Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngọc Trên Đường Bùn (Thơ)

22/06/202013:50(Xem: 5840)
Ngọc Trên Đường Bùn (Thơ)

NGỌC TRÊN ĐƯỜNG BÙN

 buddha_126

Tuy là thầy của Nhật Hoàng

Thiền sư vẫn thích lang thang du hành

Ngài tuy đã rất nổi danh

Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng.

Một hôm ngài chợt tạm ngừng

Ghé ngôi làng nhỏ trên đường lãng du

Trời chiều tăm tối âm u

Mưa rơi tầm tã, gió ru lạnh lùng

Thân ngài thấm ướt vô cùng

Dép rơm tơi tả muốn bung đứt rồi.

Tại ngôi nhà nhỏ ven đồi

Thấy vài đôi dép bày nơi cửa ngoài

Ngài bèn ghé lại tìm người

Hỏi mua dép mới thay đôi cũ này,

Một bà ở tại trong đây

Biếu ngài đôi dép. Lòng đầy xót xa

Thấy ngài thấm ướt tận da

Mời ngài ở lại trú qua đêm dài.

Thiền sư hoan hỉ nhận lời

Cảm ơn gia chủ là người từ bi

Rồi ngài ngồi tụng kinh khuya

Lời vàng vang vọng hướng về chúng sinh

Trước bàn thờ của gia đình

Nhang thơm thấm đượm câu kinh nguyện cầu.

Chủ nhà giữ lễ trước sau

Đưa con và mẹ ra chào thiền sư,

Thấy ai cũng nặng ưu tư

Khiến ngài chợt động tâm từ hỏi han.

Chủ nhà kể lể than van:

"Chồng con cờ bạc miên man tối ngày

Lại thêm rượu uống đến say

Về nhà đánh đập đọa đày vợ con,

Bạc thua vay mượn luôn luôn

Nhiều hôm biến dạng chẳng buồn về đây

Gia đình con khổ lâu nay

Làm sao chấm dứt cảnh này được đây?"

Thiền sư lên tiếng nói ngay:

"Tiện đây ta giúp một tay khó gì

Ít tiền đây hãy cầm đi

Rượu ngon, đồ nhắm mua về cho ta

Rồi đi nghỉ, đừng nề hà

Để ta chờ đợi chồng bà đêm nay!"

Trước bàn thờ khói hương bay

Ngài bèn tĩnh lặng, chắp tay, ngồi thiền.

*

Anh chồng về lúc nửa đêm

Lè nhè lên giọng say mèm hét la:

"Vợ con đâu chẳng đón ta

Đồ ăn thức uống mang ra mau nào!"

Mở cửa ra, đón chồng vào

Thiền sư lên tiếng ngay: "Chào chủ nhân,

Đây đồ uống, đây thức ăn

Ta mua dành sẵn tạ ân gia đình

Rất nhân hậu, rất nhiệt tình

Mời ta tạm trú ẩn mình qua đêm!"

Anh chồng vui vẻ uống thêm

Rồi lăn ra ngủ. Say mèm biết chi!

Thiền sư dào dạt từ bi

Ngồi thiền bên cạnh không gì trách chê.

Sáng sau vừa tỉnh giấc mê

Anh chồng ngơ ngác chẳng hề nhớ ra

Chuyện chi đã xảy đêm qua,

Anh nhìn ngài hỏi thật là ngạc nhiên

Thấy ngài ngồi kế gần bên

Dáng người thanh tịnh, hương thiền ngất ngây:

"Ông là ai mà ngồi đây?"

Thiền sư từ tốn xưng ngay tên mình

Rồi ngài kể lại ngọn ngành

Lý do lưu lại gia đình đêm qua.

Tiếng tăm ngài đã vang xa

"Thầy của Hoàng Đế" quả là nổi danh,

Anh chồng xấu hổ thật tình

Ăn năn, xin lỗi chân thành mãi thôi.

Ngài bèn hoan hỷ dạy lời:

"Vô thường vạn vật trên đời chớ quên

Thường ngắn ngủi! Đâu vững bền!

Nếu con cờ bạc triền miên tháng ngày

Lại thêm chè rượu mê say

Tan nhà, nát cửa, đọa đày tấm thân

Kéo theo tất cả thân nhân

Hố kia sa đọa cứ dần lún sâu."

Lời từ thấm đượm nhiệm mầu

Khơi nguồn tâm trí từ lâu mê mờ

Anh chồng bừng tỉnh cơn mơ

Đột nhiên khai ngộ, ghé bờ thơm hương.

Cúi đầu thành thật thưa rằng:

"Đại sư dạy đúng. Lời vàng quý thay!

Làm sao con tạ ơn này

Tiếc thay ngài lát nữa đây lên đường

Ân sâu, nghĩa nặng còn vương

Con mang hành lý dặm trường tiễn đưa!"

Thiền sư hoan hỷ vô bờ:

"Nếu con muốn vậy há chờ đợi chi

Chúng ta chuẩn bị cùng đi

Tiễn ta vài dặm còn gì vui hơn!"

*

Cả hai người cùng lên đường

Đi chừng ba dặm tạm ngừng bước chân

Thiền sư nói giọng ân cần:

"Giờ con có thể quay luôn trở về!"

Anh chồng nài nỉ xin đi:

"Thêm năm dặm nữa đâu nề hà chi!"

Khi đi hết năm dặm kia

Anh chồng lại cố nằn nì tiễn thêm:

"Ơn ngài con thật khó quên

Xin mười dặm nữa trọn niềm thủy chung!"

Tiễn thêm mười dặm vừa xong

Thiền sư thúc giục anh chồng trở lui.

Lòng thanh thản, chí cao vời

Quyết không về nữa! Quyết rời nẻo xưa!

Anh chồng quỳ xuống khẽ thưa:

"Xin theo hầu cận đại sư suốt đời!"

*

Bao nhiêu năm tháng dần trôi

Đại sư nay chẳng còn nơi cõi trần

Anh chồng học đạo chuyên tâm

Trở thành đệ tử thay chân kế thừa

Danh ngài theo gió thơm đưa

Tên ngài đời đặt: "Thiền sư Không Về"

Quyết đi tầm đạo, nặng thề

Không hề quay lại, không hề trở lui.

Đến nay trải đã nhiều đời

Theo ngài học đạo bao người xuất thân.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

(thi hóa phỏng theo Finding A Diamond On A Muddy Road

trong 101 ZEN STORIES của Nyogen Senzaki và Paul Reps)

 

     (Gudo was the emperor's teacher of his time. Nevertheless, he used to travel alone as a wandering mendicant. Once when he was on his was to Edo, the cultural and political center of the shogunate, he approached a little village named Takenaka. It was evening and a heavy rain was falling. Gudo was thoroughly wet. His straw sandals were in pieces. At a farmhouse near the village he noticed four or five pairs of sandals in the window and decided to buy some dry ones.

     The woman who offered him the sandals, seeing how wet he was, invited him in to remain for the night at her home. Gudo accepted, thanking her. He entered and recited a sutra before the family shrine. He then was introduced to the woman's mother, and to her children. Observing that the entire family was depressed, Gudo asked what was wrong.

     "My husband is a gambler and a drunkard," the housewife told him. "When he happens to win he drinks and becomes abusive. When he loses he borrows money from others. Sometimes when he becomes thoroughly drunk he does not come home at all. What can I do?"

     I will help him," said Gudo. "Here is some money. Get me a gallon of fine wine and something good to eat. Then you may retire. I will meditate before the shrine."

     When the man of the house returned about midnight, quite drunk, he bellowed: "Hey, wife, I am home. Have you something for me to eat?"

     "I have something for you," said Gudo. "I happened to get caught in the rain and your wife kindly asked me to remain here for the night. In return I have bought some wine and fish, so you might as well have them."

     The man was delighted. He drank the wine at once and laid himself down on the floor. Gudo sat in meditation beside him.

     In the morning when the husband awoke he had forgotten about the previous night. "Who are you? Where do you come from?" he asked Gudo, who still was meditating.

     "I am Gudo of Kyoto and I am going on to Edo," replied the Zen master.

     The man was utterly ashamed. He apologized profusely to the teacher of his emperor.

     Gudo smiled. "Everything in this life is impermanent," he explained. "Life is very brief. If you keep on gambling and drinking, you will have no time left to accomplish anything else, and you will cause your family to suffer too."

     The perception of the husband awoke as if from a dream. "You are right," he declared. "How can I ever repay you for this wonderful teaching! Let me see you off and carry your things a little way."

     "If you wish," assented Gudo.

     The two started out. After they had gone three miles Gudo told him to return.    

     "Just another five miles," he begged Gudo. They continued on.

     "You may return now," suggested Gudo.

     "After another ten miles," the man replied.

     "Return now," said Gudo, when the ten miles had been passed.

     "I am going to follow you all the rest of my life," declared the man.

     Modern Zen teachers in Japan spring from the lineage of a famous master who was the successor of Gudo. His name was Mu-nan, the man who never turned back.

 

____________________________________

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2010(Xem: 8640)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 8791)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 11074)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10821)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9154)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9704)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11419)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9468)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11882)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9592)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]