Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - Sơn Núi - vĩnh biệt đồi thông Phương Bối

23/06/202015:44(Xem: 7721)
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - Sơn Núi - vĩnh biệt đồi thông Phương Bối

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - Sơn Núi - vĩnh biệt đồi thông Phương Bối


Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, biệt hiệu Sơn Núi, vừa trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 83 lúc 3h ngày 11-6, giã biệt đồi thông Phương Bối và núi rừng Bảo Lộc sau một thời gian dài nằm bệnh tại nhà riêng.



nguyen duc son 4
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn tại nhà ở rừng Phương Bối
Ảnh: HUỆ QUANG



Khi người ấy làm thơ, thì khi ấy, con người thơ, và cõi mộng của thơ, là ẩn ngữ huyền nhiệm. Tôi biết, và cũng có thể chỉ là biết một cách tưởng tượng, rất nhiều người, những người làm thơ, đọc thơ, và cả những người nguyền rủa thơ; có rất nhiều người nhìn anh với cái nhìn ngạc nhiên, tò mò, như đang nhìn một vật thể rất lạ, rất quái lạ. Tôi nhìn anh cũng thấy rất lạ. Nhưng không lạ hơn khi tôi nhìn chính khuôn mặt mình. Cho nên, tôi thấy mình quen biết anh nhiều hơn là quen biết chính mình. Người ta hỏi tôi, Sơn là ai? Làm sao tôi trả lời được. Tôi vẫn chưa biết mình là ai.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ - một tâm hồn thơ ít nhiều đồng điệu - cũng từng dành cho Sơn Núi những lời đầy cảm xúc

Sinh năm 1937 tại Ninh Thuận, Nguyễn Đức Sơn nổi lên như một nhà thơ đầy cá tính tại Sài Gòn với tập thơ Bọt Nước in năm 1965. Sau đó, tên tuổi ông vang khắp miền Nam như một cây bút kỳ tài không chỉ ở ý tứ cả thơ và truyện, mà cung cách chơi đùa với ngôn ngữ tiếng Việt, ý thức dùng diễn ngôn dâm tục để chuyển tải triết lý nhân sinh, cảm thán về thời cuộc và cả thái độ trước tình người, tình đời...

Ông có bút hiệu là Sao Trên Rừng, nhưng đồng nghiệp, bằng hữu và người hâm mộ vẫn biết đến ông nhiều hơn ở biệt hiệu Sơn Núi, và biết nhiều hơn nữa ở các tác phẩm thơ của ông như một trường hợp kỳ lạ hiếm hoi xuất hiện trên thi đàn tiếng Việt không biết bao giờ mới gặp lại.

Tác phẩm của Nguyễn Đức Sơn xuất bản hầu hết trước năm 1975, về thơ có: Bọt nước (1965), Hoa cô độc (1965), Lời ru (1966), Đêm nguyệt động (1967), Vọng (1972), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (1972), Tịnh khẩu (1973), Du sĩ ca (1973); và ba tập truyện: Cát bụi mệt mỏi (1968), Cái chuồng khỉ (1969), Xóm chuồng ngựa (1971).

Theo thông tin lúc Nguyễn Đức Sơn xuất bản tập truyện ngắn Xóm chuồng ngựa năm 1971, ông còn một số bản thảo chưa in gồm: Tạp văn, các bản thảo thơ đã đặt tên: Độc thoại, Đám cưới trên hư không, Tâm tư, Tạ từ, Ngọn suối đời; bản thảo truyện đã đặt tên có Ngồi đợi ngoài hành lang (truyện ngắn), Chỗ nằm của Thạch (truyện dài); và tập Mười lăm năm thi ca Miền Nam (Phóng bút).

Mới đây, trong lúc nhà thơ Nguyễn Đức Sơn nằm bệnh, người thân và giới mộ điệu, đặc biệt là Thư viện Huệ Quang ở TP.HCM đã thực hiện một tập thơ lấy tên Chút lời mênh mông (NXB Đà Nẵng), đây được xem là ấn phẩm cuối cùng của Nguyễn Đức Sơn.


nguyen duc son 2
nguyen duc son 5
Chùm thơ của Nguyễn Đức Sơn vừa được giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ ngày 5-5-2020 - Ảnh: L.Đ.

Người ta đa phần có ý ngần ngại khi đọc thơ Nguyễn Đức Sơn vì thấy sự dâm tục quá nhiều, riêng tôi cũng thấy ngần ngại, nhưng không phải vì sự dâm tục trong thơ ông, mà ngần ngại vì mình không đủ thanh khiết để đọc. Mặc dù là một tu sĩ, tôi thấy mình cần phải thanh lọc tâm hồn mình thêm nữa để có thể bước vào thế giới thi ca của ông... Nhưng đọc những vần thơ tục của Nguyễn Đức Sơn chỉ thấy tục, không thấy cái gì khác thì đó là điều bất hạnh đối với người đọc!

Trong lần xuất bản tập thơ Chút lời mênh mông, thầy Không Hạnh ở thư viện Huệ Quang có nhận định về nét dâm tục trong thơ Nguyễn Đức Sơn bằng một ý quan trọng

Nhận định về tác phẩm của Nguyễn Đức Sơn, văn đàn miền Nam từng dành cho nhiều giấy mực, tựu trung vẫn là những ghi nhận về nhiều điểm độc đáo trong sáng tác của ông.

Nhà văn, dịch giả Bửu Ý nhìn thấy ở Nguyễn Đức Sơn hình ảnh của một con tê giác, "từ tính tình đến cách ăn nói, dáng đi, húc bừa về phía trước không kể thiệt hơn, không tính hậu quả. Thêm thù và bớt bạn. Đơn độc quắc queo. Dã man nghiệt ngã. Chỉ thong dong ở chốn không người: rừng và biển …".

Họa sĩ Đinh Cường - một người bạn thân của Sơn Núi - sinh thời vẫn ám ảnh với quyết định đem vợ con lên ở hẳn trên rừng Phương Bối của Nguyễn Đức Sơn. "Không ai đánh đổi cả đời mình với rừng như Sơn Núi. Sơn vẫn ở riết trên Phương Bối Am từ sau 1975 đến nay" - Đinh Cường viết.

Nay Nguyễn Đức Sơn đã vĩnh biệt đồi thông Phương Bối, vĩnh biệt núi rừng Bảo Lộc từng gắn bó mấy chục năm với ông. Giới hâm mộ hẳn sẽ còn quan tâm những di thảo của ông chưa xuất bản liệu có còn cơ hội để ra mắt bạn đọc trong một dịp nào đó?

nguyen duc son 3
Chút lời mênh mông - tập thơ cuối cùng của Nguyễn Đức Sơn, vừa ấn hành đầu năm 2020 - Ảnh: L.ĐI


Hiện linh cữu nhà thơ Nguyễn Đức Sơn quàn tại nhà riêng (tổ 9, thôn 2, xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng). Thông tin từ gia đình cho biết lễ nhập quan vào lúc 13h30 hôm nay 11-6; lễ di quan đi hỏa táng lúc 6h ngày 13-6.


Lam Điền
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2021(Xem: 6304)
Cỏ hoa là tinh anh của trời đất, nhật nguyêt, nghìn năm kết tụ tạo nên rồi chuyển mình hóa hiện thành em, người em gái dịu dàng, duyên dáng, đoan trang, thuần hạnh, thanh thản một Nàng Thơ vô cùng diễm tuyệt. Hiền thục em về, tỏa ngát hương thanh tịnh trên mắt ngời tuyệt hảo, sáng tinh anh chiếu diệu từ thẳm sâu lòng long lanh, lấp lánh ánh tuệ tâm. Rồi rực bừng lên ngút ngàn hoa nắng lẫn mưa nguồn, tuôn chảy xuống biển trăng ngần, dậy sóng cung đàn giữa trần gian tha thiết huyền ngân… Thác ca suối hát chan hòa cùng sông hồ, biển núi, mặt trời, mặt trăng, mây trắng, trời xanh, sương mù, chim bướm, cỏ hoa…tạo thành bản đại hòa điệu khúc. Rung hồn vũ trụ càn khôn và cũng là vẻ đẹp muôn thuở của thiên nhiên, của thi ca, của âm nhạc, biểu hiện từ cõi giới nội tâm thâm mật, ngân lên bản tình ca bất tuyệt thiên thu.
28/08/2021(Xem: 5896)
Mô Phật Chị ơi Lữ khách dừng chân chốn hồng trần Đường đời vạn nẻo đã gian truân Tìm về chốn cũ vui an lạc Sợi nắng trần gian tắt xuống dần Đừng buồn Chị nhé, em an nghỉ Đã qua rồi một kiếp nhân sinh Đừng nghĩ Xuân tàn hoa không mọc Cành ươm nẩy mộc kiếp lai sinh Duyên nợ chị em nào có mất Em mãi trong Chị, Chị trong em Nào cùng giọt máu yêu Cha Mẹ Nào thân tứ đại vẫn nguyên hình Chị ơi tạm biệt, thôi tạm biệt Hẹn gặp nhau cùng kiếp lai sinh Niệm Phật cùng em vui Chị nhé Cho người trần thế khỏi điêu linh (cảm tác của cư sĩ Diệu Danh, viết cho em trai chị Nguyên Ngọc, Phạm Thiện Sơn Pháp danh Quảng Thanh (15.8.1958-25.8.2021)
27/08/2021(Xem: 8284)
Vững vàng trước gió! Kính bạch Thầy , dư âm bài pháp thoại về Quốc Sư Thông Biện về thế nào là Phật và thế nào là Tổ đã in vào tâm khảm con rất sâu sắc và nhất là khi học kinh Trung Bộ đến bài Sợ Hãi và khiếp đảm . Vì vậy trước mọi thảm cảnh của đại dịch hiện nay khi đọc lời nguyện từ ái này sau thời công phu sáng đã làm con thấy mình vững vàng hơn khi được song song nghe pháp thoại giữa Tổ Sư Thiền được Thầy giảng dạy suốt mùa đại dịch nay lại được nghe Sư Sán Nhiên phân tích từng chi tiết về Tâm , thật là đại phước, tiếc là con chưa được đảnh lễ Ngài . Kính dâng Thầy bài thơ này,và kính đảnh lễ Thày, HH Lời thơ xin đa tạ bậc quý nhân tâm linh dìu dắt Thiện tri thức cùng danh tăng khắp mọi miền Trên bước đường học tập được đủ Phước duyên Đã, hoặc chưa diện kiến kính chân thành đảnh lễ !
27/08/2021(Xem: 6894)
Ôi thật xót thương thay !!! (Cảm xúc sau khi xem clip Ông cụ gõ cửa hàng xóm…) (1) Thân già yếu “hết gạo” đành gõ cửa Xin từng nhà nhưng vẫn nhận số không ! Cửa đóng kỷ nhìn thấy xót xa lòng Ai cũng thủ vậy tình người đâu nhỉ ?
26/08/2021(Xem: 5049)
Bên bếp lửa bập bùng le lói Đọc Chiêu hồn thập loại chúng sinh Nguyễn Du thấu lý đạt tình Giải bao oan nghiệp còn linh đinh này Mịt mù đêm phủ đầy hủy diệt Lệ tràn hơn nước biển đại dương Ơi chao! Tan nát đoạn trường Quặn lòng đứt ruột cảm thương xót buồn
24/08/2021(Xem: 5379)
Rọc rách không gian từng miếng nhỏ, Xếp vào từng mảnh túi hành trang. Lớp lớp không gian ngày xưa đó, Gói vào nén chặt nỗi niềm thương.
24/08/2021(Xem: 6171)
Trên chiếc mâm nho nhỏ, Con chọn một chùm nho, Đặt dành riêng cho mẹ, Tình con nằm trong đó.
24/08/2021(Xem: 6931)
Từ khi Co-Vid hiện hồn Bao người dứt thở chết chôn không rời Tử Thần làm việc nào lơi Rước đưa người biệt ly đời thế gian Nơi nơi kinh hải bàng hoàng Năm Châu đây đó bất an đêm ngày Nhuốm màu tang tóc thảm thay Càng tăng ca nhiểm càng đầy tử thi Nhà Quàng giải quyết liên thì Ngọn lửa thiêu xác ai bi dâng trào Người còn hoảng hốt làm sao Co-Vid biến thể tơ hào kinh thiên. ( Delta...)
23/08/2021(Xem: 6842)
Trời tháng 7 vào thu ảm đảm Tím lòng người nắng sạm bể dâu Bắc Nam già trẻ ưu sầu Đang yên ổn họa từ đâu ập về Đớn đau quá tái tê trời đất Khắp tỉnh thành tất bật gian nan Chao ôi ! xót ruột nóng gan Người đau kẻ chết Vu Lan ngậm ngùi Thương Sài thành bùi ngùi tất dạ Đất nhân văn gặp họa Rô na
22/08/2021(Xem: 6612)
Nhìn chú Tiểu sao dễ thương quá nhỉ Cạo trọc đầu nhưng chỏm tóc còn vương Nhìn các Tiểu trông khí phách phi thường Xa cha mẹ vào Chùa nương tu học Thời khoá biểu chốn Thiền môn một dọc Nào nội quy kỷ luật mấy chục điều Tiểu còn nhỏ đâu hiểu biết bao nhiêu Cùng chúng bạn thực hành theo quy tắc Ba giờ rưỡi người đời còn yên giấc Tiếng chuông reo, Thầy kêu dậy đi nào Có chú còn lỡ giấc mộng chiêm bao Nhưng phải dậy hành trì công phu sáng .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]