Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khuyên đời vào đạo

03/08/202019:15(Xem: 6712)
Khuyên đời vào đạo

hoa_mai_1

Chúng ta chuẩn bị kết thúc một năm cũ, bước sang năm mới, tôi dẫn bài kệ “Khuyến thế tiến đạo” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, để nhắc nhở tất cả Tăng Ni Phật tử cố gắng thức tỉnh tu hành:


Tứ tự tuần hoàn xuân phục thu,

Xâm xâm dĩ lão thiếu niên đầu,

Vinh hoa khẳng cố nhất trường mộng,

Tuế nguyệt không hoài vạn hộc sầu.

Khổ thú luân hồi như chuyển cốc,

Ái hà xuất một đẳng phù âu,

Phùng trường diệc bất mô lai tỷ,

Vô hạn lương duyên chỉ mạ hưu.


Dịch:

           
Khuyên đời vào đạo

           Thời tiết xoay vần xuân đến thu,

           Cái già sồng sộc đã lên đầu,

           Giàu sang ngó lại trơ tràng mộng,

           Năm tháng mang theo chất hộc sầu.

           Nẻo khổ, vành xe lăn lóc khắp,

           Sông yêu, bọt nước mất còn đâu.

           Trường đời nếu chẳng rờ lên mũi,

           Ngàn thuở lương duyên chỉ bóng màu.

                           Trúc Thiên dịch

          

Thời tiết xoay vần xuân đến thu,

Cái già sồng sộc đã lên đầu.




Hết xuân hạ đến thu đông, rồi lại sang xuân... thời tiết cứ như thế mà tiếp tục, tiếp tục mãi. Khi thời gian xoay vần biến chuyển thì cái già đã đáp lên đầu chúng ta rồi. Thời gian biến chuyển, bản thân chúng ta cũng biến đổi theo. Mỗi một ngày qua là già thêm một chút, sức sống giảm đi một phần. Rồi một tháng qua, một năm qua chúng ta lại càng già hơn, mạng sống lại càng mong manh hơn!


Nếu chúng ta mong cho mau hết ngày, hết tháng, hết năm, tức là mong cho mau già, mau chết. Như vậy khi già chết đến lẽ ra phải vui mừng, tại sao khi ấy lại lo sợ hoảng hốt? Thật là mâu thuẫn.


Vì sống mâu thuẫn, không thấy được lẽ thật, nên chúng ta đau khổ. Ngày nay không ra gì, chúng ta mong cái gì mới lạ ở ngày mai, không ngờ cái lạ chắc chắn là mái tóc mình sẽ bạc: trẻ rồi già, già rồi chết. Đó là cái lạ mà chúng ta không chịu chấp nhận. Thời gian và bản thân mình nhịp nhàng theo nhau, nếu không mong cái chết đến với chúng ta, thì thôi đừng mong thời gian qua mau làm gì!

           Giàu sang ngó lại trơ tràng mộng,

           Năm tháng mang theo chất hộc sầu.


Hai câu này mới thấm thía làm sao! Tất cả giàu sang phú quý trên đời này, khi chúng ta sắp tắt thở nằm liệt trên giường, nhớ lại giống như giấc mộng thôi. Cái gì đã qua rồi, không tìm lại được. Như ban đêm mình mộng thấy giàu sang tột đỉnh, sáng ra tỉnh dậy mới biết chỉ là giấc mộng. Cảnh trong mộng làm sao tìm lại được. Thế nên dù giàu sang sung sướng bao nhiêu, khi tuổi già đến, nhớ lại quãng đời trước chẳng khác nào giấc mộng, đâu có gì tồn tại lâu bền! Đã là mộng vì sao lại khổ đau?

Mỗi một ngày qua, có khi nào chúng ta thản nhiên vô sự đâu, hết buồn giận người này đến phiền trách người kia, rồi chứa chất trong lòng không biết bao nhiêu là sầu khổ. Như vậy suốt cuộc đời từ trẻ đến già, khổ đau tràn ngập. Thân thì tiêu mòn mà buồn phiền đau khổ tăng lên gấp bội, đó là cái mâu thuẫn đáng thương của chúng ta. Đến khi thân này tan hoại, thì những khổ đau đầy ắp đó sẽ dẫn mình đến chỗ nào đây?

           Nẻo khổ, vành xe lăn lóc khắp,

           Sông yêu, bọt nước mất còn đâu.


Phiền não quá nhiều sẽ lôi chúng ta đi vào những con đường đau khổ xấu xa, chẳng khác nào vành xe lăn hết nơi này đến chốn kia, mà toàn là đến chỗ khổ đau. Nếu trong lòng đang ngập tràn phiền não, giả sử có người dẫn chúng ta đi ngắm cảnh đẹp cho vui, thử hỏi làm sao vui được! Thế nên lúc đang đau khổ mà mất thân này, chắc chắn chúng ta sẽ bị đưa đến những chỗ khổ đau. Muốn ngày mai được an vui, thì ngang đây phải buông đi tất cả phiền não trong lòng.


Sông yêu, chữ yêu đây tức là ái, nếu còn tâm ái trước thân và trìu mến cảnh vật chung quanh thì khi mất thân này chúng ta lại tạo thân khác, sanh tử nối tiếp không dừng, giống như bọt nước ngoài biển, cơn sóng đùa qua bọt nước nổi lên rồi bể nát, nổi lên rồi bể nát không biết bao nhiêu lần. Nếu trong lòng chứa nhóm thù hận, chúng ta sẽ đi vào con đường đau khổ, nếu còn chứa nhóm lòng yêu mến thân và cảnh, chúng ta sẽ bị dẫn đi trong sanh tử liên tục không dừng.

           Trường đời nếu chẳng rờ lên mũi,

           Ngàn thuở lương duyên chỉ bóng màu.


Nếu gặp cơ hội mà chúng ta không rờ lên mũi thì duyên lành muôn thuở đó cũng chỉ là chuyện bóng màu, phớt qua rồi mất, uổng đi một đời. Rờ lên mũi là ý nghĩa gì? Trong nhà thiền, khi nói tới lỗ mũi là để chỉ cái sẵn có ở trước mặt mà mình không thấy. Lỗ mũi lại là nơi thở ra hít vào tức là nguồn sống của chúng ta. Như vậy lỗ mũi dụ cho con người chân thật hiện hữu nơi chúng ta, mà mình lại không thấy. Rờ lên mũi nghĩa là nhận được con người chân thật nơi mình. Khi ấy cuộc đời chúng ta mới có giá trị, bằng không thì duyên lành muôn thuở chẳng qua là ảo ảnh mà thôi.


Trong hai câu kết ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ nhắc người đã thế phát xuất gia, có duyên lành với Phật pháp nếu không nhận được con người chân thật nơi mình, thì uổng phí cả một đời tu. Thế nên chúng ta phải nỗ lực cố gắng làm sao để duyên tốt đó được hữu ích và thực tế hơn.


Đêm ba mươi tháng Chạp là đêm chuyển mình từ năm cũ sang năm mới. Trong nhà Phật thường ví đêm này như thời gian sắp tắt thở của chúng ta, chuyển mình từ thân cũ sang thân mới, hay từ thân tiền ấm chuyển sang thân hậu ấm. Từ cũ chuyển sang mới thì cái mới phải tốt đẹp hơn. Nhưng đó là còn trong vòng sanh tử. Nếu thân cũ bại hoại đi, chúng ta được thảnh thơi giải thoát, đó mới đúng là người chân thật xuất gia, đúng là người cầu đạo giải thoát.


Mong rằng tất cả Tăng Ni và Phật tử được phước duyên lành sống trong nhà đạo, chúng ta phải nhớ đừng hủy hoại duyên lành của mình mà phải luôn luôn cố gắng. Trong năm cũ nếu chúng ta tạo được những gì tốt đẹp thì hãy lấy đó làm nền tảng để sang năm mới càng tốt đẹp hơn. Nếu trong năm cũ chúng ta đã lỡ gây ra những gì hư dở, thì sang năm mới chúng ta dứt khoát không tiếp tục làm những điều ấy nữa, mà phải chuyển sang làm những việc cao đẹp.


Chúng ta nhắc nhở nhau tiến trên con đường đạo, gọi là tùy tục để trở về chân. Chúng tôi mong rằng tất cả Tăng Ni và Phật tử có mặt nơi đây và ở những nơi khác, không ủ dột âu sầu như năm cũ mà đều cố gắng chuyển mình từ năm cũ sang năm mới với gương mặt rạng rỡ hân hoan, để giữ vững những gì cao quý và hay đẹp của con người Phật chúng ta.


HT.Thích Thanh Từ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2019(Xem: 16127)
Kính bạch Thầy, đọc qua nhiều tin tức mấy hôm nay về vụ 39 người chết trong container đông lạnh ở UK và chính con ngay giờ phút này vẫn thấy rằng mình vẫn còn đang mộng mơ và chỉ sống bằng ảo tưởng . Thật buồn khi nhớ lại những ngày vượt biên năm xưa và cũng chỉ biết giao phó tánh mạng mình cho chủ tàu và không hề nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra sau đó . Bài học muôn đời trong xã hội thế giới loài người vẫn luôn tiếp diễn, hiện giờ con chỉ thấy mình còn chưa học được điều gì mà chỉ toàn lý thuyết ...Thẹn làm sao ! . Kính HH .
06/11/2019(Xem: 12835)
Ông là ai mà dám xúc phạm Phật Giáo Ông là ai mà lại bôi nhọ Tăng Ni Dù ông là tiến sĩ chẳng nghĩa gì Đừng cao ngạo mà mang thêm tội lỗi
01/11/2019(Xem: 7257)
Tỏ rạng mênh mang với tách trà, Thương đời chẳng khác mấy gì ta… Vì còn vướng víu nên còn cảm, Bởi nỡ bông đùa khó nỡ tha. Ướp mộng khơi niềm hoài mộng ảo, Theo thời khoe sắc cũng thời hoa. Khi mô cởi hết vòng luân chuyển! Tỏ rạng mênh mang với tách trà…
29/10/2019(Xem: 7117)
Niềm vui học đạo tháng ngày Vào chùa quét lá miệt mài công phu Canh khuya thức dậy tiến tu Con đường Phật Pháp tiếp thu dễ dàng
28/10/2019(Xem: 17352)
Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Đức Phật Tâm Minh Ngô Tằng Giao
22/10/2019(Xem: 13328)
Thời gian gần đây, “văn hóa đọc” dường như đã trở thành một mỹ từ thường xuyên được nhắc đến với nhiều bài viết rất tha thiết, rất nhiệt tình cổ xúy chuyện đọc sách giấy, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Thử vào Google và nhập từ khóa tìm kiếm là “văn hóa đọc”, chúng ta dễ dàng tìm thấy hàng loạt các bài viết loại này của nhiều tác giả trong cũng như ngoài nước. Mặc dù vậy, tác động thúc đẩy hay tạo chuyển biến trong thực tiễn dường như chưa được là bao.
17/10/2019(Xem: 7752)
Dốc đá ven đường tiến thẳng non, Sương chùng suối róc cảnh chon von. Qui chơn thấy lẽ không tìm ngọn, Lập hạnh vun đời vẫn nguyện con. Luồng Bát Nhã hằng soi trí nõn, Cửa từ bi mãi chỉnh tâm thon. Tôn nghiêm kính lễ an người chọn, Pháp giới huân tu tuệ giác tròn.
17/10/2019(Xem: 7947)
Mây Trắng Thong Dong Kính tặng Cụ Bạch Vân Cụ Doan còn gọi Bà Tư Đi chùa học đạo đã từ nhiều năm Bạch Vân - Mây trắng thong dong Pháp danh được gọi với lòng kính thương Lời kinh nhật tụng tỏ tường Đến chùa công quả, cúng dường hỷ hoan Thương Thầy Phật sự đa đoan Cụ thường nhắn nhủ “bảo toàn pháp thân”
14/10/2019(Xem: 8331)
Dù thế giới văn minh tiến xa vượt bậc, Cảm ứng nhiệm mầu, diệu lực Quán thế Âm Nghìn mắt, nghìn tay ...tri hành Đại Bi tâm Độ thoát chúng sinh vẫn ...Như ...bao thế kỷ ! Mười chín tháng hai, sáu, chín ngầm ....đạo lý Giải Thoát...mười tám giới cảnh, thức , căn Biết rõ vọng tâm , phiền não ...với khả năng Nghe....cảm nhận tất cả tiếng lòng ...Giác Quán!
14/10/2019(Xem: 6785)
Hè nhau báng bổ chốn thiền môn Kẻ xướng người hô đánh dập dồn Bắt bóng toang mồm rao báo nóng Trông hình ngoác mỏ động làng ồn Ghen ăn xúc xiểm đè tâm tốt Tức ở gièm pha thổi tiếng đồn Chánh pháp Từ Bi hằng bất biến Tha hồ ác khẩu với ngoa ngôn!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]