo phạm hạnh, bần hàn, ngay nơi thị thành phồn hoa nhiệt náo. Kinh qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử của ngôi chùa, của đất nước, Sư cụ vẫn vậy, vẫn là hành giả học Phật khiêm hạ sót lại từ thế kỷ trước. Có chút tiền là mua hoa quả cúng Phật, mua thực phẩm, thuốc men, đích thân đến bệnh viện biếu tặng những người khổ bệnh, nghèo đói. Bàn tay lần chuỗi không ngơi. Mắt từ trao gửi nhân thế. Chưa từng một lần cao đăng pháp tòa thuyết kinh giảng luật, mà bóng Sư cụ đã che rợp cả bầu trời quê hương, bảo bọc bao thế hệ hậu bối. Nhìn Sư cụ là thấy con đường xả ly, thấy cả khung trời tự tại giải thoát. Nếu chưa hiểu thế nào là học Phật đúng nghĩa, chúng ta có thể chiêm nghiệm cuộc đời của vị lão tăng ấy.” (ngưng trích)

Và ngôn ngữ đẹp tận cùng là khi Vĩnh Hảo tuyên thuyết Phật pháp. Như trong Thư tòa soạn số 4, tháng 3.2012, trích:

Hành trình của một người hướng về giải thoát, giác ngộ, là hành trình của buông xả. Buông xả sự chấp chặt vào bản ngã; buông xả những gì được cho là thuộc về bản ngã; buông xả luôn cả ý niệm là mình đã buông xả hay đang buông xả… Từ nội tâm đến ngoại giới, đều phải buông xả, không vướng mắc, không trói buộc vào bất cứ điều gì.” (ngưng trích)

Tuyển tập Lời Ca Của Gã Cùng Tử là một ấn phẩm mới của Vĩnh Hảo, nhưng cũng là chặng đường 10 năm của Nguyệt San Chánh Pháp, cũng là những bước gian nan của giáo hội trong nỗ lực hoằng pháp tại các chân trời xa quê nhà. Nhiều hơn những gì chúng ta có thể đọc trong các hàng chữ, ẩn sâu trong các trang sách tuyển tập chính là tấm lòng của nhà văn Vĩnh Hảo, và hành trạng của những người con Phật được khắc họa trong sách. Trân trọng chúc mừng những trang văn cực kỳ thơ mộng và thiết tha của Vĩnh Hảo.

GHI CHÚ:

Tác phẩm "Lời Ca Của Gã Cùng Tử" đang lưu hành ở: www.amzn.com/B088SSMNK2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2021(Xem: 7077)
Đêm qua mơ… viếng thăm Huyền Không Sơn Thượng. Rừng thông Vạn Tùng Sơn hùng vĩ bao quanh Thư pháp đình, Thuỷ Nguyệt Đàm đẹp như tranh Kiến trúc Việt Cổ mộc mạc mang dáng dấp xứ Huế !
23/12/2021(Xem: 4656)
Rõ ràng trước mắt mà không hay Tìm kiếm loanh quanh nhọc tháng ngày Ở giữa chân mày nhìn ngó thẳng Bên trong tự tánh hiển bày ngay Thong dong đừng cố tìm lao nhọc Tự tại chớ lười sợ trật sai Cứ thế thời thời luôn thức tỉnh An bình tĩnh tại ở nơi đây
22/12/2021(Xem: 6851)
Phật khi còn tại thế gian Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi Với hàng đệ tử của ngài Để cùng khất thực với người thiện tâm Giúp cho người gieo hạt mầm Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi.
22/12/2021(Xem: 6641)
Kinh thành Xá Vệ sáng nay Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi Ngược xuôi tấp nập ngựa xe Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu, Áo quần sặc sỡ đủ màu Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
22/12/2021(Xem: 3978)
Mỗi dịp Giáng Sinh về nhớ bài kinh Thiên Sứ Bài thứ một ba không (130) trong Trung Bộ Kinh Phật chỉ dạy rồi suy ngẫm ... giật mình Ai trên đời ... chẳng được 5 Thiên Sứ từng báo động
22/12/2021(Xem: 4492)
Một lần hội ngộ ... bậc thiện hiền đáng kính, Ánh mắt từ bi... đúng của bậc chân tu Ngượng mình phàm phu.... mắt điên đảo tối mù Tự than trách ...khó thoát đời kiếp lữ !
22/12/2021(Xem: 10307)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7677)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
19/12/2021(Xem: 4280)
Khẩy từ địa ngục thâm u Diệu âm Bát Nhã thiên thu vọng đời Thiền ca đốn tiệm không lời Kim cang uy dũng chuyển dời núi non
16/12/2021(Xem: 8584)
A Di Đà kinh có dạy : “ Chúng sanh đời mạt pháp khó lòng tin tưởng “ Nên Thế Tôn từ bi khuyên trì niệm Hồng danh Sáu chữ nhất tâm ... đều được vãng sanh Tín thọ phụng hành, Chư thiên, Phi Nhân khen ngợi !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]