Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dưới Cội Bóng Râm

20/06/202020:35(Xem: 6914)
Dưới Cội Bóng Râm

nuoc-mac-me-hien
DƯỚI CỘI BÓNG RÂM

 

Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương

Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa

Vu Lan, hoa nở dậu thưa

Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành

Đây rồi, gốc khế gốc chanh

Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.

Bàn tay mẹ xới mẹ cào

Hoai hoai gió thổi bên rào mồng tơi.

Một thời,  nhác học ham chơi

Thương con mẹ dạy những lời đằm sâu

Đêm đêm vọng tiếng kinh cầu

Tuy nghèo cơm áo mà giàu nghĩa nhân.

Dạy con một chữ chuyên cần

Hái rau, gánh củi, xoay vần tháng năm.

Con ngồi dưới cội bóng râm

Như nhìn thấy mẹ về thăm mảnh vườn.

 

DOÃN LÊ

 


Me Hien 
DƯỚI CỘI BÓNG RÂM

 

Mẹ vắng, lữ khách tha phương trở lại quê nhà, với bao nhiêu “nỗi cảm niềm thương” người mẹ hiền xưa khôn tìm thấy nữa. May mà làng cũ quê xưa hãy còn đấy mảnh vườn của mẹ.

            Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, trở lại quê nhà, thấy được vườn xưa là như thực thấy mẹ hiền:

Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương

Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa

Vu Lan, hoa nở dậu thưa

Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành

Đây rồi, gốc khế gốc chanh

Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.

Đấy là thơ “Mẹ Quê” của nhà thơ Ngô Cang      

Nhưng khu vườn ấy, hoa thơm quả ngọt ấy và hình tượng người mẹ, dù đích thực là bà mẹ của Ngô Cang, nhưng được khắc họa vào thơ thì đã trở thành bà mẹ chung của mọi người. Ôi! Bao dạn dày mưa nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, biết bao bà mẹ Việt Nam đã từng:

Bàn tay mẹ xới mẹ cào

Hoai hoai gió thổi bên rào mồng tơi.

Chính những người mẹ lam lũ một nắng hai sương, với tình thương con bao la bàng bạc biển đông, những “chuối ba hương những xôi nếp một”, lại thừa năng lực, bản lãnh đạo đức làm người, mẹ đã uốn nắn con nên người:

Một thời,  nhác học ham chơi

Thương con mẹ dạy những lời đằm sâu

Đêm đêm vọng tiếng kinh cầu

Tuy nghèo cơm áo mà giàu nghĩa nhân.

Dạy con một chữ chuyên cần

Hái rau, gánh củi, xoay vần tháng năm.

Không phải mẹ khuyên con tự ti mặc cảm giữ lấy phận nghèo. Mẹ chỉ khuyên dù có nghèo cơm thiếu áo, nhưng hãy sống cho chân chất, cho ra hồn, cho có nghĩa, có nhân. Đừng vì khó khăn, nghèo khổ mà đánh mất đạo lý. Tuy trước mắt cơ cực nhưng chịu khó phấn đấu, chuyên cần chăm chỉ  “hái rau, gánh củi…” thì mình vẫn sống được, vẫn tồn tại được. Đó là những lời thật “đằm” thật “sâu” người mẹ đã khắc dấu ấn vào tâm thức vào trái tim người con.

                        Người con cũng đã chí thú ăn nên làm ra khi biết vâng theo lời bảo ban dạy dỗ của mẹ hiền. Nên hôm nay trở về làng cũ vườn xưa là anh tiếp xúc được ngay với ba hồn chín vía của mẹ, hình ảnh mẹ hiền mồn một, rõ nét trong tâm thức anh. Hai câu cuối của bài thơ Mẹ Quê, Ngô Cang đã nói lên điều ấy.

Con ngồi dưới cội bóng râm

Như nhìn thấy mẹ về thăm mảnh vườn.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                      HẠNH PHƯƠNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2011(Xem: 13561)
Người đời cũng gọi đại sư là Nam Nhạc Tôn Giả, Tư Đại Hòa Thượng, Tư Đại Thiền Sư. Là một cao tăng Trung quốc, sống vào thời Nam Bắc Triều, người đất Vũ Tân, Hà Nam, họ Lí, Tổ thứ ba Thiên Thai Tông, sau Long Thọ Bồ tát và Tổ Huệ Văn. Đại sư kính mộ kinh Pháp Hoa từ thuở nhỏ, thường ngày đêm tụng đọc, có lúc nhìn kinh mà ứa lệ. Trong mộng, thấy Bồ tát Phổ Hiền lấy tay xoa đầu từ đó trên đảnh đầu nổi lên nhục kế. Năm 15 tuổi xuất gia, tham kiến thiền sư Huệ Văn ở đất Hà Nam, được truyền pháp quán tâm. Có lần đại sư tự than rằng tuổi đạo luống qua, đang khi dựa lưng vào tường, thốt nhiên đại ngộ, chứng được Pháp Hoa tam muội.
06/06/2011(Xem: 9890)
Pháp Hoa vi diệu khôn lường Ba đời Chư Phật tán dương Chúng sanh thành tâm quy ngưỡng Ánh trăng dẫn lối đưa đường
31/05/2011(Xem: 17870)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
31/05/2011(Xem: 16291)
Nam Mô A Di Đà Phật Liên trì ao báu nở hoa Hoa sen chín phẩm kết tòa Một lòng Tây Phương trực vãng
30/05/2011(Xem: 7125)
Mưa dẫu tạnh nhưng Pháp âm còn mãi Lời Chân Như thức tỉnh mộng đem dài Pháp cứ thuyết cho tan sầu sanh tử Cho Đạo mầu muôn thuở mãi xa bay Em cứ ngỡ Quê Hương mình nghèo khổ Nào ngờ đâu giàu Diệu Pháp cam lồ
30/05/2011(Xem: 11399)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
22/05/2011(Xem: 9589)
Sao thưa trăng nhạt sáng từ tâm Tất Đạt từ lâu phát quảng tâm Thê tử đoạn tình vì đại nguyện Quốc thành xả bỏ bởi bi tâm
22/05/2011(Xem: 10873)
Tôi là người Việt Nam, nước da tôi cùng một màu vàng như các sắc tộc Á Châu, Nhưng trái tim tôi hòa cùng một nhịp đập như người dân Tây Tạng...
18/05/2011(Xem: 12604)
Nắng lụa chan hoà dâng ý thơ Ấm tình gia tộc chốn hoang sơ. Lên đồi hoa trắng, hồn thư thái Cứ ngỡ lạc vào một cõi mơ…
14/05/2011(Xem: 11414)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạc và hạnh phúc của chư thiên và nhân loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]